Danh mục

Nền tảng và đặc trưng võ học Vovinam – Việt võ đạo.

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 219.88 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đây là một số Nền tảng và đặc trưng võ học Vovinam. Vovinam hay Việt võ đạo là môn đặt nền tảng trên sự xây dựng và phát triển toàn diện tinh thần đân tộc Việt để hoà nhập vào đời sống chung của cộng đồng nhân loại. Hi vọng rằng tài liệu này sẽ hữu ích với các bạn khi bước đầu tìm hiểu về Vovinam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nền tảng và đặc trưng võ học Vovinam – Việt võ đạo. Nền tảng võ học Vovinam – Việt võ đạoVovinam – Việt võ đạo đặt nền tảng trên sự xây dựng và phát triển toàn diện tinhthần đân tộc Việt để hoà nhập vào đời sống chung của cộng đồng nhân loại, bằngcách ứng dụng nguyên lý Cương Nhu phối triển vào võ học cũng như trong đờisống. Do đó, VVN – VVÐ đã lấy môn Võ và Vật cổ truyền Việt Nam làm nòngcốt, sau đó nghiên cứu các môn võ khác trên thế giới để thái dụng, hóa giải và nhấtlà để cải tiến kỹ thuật của mình ngày một hoàn chỉnh và hữu hiệu hơn.Với quan niệm đó, VVN – VVÐ đã có một nền võ học phong phú và đa dạng gồmnhiều hệ thống kỹ thuật khác nhau như: Ðòn thế căn bản, quyền pháp, té ngã, đốiluyện, song luyện, thế chiến lược, vũ khí, vật, khí công, huyệt đạo, … song vẫnluôn hỗ trợ, bổ khuyết cho nhau dựa theo định luật cương nhu phối triển. Do đó,Vovinam không đặt căn bản chuyên nhất vào một hệ thống kỹ thuật riêng biệt nào.Vovinam áp dụng những phương pháp huấn luyện hoặc các đối sách chiến đấu cụthể thích hợp tùy theo thể trạng, trình độ, hoàn cảnh, giới tính của mỗi người haymột nhóm người.Ví dụ: Ðối với nữ giới hoặc người có thể chất bình thường, phù hợp với các hìnhthức tập luyện trung bình vừa phải, thì căn bản là lấy sự nhanh nhẹn, linh hoạt, trínão làm chủ yếu. Còn đối với người có thể trạng khỏe mạnh, vạm vỡ, thì lại phùhợp với phương pháp tập luyện nặng ở cường độ cao với các thế đánh dũng mãnh,dữ dội hoặc các thế quăng quật đòi hỏi nhiều thể lực thì chủ yếu là dùng sức mạnhđể càn lướt đối phương. Trái lại đối với người già, người yếu việc luyện võ cốt chỉđể khỏe mạnh, tăng cường khí lực, bảo dưỡng tuổi thọ thì căn bản luyện tập phảilà những động tác nhu nhuyễn, hít thở, thư giãn nhẹ nhàng, mềm mại song có tácdụng rất hữu hiệu đến việc điều hòa toàn bộ kinh mạch, và lục phủ ngũ tạng. Ðó làchưa kể đến tầng lớp thanh thiếu nhi cũng phải có những phương pháp tập luyệnthích hợp để phát triển toàn diện các tố chất cơ thể và tâm sinh lý.Với chủ thuyết Cách Mạng Tâm Thân do cố võ sư Sáng Tổ đã đề xướng. Ngườiquan niệm rằng: Mọi sự, mọi vật trong cuộc đời đều biến dịch không ngừng – kểcả võ thuật cũng vậy – phải luôn luôn được cập nhật, cải tiến và hoàn chỉnh liêntục để theo kịp đà tiến hóa của nhân loại, nếu không nuốn bị đào thải, lạc hậu.Người không muốn ràng buộc các môn sinh vào căn bản của một hệ thống kỹthuật duy nhất nào – cho dù đó là một hệ thống kỹ thuật hay nhất, đúng nhất trongthời điểm đó – Người muốn các môn sinh sau này phải biết lấy tinh thần và chủtrương Cách Mạng Tâm Thân của Người làm kim chỉ nam trong mọi công cuộchuấn võ và hành võ.Sinh thời, vốn dĩ là một thanh niên yêu nước nhiệt thành, có quan niệm sâu sắc vềlòng ái quốc, cùng khả năng tuyệt vời của một thiên tài võ học. Người đã vô cùngđau xót khi nhìn thấy sự xâm lấn của ngoại bang, không những về đất nước, conngười mà còn cả về tư tưởng văn hóa – trong đó có cả võ thuật. Người quan niệmmuốn đưa cuộc cách mạng dân tộc đến chỗ thành tựu, cần gây cho thanh niên mộtý thức cách mạng đúng đắn, một tinh thần quật cường, một nghị lực quả cảm, songsong với một thân thể đanh thép, vững chắc, sức lực mạnh mẽ dẻo dai, có đầy đủkhả năng tự vệ hoặc tấn công. Hơn nữa, trong mọi cuộc chiến đấu vấn đề tinh thầnvà danh dự vẫn là hai yếu tố quan trọng để quyết định sự thành bại. Bởi vậy, ngoàiphần võ thuật và tinh thần võ đạo, Người còn muốn ràng buộc các môn đồ sau nàyvào danh dự của tổ quốc, nghĩa là thanh niên Việt Nam phải có phương pháp tự vệmang danh dân tộc Việt Nam, tiêu biểu cho tinh thần tự chủ, bất khuất của tiềnnhân để khi chiến đấu phát huy được cái hùng khí, quyết đem vinh quang về chotổ quốc, cho môn phái.Với luận cứ đó, sau khi đã học hỏi, khảo cứu và lĩnh hội được những yếu quyếtcăn bản của nền võ học Cổ truyền Việt Nam do dòng họ và nhiều võ sư truyền lại.Người đã làm một cuộc cách tân, cải tiến phương pháp huấn luyện rất khoa học,tinh giản từ phân thế, ghép bài, học tấn pháp và té ngã hoàn toàn khác biệt vớiphương pháp của võ cổ truyền Việt Nam, đáp ứng nhu cầu học tập của quảng đạiquần chúng và gặt hái được nhiều thanh quả lớn lao thời bấy giờ.Sau đó, Người tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu hai nền võ thuật nổi tiếng ở thời điểm1940, đó là Quyền Anh và Nhu Ðạo. Qua đó, Người đã kiện toàn và hoàn chỉnhthêm phần kỹ thuật độc đáo của Vovinam Việt Võ Ðạo. Nếu Nhu đạo nổi tiếngnhờ vào những thế vật, quăng quật và nhào lộn, té ngã – song vẫn hãy còn hạn chếvì phải nắm được áo đối phương và té ngã trên thảm mềm - thì Vovinam đã hoànchỉnh thêm bằng các thế vật ở mọi tư thế mà không bị lệ thuộc vào trang phục,cùng một phương pháp té ngã ngay trên sàn đá rắn song vẫn bảo đảm an toàn chongười tập. Nếu môn quyền Anh đơn thuần chỉ biết có tấn công bằng các lối đấmđơn giản, thì Vovinam đã kiện toàn thêm phần phản công thực tiễn bằng các thếphản đòn giản dị mà hiệu quả. Có thể nói trong giai đoạn này, Vovinam đã đặt cănbản kỹ thuật ...

Tài liệu được xem nhiều: