Danh mục

Năng lực tài chính cho tăng trưởng bền vững của doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực môi trường tại Việt Nam, bối cảnh thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 723.98 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Năng lực tài chính cho tăng trưởng bền vững của doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực môi trường tại Việt Nam, bối cảnh thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 được nghiên cứu nhằm phân tích tác động của năng lực tài chính đến tăng trưởng bền vững của các doanh nghiệp môi trường ở Việt Nam. Mẫu nghiên cứu là 68 công ty kinh doanh trong lĩnh vực môi trường, tương ứng 628 quan sát giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2021.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Năng lực tài chính cho tăng trưởng bền vững của doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực môi trường tại Việt Nam, bối cảnh thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CHO TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG CỦA DOANH NGHIỆP KINH DOANH TRONG LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM, BỐI CẢNH THỜI KỲ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Trần Văn Hải Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Tóm tắt Nghiên cứu nhằm phân tích tác động của năng lực tài chính đến tăng trưởng bền vững của các doanh nghiệp môi trường ở Việt Nam. Mẫu nghiên cứu là 68 công ty kinh doanh trong lĩnh vực môi trường, tương ứng 628 quan sát giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2021. Bằng cách sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính (phương pháp tổng hợp và phương pháp diễn giải) và phương pháp nghiên cứu định lượng (phương pháp hồi quy tuyến tính), tác giả đã xác định được 6 yếu tố năng lực tài chính ảnh hưởng đến tăng trưởng bền vững, bao gồm: (1) Quy mô của doanh nghiệp (Size); (2) Hệ số nợ ngắn hạn (Std); (3) Tỷ lệ đầu tư tài sản cố định (Inv); (4) Khả năng sinh lời trên tài sản (ROA); (5) Khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE); (6) Tuổi của doanh nghiệp (Age). Trên cơ sở nghiên cứu, tác giả đưa ra một số thảo luận và đánh giá về vai trò quan trọng của việc nâng cao năng lực tài chính doanh nghiệp, các khuyến nghị giải pháp tài chính nhằm mục tiêu tăng trưởng bền vững cho các doanh nghiệp môi trường tại Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Từ khoá: Tăng trưởng bền vững; Doanh nghiệp môi trường; Công nghệ tài nguyên môi trường; Năng lực tài chính doanh nghiệp môi trường; Cuộc cách mạng 4.0. Abstract Financial ability for sustained growth of enterprises that business in the environment field in industrial revolution 4.0 The study aims to analyze the impact of financial capacity on the sustainable growth of environmental enterprises in Vietnam. The research sample is 68 companies doing business in the environment field, corresponding to 628 observations for the period from 2010 to 2021. By using qualitative research (synthetic method and interpretive method). By quantitative research method (linear regression method), the author has identified 6 factors of financial capacity affecting sustainable growth, including: (1) Size of the enterprise (Size); (2) Short-term debt ratio (Std); (3) Fixed asset investment ratio (Inv); (4) Return on assets (ROA); (5) Return on Equity (ROE); (6) Age of the enterprise (Age). On the basis of the research, the author gives a number of discussions and evaluations on the important role of improving corporate financial ability and recommends financial solutions for sustainable growth for businesses’ environmental industry in Vietnam in the context of the industrial revolution 4.0. Keywords: Sustainable growth; Environmental enterprises; Technology of environmental resources; Financial ability of environmental enterprises; Industrial revolution 4.0. 1. Mở đầu Trong nền kinh tế thị trường, hầu hết các doanh nghiệp xem mục tiêu tăng trưởng có vai trò như mục tiêu tối đa hoá sức sinh lời, thậm chí nhiều doanh nghiệp coi sự tăng trưởng như là yếu tố sống còn của doanh nghiệp. Bởi lẽ, khi doanh nghiệp tăng trưởng, dòng tiền tăng, lợi nhuận tăng, doanh thu tăng, vốn tăng, nguồn tài trợ tăng và uy tín của công ty tăng lên nhanh chóng. Với doanh nghiệp môi trường cũng không ngoại lệ doanh nghiệp nào cũng luôn phải đặt mục tiêu cần phải 36 Hội thảo Quốc gia 2022 tăng trưởng bền vững, đồng thời giảm thiểu các rủi ro. Tăng trưởng bản chất có hai khía cạnh: Khi doanh nghiệp kiểm soát và đảm bảo được tính ổn định của nguồn tài trợ cho sự tăng trưởng thì sự tăng trưởng bền vững sẽ mang lại lợi ích tối đa cho doanh nghiệp, ngược lại doanh nghiệp tăng trưởng không kiểm soát được, mất cân đối về nguồn lực và nhu cầu tài chính, tốc độ tăng trưởng của doanh thu vượt tốc độ gia tăng của dòng tiền thuần, dòng lãi và dòng vốn sẽ đến lệ thuộc vào nguồn tài chính bên ngoài, gánh nợ không hoàn trả được, nguy cơ mất cân đối tài chính, rủi ro có thể xảy ra. Đồng thời một số doanh nghiệp khác thì tăng trưởng chậm thì sẽ mất đi cơ hội phát triển. Vậy làm thế nào để tăng trưởng nhưng phải tăng trưởng bền vững, phù hợp với khả năng của doanh nghiệp là một trong những nguyên tắc quản trị doanh nghiệp muốn tối đa hoá sức sinh lời lâu dài. Những năm gần đây, các doanh nghiệp môi trường được Chính phủ quan tâm và hỗ trợ đáng kể, nhiều doanh nghiệp cũng đã trở thành các công ty lớn mũi nhọn kích thích kinh tế, đóng góp cao vào sự phát triển của nền kinh tế. Song, bên cạnh đó vẫn tồn tại các doanh nghiệp có quy mô nhỏ lẻ, trong khi lĩnh vực yêu cầu tiềm lực tài chính lớn, đầu tư các dự án có rủi ro cao và chỉ đạt lợi tức đầu tư trong dài hạn. Điều quan trọng nhất bản thân doanh nghiệp cần có phương thức tài trợ, thực hiện phân bổ và sử dụng nguồn lực tối ưu, giải quyết hiện trạng thiếu hiệu quả trong hoạt động sử dụng vốn. Trong giai đoạn hiện nay, các doanh nghiệp môi trường đang phải đối mặt với những thách thức lớn. Phần lớn các doanh nghiệp môi trường hoạt động không hiệu quả do chiến lược kinh doanh không đảm bảo cho tăng trưởng bền vững, không đủ vốn ban đầu cho giai đoạn khởi nghiệp và các giai đoạn phát triển [11]. Việc mở rộng quy mô của họ bị cản trở do thiếu khả năng tiếp cận với hỗ trợ nghiên cứu và công nghệ cũng như các rào cản về giới, cũng như những thách thức với quan hệ đối tác phức tạp, giám sát tiến độ và đặc biệt là năng lực tài chính. Một lượng lớn các ý tưởng đổi mới của doanh nghiệp vẫn chưa được khai thác và cơ hội xây dựng một nền kinh tế bền vững đang bị bỏ lỡ [12]. Với năng lực tài chính hạn chế, nhiều doanh nghiệp môi trường hạn chế trong việc đổi mới sản phẩm và công nghệ, nghiên cứu và phát triển [23]. Trong khi đó, phần lớn các hoạt động ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: