Danh mục

An ninh trong Thương mại điện tử

Số trang: 49      Loại file: ppt      Dung lượng: 2.10 MB      Lượt xem: 37      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Theo báo cáo của Viện An ninh Máy tính (CSI) và FBI (Mỹ) về thực trạng các vụ tấn công vào hoạt động thương mại điện tử năm 2002: Các tổ chức tiếp tục phải chịu những cuộc tấn công qua mạng từ cả bên trong lẫn bên ngoài tổ chức đó. khoảng 90% cho rằng họ đã thấy có sự xâm phạm an ninh trong vòng 12 tháng gần nhất. Các hình thức tấn công qua mạng mà các tổ chức phải chịu rất khác nhau. Ví dụ, 85% bị virus tấn công, 78% bị sử dụng trái phép mạng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
An ninh trong Thương mại điện tử Chương 4: An ninh trong Thương mại điện tử Khái niệm rủi ro trong TMĐT  Rủi ro trong Thương mại điện tử là những tai  nạn, sự cố, tai hoạ xảy ra một cách ngẫu  nhiên, khách quan ngoài ý muốn của con  người mà gây ra tổn thất cho các bên tham gia  trong quá trình tiến hành giao dịch trong  Thương mại điện tử  Tổng quan  Theo báo cáo của Viện An ninh Máy tính (CSI) và FBI  (Mỹ) về thực trạng các vụ tấn công  vào hoạt động  thương mại điện tử năm 2002:  Các tổ chức tiếp tục phải chịu những cuộc tấn công qua mạng từ cả bên trong lẫn bên ngoài tổ ch ức đó. khoảng 90% cho rằng họ đã thấy có sự xâm phạm an ninh trong vòng 12 tháng gần nhất.  Các hình thức tấn công qua mạng mà các tổ ch ức phải chịu rất khác nhau. Ví dụ, 85% bị virus tấn công, 78% bị sử dụng trái phép mạng internet, 40% là nạn nhân của tấn công từ chối dịch vụ (DoS) Tổng quan  Thiệt hại về tài chính qua các vụ tấn công qua mạng  là rất lớn:  80% các tổ chức đã phải chịu thiệt hại về tài chính do hàng loạt các kiểu tấn công khác nhau qua mạng.  Tổng thiệt hại của những tổ chức này khoảng 455 triệu đôla Mỹ.   Theo báo cáo của Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy  tính (CERT) của đại học Carnegie Mellon (Mỹ):  Số lượng nạn nhân của những vụ tấn công qua m ạng tăng từ 22.000 vụ năm 2000 lên đến 82.000 vụ năm 2002, con số này cao gấp 20 lần so với con số nạn nhân năm 1998. Tổng quan  Hầu hết các nước đã thành lập những trung  tâm an ninh mạng mang tính quốc gia:  Trung tâm bảo vệ Cơ sở hạ tầng quốc gia (NIPC) trực thuộc FBI (Mỹ), có chức năng ngăn chặn và bảo vệ hạ tầng quốc gia về viễn thông, năng lượng, giao thông vận tải, ngân hàng và tài chính, các hoạt động cấp cứu và các hoạt động khác của chính phủ.  Tại Việt Nam cũng đã thành lập Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VnCERT) vào tháng 12/2005 Yêu cầu về an ninh  1 ­ Bí mật (secrecy):  • Đảm bảo việc, ngoài những người có quyền, không ai đọc được các dữ liệu, lấy được các thông tin cá nhân hoặc các thông tin bí mật khác  2 ­ Toàn vẹn (integrity) • Đảm bảo thông tin không bị thay đổi  3 ­ Sẵn sàng (availability) • Đảm bảo thông điệp hoặc mẩu tin được truyền gửi  4 ­ Chống phủ định (non­repudiation) • Đảm bảo rằng các bên tham gia không thể phủ định các hành động họ đã thực hiện  5 ­ Xác thực (authentication) • Có thể nhận biết được các đối tác tham gia giao dịch Những rủi ro thường gặp  Nhóm rủi ro về dữ liệu  Nhóm rủi ro về công nghệ  Nhóm rủi ro về thủ tục quy trình giao dịch của  công ty  Nhóm rủi ro về luật pháp và các tiêu chuẩn  công nghiệp Những rủi ro thường gặp Luật pháp và tiêu chuẩn công nghiệp C¸c thñ tô c quy tr×nh g iao dÞc h Công nghệ Dữ liệu Những rủi ro thường gặp Rủi ro về dữ liệu  Dữ liệu lưu trữ (website, thông tin thẻ tín  dụng)  Người bán: thay đổi thông tin website, cơ sở dữ liệu, nhận được đơn hàng giả mạo,…  Người mua: thông tin cá nhân, nhận email giả tạo,…  Chính phủ  Dữ liệu trên đường truyền Rủi ro về công nghệ  Rủi ro xảy ra do bị tấn công bằng cách sử  dụng công nghệ tin học  Các hình thức tấn công chủ yếu:  Virus hay các đoạn mã nguy hiểm (malicilous code): Virus là chương trình máy tính có khả năng nhân bản hoặc tự tạo các bản sao của chính mình và lây lan sang các chương trình, các tệp dữ liệu khác trên máy tính  Tin tặc và các chương trình phá hoại Rủi ro về công nghệ  Các hình thức tấn công chủ yếu  Khước từ dịch vụ (DoS, DDoS): Tấn công bằng cách sử dụng những giao thông vô ích làm tràn ngập dẫn đến tắc nghẽn mạng truyền thông (DoS), hoặc sử dụng số lượng lớn các máy tính tấn công vào một mạng từ nhiều điểm khác nhau gây nên sự quá tải về khả năng cung cấp dịch vụ (DDoS)  Kẻ trộm trên mạng (sniffer) Tấn công DDoS Hacker Máy tính Máy tính Máy tính trường học gia đình Cơ quan Máy tính Máy tính trường học ISP Nạn nhân Rủi ro về thủ tục quy trình giao dịch  của công ty  Do không kiểm tra kỹ đối tác  Do thiếu kỹ năng ký kết hợp đồng/ hợp đồng  điện tử  Rủi ro không nhận hàng hoặc không thanh  toán  VD: vụ 1 công ty VN bị lừa gần 15 tỷ khi mua hàng từ alibaba.com Rủi ro về luật pháp và các tiêu chuẩn  công nghiệp  Về hiệu lực pháp lý của Giao dịch điện tử: trên  quy mô quốc tế, các nước đối tác có thừa  nhận giao dịch điện tử?  Về tiêu chuẩn công nghiệp: chưa tiêu chuẩn  hóa trong một số lĩnh vực của TMĐT Ảnh hưởng của rủi ro tới hoạt động  kinh doanh của DN  Hạn chế hiệu quả kinh doanh  Thiệt hại về vật chất  Thiệt hại về thông tin, phần mềm, phần cứng  Mất cơ hội kinh doanh  Ảnh hưởng đến uy tín doanh nghiệp  Quản trị rủi ro trong TMĐT  Là quá trình xác định các khả năng bị tấn  công và đưa ra các giải pháp thích hợp để  phòng hoặc chống lại những tấn công này  Những lỗi thường gặp khi quản trị rủi ro:  Thiếu thông tin hoặc đánh giá thấp thông tin nhận được  Xác định biên giới an ninh quá hẹp  Các quy trình quản trị rủi ro lạc hậu  Thiếu trao đổi về các khả năng xảy ra rủi ro Quản trị rủi ro trong TMĐT  Các bước quản trị rủi ro:  Đánh giá các tài sản, khả năng bị tấn công của từng tài sản và mức độ thiệt hại nếu bị tấn công  Lên kế hoạch: Xác định phải phòng chống loại tấn công nào và biện pháp thực hiện  Thực hiện  Giám sát: Theo dõi và đánh giá hiệu quả các giải pháp thực hiện Phòng tránh rủi ro trong TMĐT   Đảm bảo an toàn trong giao dịch  Đảm bảo an toàn đối với  ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: