Danh mục

Nâng cao kỹ năng giao tiếp, ứng xử cho học sinh DTTS tại trường THPT DTNT Nghệ An

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 438.54 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Nâng cao kỹ năng giao tiếp, ứng xử cho học sinh DTTS tại trường THPT DTNT Nghệ An" trình bày vai trò của kỹ năng giao tiếp ứng xử đối với học sinh nói chung và học sinh trường THPT DTNT Nghệ An nói riêng; thực trạng về kĩ năng giao tiếp của học sinh trường THPT dân tộc nội trú tỉnh;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nâng cao kỹ năng giao tiếp, ứng xử cho học sinh DTTS tại trường THPT DTNT Nghệ An NÂNG CAO KỸ NĂNG GIAO TIẾP, ỨNG XỬ CHO HỌC SINH DTTS TẠI TRƯỜNG THPT DTNT NGHỆ AN Trường THPT DTNT tỉnh Nghệ An I. VAI TRÒ CỦA KỸ NĂNG GIAO TIẾP ỨNG XỬ ĐỐI VỚI HSNÓI CHUNG VÀ HS TRƯỜNG THPT DTNT NGHỆ AN NÓI RIÊNG: 1. Sự thành công của mỗi con người không những phụ thuộc vào kiến thứcchuyên môn mà còn phụ thuộc vào kĩ năng mềm - kĩ năng sống, trong đó có kỹnăng giao tiếp, ứng xử. Thực tế cho thấy người có nhận thức đúng chưa chắc đãcó hành động đúng, kĩ năng giao tiếp, ứng xử chính là nhịp cầu giúp mỗi ngườibiến kiến thức thành thái độ, hành vi, thói quen tích cực, lành mạnh. Nếu khôngcó kĩ năng giao tiếp, ứng xử, con người sẽ không thể thực hiện tốt trách nhiệmvới bản thân, gia đình, xã hội, dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, vàolối sống ích kỉ, lai căng, thực dụng, dễ phát triển lệch lạc về nhân cách. Học sinhchính là chủ nhân tương lai của đất nước, là lứa tuổi đang hình thành những giátrị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết nhưng còn thiếu kinh nghiệm sống, dễbị lôi kéo và kích động. Vì vậy, giáo dục kĩ năng giao tiếp, ứng xử cho thế hệ trẻlà rất cần thiết, giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huốngcủa cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp và sống chủ động hài hoà với mọingười xung quanh.Với học sinh, kĩ năng giao tiếp không những góp phần nângcao khả năng tiếp cận kiến thức, mà còn mở ra cho học sinh cơ hội trên conđường đi tới tương lại. 2. Học sinh nói chung và học sinh các trường dân tộc nội trú (DTNT) nóiriêng còn tồn tại nhiều hạn chế về kĩ năng sống, đặc biệt là kĩ năng giao tiếp. Dohoàn cảnh gia đình và điều kiện học tập còn khó khăn nên các em chưa được tiếpxúc, chưa được rèn luyện nhiều về các kĩ năng mềm. Trong cuộc sống, bởikhông có cha mẹ ở bên nên mỗi chúng em phải tự lo cho bản thân, tự mình giảiquyết mọi việc. Vào học ở trường dân tộc nội trú đòi hỏi mỗi học sinh phải cótính tự lập rất cao, sự tự tin, quyết đoán, vậy nhưng số học sinh có thể làm đượcnhư vậy đang còn rất ít. Nhà trường là nơi học tập của nhiều con em các dân tộcthiểu số khác nhau như Thái, Thổ, H’Mông, Ơ Đu, Khơ Mú,… mỗi dân tộc cónhững nét riêng về phong tục tập quán, sự bất đồng về ngôn ngữ, nhiều em nóitiếng Kinh còn chưa rõ nên giao tiếp với mọi người còn gặp nhiều khó khăn. Bởi 195vậy mà học sinh dân tộc nội trú luôn cảm thấy tự ti, mặc cảm, không đủ tự tin đểgiao tiếp với thầy cô và các bạn học sinh trường ngoài cùng trang lứa. Vì vậy,nâng cao kĩ năng giao tiếp thực sự cần thiết đối với học sinh trường dân tộc nộitrú. Giao tiếp tốt sẽ giúp các em tự tin trong các mối quan hệ xung quanh, là conđường dẫn tới thành công để mang lại niềm vui, hạnh phúc bản thân và chongười khác. Nâng cao kĩ năng giao tiếp giúp học sinh DTTS cảm thấy tự tin hơntrong với các mối quan hệ, hiểu được những phong tục tập quán cũng như ngônngữ của dân tộc bạn. Từ đó việc giao tiếp giữa các học sinh khác dân tộc cũngtrở nên dễ dàng hơn. Học sinh sẽ biết cách phân phối, quản lí thời gian cũng nhưbiết kiểm soát cảm xúc của bản thân. Khi các em kĩ năng giao tiếp tốt thì sẽ tựtin hơn và biết cách đối diện và ứng phó với khó khăn trong cuộc sống khi khôngcó cha mẹ ở bên. Khi gặp những rắc rối trong các quan hệ các bạn sẽ biết tìmđến sự giúp đỡ từ người khác, biết chia sẻ và lắng nghe. Học sinh trường dân tộcnội trú sẽ biết đặt ra mục tiêu, kế hoạch trong việc học tập tương lai của bảnthân. Điều này góp phần nâng cao kết quả học tập của học sinh, thành tích chungcủa nhà trường. Nâng cao kĩ năng giao tiếp giúp cho học sinh trường dân tộc nộitrú thoát khỏi lối sống vô tâm, ích kỉ, khép mình, đồng thời giúp học sinh có thểtự tin để nắm bắt các cơ hội trong thời kì hội nhập. Từ đó, học sinh sẽ chủ độngxây dựng các mối quan hệ tốt đẹp, kĩ năng giao tiếp sẽ là chìa khóa, là cơ sở đểcác em nâng cao những kĩ năng khác. II. THỰC TRẠNG VỀ KĨ NĂNG GIAO TIẾP CỦA HỌC SINHTRƯỜNG THPT DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH 1.Vài nét về trường THPT Dân tộc nội trú Tỉnh Trường THPT Dân tộc nội trú Tỉnh được thành lập từ năm 1984, khi đócó tên gọi là trường phổ thông trung học dân tộc vùng cao Nghệ Tĩnh. Nhàtrường là nơi ươm mầm xanh cho tương lai miền núi, là nơi hội tụ của nhiều conem dân tộc khác nhau như Thái, Thổ, H’Mông, Khơ Mú, Ơ Đu... với nhữngphong tục tập quán, ngôn ngữ phong phú, đa dạng. Trường có bề dày 35 năm, có18 lớp và gần 600 học sinh. Học sinh sống tập trung tại trường, xa gia đình vàđòi hỏi phải có tính tự lập cao. Nhà trường phải thực hiện đồng thời hai chứcnăng: nuôi và dạy. Từ 43 cán bộ giáo viên năm học đầu tiên đến nay đội ngũ cánbộ giáo viên gần 80 cán bộ giáo viên, công nhân viên nhà trường. Ở trường nộitrú thầy cô không chỉ là người dạy chữ mà còn là những người cha, người mẹhướng dẫn, chăm sóc, giúp đỡ học sinh t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: