Napoleon có công đánh thức dân tộc Ả Rập không?
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 133.65 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Napoleon có công đánh thức dân tộc Ả Rập không? 3Mustapha Kémal và cuộc cách mạng ThổMustapha hồi đó 39 tuổi. Ông sinh trong một gia đình trung lưu ở Salonique, cha làm tiểu công chức ở nha Quan thuế, sau nghỉ việc về buôn gỗ, nhưng không phát đạt.Coi hình ông, ta nhận ra ngay một người hoạt động, cương quyết tàn bạo: trán cao, môi mỏng mà mím lại, lưỡng quyền nhô ra, lông mày rậm, nhất là cặp mắt sắc, dữ.Mồ côi cha sớm. Mười hai tuổi đã hướng về nghề võ. Ham chính trị, ưa đọc...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Napoleon có công đánh thức dân tộc Ả Rập không? Napoleon có công đánh thức dân tộc Ả Rập không? 3Mustapha Kémal và cuộc cách mạng ThổMustapha hồi đó 39 tuổi. Ông sinh trong một gia đình trung lưu ở Salonique, chalàm tiểu công chức ở nha Quan thuế, sau nghỉ việc về buôn gỗ, nhưng không phátđạt.Coi hình ông, ta nhận ra ngay một người hoạt động, cương quyết tàn bạo: trán cao,môi mỏng mà mím lại, lưỡng quyền nhô ra, lông mày rậm, nhất là cặp mắt sắc, dữ.Mồ côi cha sớm. Mười hai tuổi đã hướng về nghề võ. Ham chính trị, ưa đọc sáchcách mạng, thông tiếng Pháp và Đức. Trong đại chiến, ông làm sỹ quan chủtrương khác chính quyền, không muốn đứng về phe Đức, cho nên mỗi khi phảihợp tác với sỹ quan Đức ông rất bực mình, cố giành việc chỉ huy về mình. Ông cótài, bộ tham mưu Đức đành để ông chỉ huy mặt trận Dardanelles và ba lần ôngchặn đứng được liên quân Anh - Pháp. Anh, Pháp phải nhận rằng đem nửa triệuquân qua Dadanelles mà chẳng có kết quả gì cả, cuối năm 1915 không tấn côngThổ nữa. Trận đó rất lớn: mỗi bên thiệt khoảng 250.000 sỹ tốt. Anh, Pháp mất mátmà danh tiếng Mustapha Kémal nổi lên như cồn. Rồi Đức thua. Mustapha Kémalđau lòng nhìn Anh chiếm cứ Dardanelles và Bosphore, Pháp chiếm Stamboul, Ýđóng ở Pera. Ông vào yết kiến Mehemet VI bàn cách cứu vãn. Mchemet VI hènnhát chỉ cố bám lấy địa vị. Ông thất vọng, cùng với một số đồng chí hô hào quốcdân tự cứu lấy mình, đừng trông cậy gì ở triều đình nữa. Khi vua Thổ hạ bút kýhiệp ước Sèvres, toàn dân Thổ nổi lên, đứng sau lưng Mustapha Kémal. Như vậylà một mặt ông phải chống với triều đình, một mặt phải chống với Anh, Pháp, Ý.Hùng tâm thật.Dân chúng phẫn uất, nên từ thành thị đến thôn quê, đến thâm sơn cùng cốc, đến cảnhững phòng khuê kín mít, già trẻ, trai gái đều nghiến răng h ướng vềConstantinople nơi quân đồng minh đương chiếm đóng, rồi tự động dắt nhau từngđoàn đến Angora tình nguyện nhập ngũ.Tàu Nga chở khí giới tới bờ Hắc Hải tiếp tế cho họ. Tàu vừa ghé là dân chúng bulại, trai gái tự động khiêng vác súng ống, đạn dược, chuyển qua làng bên, cứ nhưvậy mà tới Angora. Một thiếu phụ b uộc con trên lưng đẩy một chiếc xe hai bánhchở trái phá. Trời đổ mưa. Nàng không do dự, lấy chiếc khăn choàng của con màphủ lên trái phá!Anh, Pháp, Ý gần kiệt quệ sau chiến tranh với Đức, nay ngại không muốn đeođuổi một chiến tranh với Thổ và Nga nữa. Hy Lạp cựu thuộc địa của Thổ, nhảy ratình nguyện diệt Thổ, để trả cái thù cũ, và cũng để chia phần vì Anh Pháp hứa cứthắng đi rồi muốn gì cũng được.Lực lượng Hy Lạp gấp đôi lực lượng Thổ mà rốt cuộc Hy Lạp thua liên tiếp mấytrận. Mustapha cứu được kinh đô Angora, nên được mỹ hiệu là Gazi (vị chiếnthắng). Năm 1922, ông thắng được trận cuối cùng, bắt sống tổng tư lệnh và thammưu trưởng Hy Lạp.Sau trận đó, quân đội Hy Lạp quy tụ ở Thrace để đợi lệnh trên. Mustapha nhấtđịnh đuổi họ ra khỏi Thrace, nh ưng muốn tới Thrace thì phải qua Chanak mà quânđội Anh hiện đương đóng ở Chanak. Mustapha dùng một thuật táo bạo.Ông kêu hai đội quân thiện chiến lại, giảng cho họ hiểu mục đích của ông rồi ralệnh cho họ tiến về phía quân đội Anh, họng súng chĩa xuống đất, dù quân Anh ralệnh ngừng thì cũng không ngừng, cứ yên lặng tiến, nhất định không được nổ mộtphát súng. Như vậy, hai đội quân đó phải bình tĩnh, gan dạ và có kỷ luật phithường.Sáng ngày 29 tháng 9 năm 1922, họ khởi hành. Trong một cảnh yên lặng lạnh lẽokinh khủng, người ta chỉ nghe thấy tiếng giày rộp rộp của họ. Họ đã tới gầnChanak, đã trông thấy trại quân Anh ở Chanak. Thần kinh họ căng thẳng nh ư gầnmuốn đứt. Chỉ một kẻ nào đó hoảng hốt, đưa bậy cây súng lên hay bỏ chạy làchiến tranh với Anh sẽ nổ và Thổ sẽ mất nước.Về phía Anh, tổng tư lệnh Charles Harington ra lệnh không cho quân đội Thổ qua,nhưng cũng không được nổ súng đầu tiên. Quân đội Thổ đã trông thấy hàng ngũAnh. Họ vẫn im lặng tiến, họng súng chĩa xuống đất. Họ không ngừng m à cũn gkhông tấn công. Mỗi phút dài bằng một năm. Rộp rộp, rộp rộp! Sỹ quan Anhkhông biết xử trí ra sao, tinh thần rối loạn, mà họ thì vẫn rộp rộp tiến tới. Khôngkhí hừng hừng như trong cơn dông. Hai bên chỉ còn cách nhau vài chục thước.Một sỹ quan Anh ra lệnh:- Nhắm!Người ta nghe một tiếng cắc, họng súng chĩa cả về phía Thổ. Quân Thổ vẫn rộprộp tiến.Vừa đúng lúc đó, một người cưỡi xe máy dầu phất một cây cờ chạy tới, ngừngtrước viên đại tá Anh.Sĩ quan Anh bèn ra lệnh :- Hạ súng!Đồng thời sỹ quan Thổ cũng ra lệnh :- Ngừng!Nhờ nghị lực phi thường, Thổ đã thắng. Charles Harington phải nh ường bước.Thực ra cũng do công của Franklin Bouillon, người đại điện cho chính phủ Pháp.Pháp không muốn cho châu Âu bị vùi trong cơn binh hỏa một lần nữa, nênBouillon đã điều đình với Anh, Ý để buộc Hy Lạp phải rút quân ra khỏi Thrace,trả lại Thrace cho Thổ. Mustapha bằng lòng rút quân về.Con bệnh Thổ đã hồi sinh nhờ công của Mustapha Kémal. Thực ra chỉ triều đìnhThổ mới là con bệnh, ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Napoleon có công đánh thức dân tộc Ả Rập không? Napoleon có công đánh thức dân tộc Ả Rập không? 3Mustapha Kémal và cuộc cách mạng ThổMustapha hồi đó 39 tuổi. Ông sinh trong một gia đình trung lưu ở Salonique, chalàm tiểu công chức ở nha Quan thuế, sau nghỉ việc về buôn gỗ, nhưng không phátđạt.Coi hình ông, ta nhận ra ngay một người hoạt động, cương quyết tàn bạo: trán cao,môi mỏng mà mím lại, lưỡng quyền nhô ra, lông mày rậm, nhất là cặp mắt sắc, dữ.Mồ côi cha sớm. Mười hai tuổi đã hướng về nghề võ. Ham chính trị, ưa đọc sáchcách mạng, thông tiếng Pháp và Đức. Trong đại chiến, ông làm sỹ quan chủtrương khác chính quyền, không muốn đứng về phe Đức, cho nên mỗi khi phảihợp tác với sỹ quan Đức ông rất bực mình, cố giành việc chỉ huy về mình. Ông cótài, bộ tham mưu Đức đành để ông chỉ huy mặt trận Dardanelles và ba lần ôngchặn đứng được liên quân Anh - Pháp. Anh, Pháp phải nhận rằng đem nửa triệuquân qua Dadanelles mà chẳng có kết quả gì cả, cuối năm 1915 không tấn côngThổ nữa. Trận đó rất lớn: mỗi bên thiệt khoảng 250.000 sỹ tốt. Anh, Pháp mất mátmà danh tiếng Mustapha Kémal nổi lên như cồn. Rồi Đức thua. Mustapha Kémalđau lòng nhìn Anh chiếm cứ Dardanelles và Bosphore, Pháp chiếm Stamboul, Ýđóng ở Pera. Ông vào yết kiến Mehemet VI bàn cách cứu vãn. Mchemet VI hènnhát chỉ cố bám lấy địa vị. Ông thất vọng, cùng với một số đồng chí hô hào quốcdân tự cứu lấy mình, đừng trông cậy gì ở triều đình nữa. Khi vua Thổ hạ bút kýhiệp ước Sèvres, toàn dân Thổ nổi lên, đứng sau lưng Mustapha Kémal. Như vậylà một mặt ông phải chống với triều đình, một mặt phải chống với Anh, Pháp, Ý.Hùng tâm thật.Dân chúng phẫn uất, nên từ thành thị đến thôn quê, đến thâm sơn cùng cốc, đến cảnhững phòng khuê kín mít, già trẻ, trai gái đều nghiến răng h ướng vềConstantinople nơi quân đồng minh đương chiếm đóng, rồi tự động dắt nhau từngđoàn đến Angora tình nguyện nhập ngũ.Tàu Nga chở khí giới tới bờ Hắc Hải tiếp tế cho họ. Tàu vừa ghé là dân chúng bulại, trai gái tự động khiêng vác súng ống, đạn dược, chuyển qua làng bên, cứ nhưvậy mà tới Angora. Một thiếu phụ b uộc con trên lưng đẩy một chiếc xe hai bánhchở trái phá. Trời đổ mưa. Nàng không do dự, lấy chiếc khăn choàng của con màphủ lên trái phá!Anh, Pháp, Ý gần kiệt quệ sau chiến tranh với Đức, nay ngại không muốn đeođuổi một chiến tranh với Thổ và Nga nữa. Hy Lạp cựu thuộc địa của Thổ, nhảy ratình nguyện diệt Thổ, để trả cái thù cũ, và cũng để chia phần vì Anh Pháp hứa cứthắng đi rồi muốn gì cũng được.Lực lượng Hy Lạp gấp đôi lực lượng Thổ mà rốt cuộc Hy Lạp thua liên tiếp mấytrận. Mustapha cứu được kinh đô Angora, nên được mỹ hiệu là Gazi (vị chiếnthắng). Năm 1922, ông thắng được trận cuối cùng, bắt sống tổng tư lệnh và thammưu trưởng Hy Lạp.Sau trận đó, quân đội Hy Lạp quy tụ ở Thrace để đợi lệnh trên. Mustapha nhấtđịnh đuổi họ ra khỏi Thrace, nh ưng muốn tới Thrace thì phải qua Chanak mà quânđội Anh hiện đương đóng ở Chanak. Mustapha dùng một thuật táo bạo.Ông kêu hai đội quân thiện chiến lại, giảng cho họ hiểu mục đích của ông rồi ralệnh cho họ tiến về phía quân đội Anh, họng súng chĩa xuống đất, dù quân Anh ralệnh ngừng thì cũng không ngừng, cứ yên lặng tiến, nhất định không được nổ mộtphát súng. Như vậy, hai đội quân đó phải bình tĩnh, gan dạ và có kỷ luật phithường.Sáng ngày 29 tháng 9 năm 1922, họ khởi hành. Trong một cảnh yên lặng lạnh lẽokinh khủng, người ta chỉ nghe thấy tiếng giày rộp rộp của họ. Họ đã tới gầnChanak, đã trông thấy trại quân Anh ở Chanak. Thần kinh họ căng thẳng nh ư gầnmuốn đứt. Chỉ một kẻ nào đó hoảng hốt, đưa bậy cây súng lên hay bỏ chạy làchiến tranh với Anh sẽ nổ và Thổ sẽ mất nước.Về phía Anh, tổng tư lệnh Charles Harington ra lệnh không cho quân đội Thổ qua,nhưng cũng không được nổ súng đầu tiên. Quân đội Thổ đã trông thấy hàng ngũAnh. Họ vẫn im lặng tiến, họng súng chĩa xuống đất. Họ không ngừng m à cũn gkhông tấn công. Mỗi phút dài bằng một năm. Rộp rộp, rộp rộp! Sỹ quan Anhkhông biết xử trí ra sao, tinh thần rối loạn, mà họ thì vẫn rộp rộp tiến tới. Khôngkhí hừng hừng như trong cơn dông. Hai bên chỉ còn cách nhau vài chục thước.Một sỹ quan Anh ra lệnh:- Nhắm!Người ta nghe một tiếng cắc, họng súng chĩa cả về phía Thổ. Quân Thổ vẫn rộprộp tiến.Vừa đúng lúc đó, một người cưỡi xe máy dầu phất một cây cờ chạy tới, ngừngtrước viên đại tá Anh.Sĩ quan Anh bèn ra lệnh :- Hạ súng!Đồng thời sỹ quan Thổ cũng ra lệnh :- Ngừng!Nhờ nghị lực phi thường, Thổ đã thắng. Charles Harington phải nh ường bước.Thực ra cũng do công của Franklin Bouillon, người đại điện cho chính phủ Pháp.Pháp không muốn cho châu Âu bị vùi trong cơn binh hỏa một lần nữa, nênBouillon đã điều đình với Anh, Ý để buộc Hy Lạp phải rút quân ra khỏi Thrace,trả lại Thrace cho Thổ. Mustapha bằng lòng rút quân về.Con bệnh Thổ đã hồi sinh nhờ công của Mustapha Kémal. Thực ra chỉ triều đìnhThổ mới là con bệnh, ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
lịch sử thế giới văn hóa thế giới các sự kiện lịch sử nổi bật biên niên sử thế giới tài liệu ôn tập lịch sử thế giớiiGợi ý tài liệu liên quan:
-
Chuyện nhỏ trong thế giới lớn: Phần 1
126 trang 44 0 0 -
Nhật ký Anne Frank - Phần 11 T
6 trang 44 0 0 -
Giải bài Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000 SGK Lịch sử 12
3 trang 39 0 0 -
250 trang 37 1 0
-
27 trang 35 0 0
-
386 trang 32 0 0
-
Giáo án Lịch sử 11 bài 8: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại
8 trang 31 0 0 -
255 trang 30 1 0
-
Nghiên cứu biểu tượng văn hóa thế giới: Phần 1
511 trang 30 0 0 -
Nghiên cứu biểu tượng văn hóa thế giới: Phần 2
578 trang 29 0 0 -
Giáo án Lịch sử 9 bài 13: Tổng kết lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay
6 trang 29 1 0 -
HOA KỲ MỞ RỘNG SANG PHÍA TÂY VÀ SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CÁC VÙNG
6 trang 28 0 0 -
274 trang 27 0 0
-
Giáo trình Lịch sử thế giới hiện đại (1917 – 1945): Phần 1
39 trang 26 0 0 -
Giáo trình Lịch sử thế giới cổ đại: Phần 1
33 trang 25 0 0 -
Lịch sử thế giới cổ trung đại: Phần 2
84 trang 24 0 0 -
6 trang 24 0 0
-
33 trang 24 0 0
-
Chuyện nhỏ trong thế giới lớn: Phần 2
153 trang 24 0 0 -
17 trang 24 0 0