Danh mục

Nét tín ngưỡng văn hóa dân gian Musok-Kyo

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 372.32 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bắt nguồn từ Shaman giáo của Siberia cổ, được đưa vào Hàn Quốc qua những người dân nhập cư, trải qua một quá trình dài tồn tại trong dân gian, một phần bộ phận của Shaman giáo cổ giao thoa với Tín ngưỡng bộ tộc sẵn có, hình thành nên “Tín ngưỡng dân gian Musok-kyo”. Tín ngưỡng Musok-kyo là một loại hình tín ngưỡng chưa có tính hệ thống nhưng nó lại dễ dàng thấm sâu vào cuộc sống của người dân Hàn quốc từ thời xa xưa thông qua các câu truyện truyền miệng và phong tục tập quán.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nét tín ngưỡng văn hóa dân gian Musok-KyoHỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 NÉT TÍN NGƯỠNG VĂN HÓA DÂN GIAN MUSOK-KYO SVTH: Lê Bích Ngọc (1H-10). GVTH: Nguyễn Phương Minh I. Sơ lược về Tín ngưỡng dân gian Musok-kyo. 1. Định nghĩa. Theo như Thạc sỹ Phạm Hồng Thái (Viện nghiên cứu Văn hóa Đông Bắc Á), “Tínngưỡng dân gian Musok-kyo”là một thuật ngữ được các nhà nghiên cứu Tôn giáo HànQuốc sử dụng, nhằm nói tới một loại hình tín ngưỡng đa thần hình thành và phát triểnrộng rãi trong dân gian.1. Bắt nguồn từ Shaman giáo của Siberia cổ, được đưa vào Hàn Quốc qua nhữngngười dân nhập cư, trải qua một quá trình dài tồn tại trong dân gian, một phần bộ phậncủa Shaman giáo cổ giao thoa với Tín ngưỡng bộ tộc sẵn có, hình thành nên “Tínngưỡng dân gian Musok-kyo”. Tín ngưỡng Musok-kyo là một loại hình tín ngưỡng chưa có tính hệ thống nhưngnó lại dễ dàng thấm sâu vào cuộc sống của người dân Hàn quốc từ thời xa xưa thôngqua các câu truyện truyền miệng và phong tục tập quán. 2. Đặc điểm chính. a. Tôn trọng và gắn bó mật thiết với thiên nhiên. Theo Tam quốc di sự2, tiền thân của đất nước Hàn Quốc là sự hợp nhất của các bộtộc sinh sống trên bán đảo Triều Tiên. Do có nguồn gốc từ các bộ 9 lạc di cư, cư dân Triều Tiên cổ chịu ảnh hưởng lớncủa tín ngưỡng thị tộc – một trong những tôn giáo xuất hiện sớm nhất. Theo đó, mỗi bộtộc có một vật linh, một biểu trưng riêng, không chia sẻ với bộ khác. Đó có thể là mộtcái cây, con thú hay những gì thuộc về thiên nhiên. Những vật linh này được cho là cómối quan hệ họ hàng hay siêu nhiên với các thành viên của bộ tộc. Bởi thế nên, các vậtlinh này thường được bộ tộc tôn sùng, thờ cúng. Họ coi những vật linh này là nhữngngười anh em chung huyết thống với mình. Đồng thời, người ta sử dụng hình ảnh tượngtrưng của các vật linh này để làm bùa cầu may, trừ tai họa. Chúng, đồng thời, được gắnliền với nhiều truyền thuyết, thần thoại, với nhiều mặt của cuộc sống thường ngày. b. Đề cao con người. Ngay từ thủa sơ khai, người Hàn đã có quan niệm về hồn – xác. Trong đó, ngay cảkhi thể xác mất đi thì linh hồn vẫn tồn tại. Người sống và linh hồn của người chết cómối quan hệ mật thiết, tương hỗ lẫn n 10hau. Thế nên, từ lâu đời, người Hàn đã có phong1 Theo “Tìm hiểu tôn giáo tín ngưỡng Musok-kyo ở Hàn Quốc”của thạc sỹ Phạm Hồng Thái đăng trênTạp chí Nghiên cứu Tôn giáo số 5/2004.106HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011tục thờ cúng tổ tiên. Con cháu thăm hỏi, khấn cáo tiền nhân. Tổ tiên bảo hộ, phù trợ,dẫn dắt con cháu. Trong đó, v 11iệc cúng giỗ là vô cùng quan trọng. Ngay chính trongthần thoại Tangun đã chỉ ra rằng, ngay từ thời đại của các bộ lạc thì tín ngưỡng thờ cúngtổ tiên đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với người Hàn.. Gắn liền với thái độ thành kính đối với linh hồn tổ tiên, người Hàn quốc từ xưa đãrất coi trọng các nghi lễ thờ cúng không chỉ với ông bà tổ tiên mà còn là với các anhhùng dân tộc, với những người khai sáng đất nước….. Trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, nghi lễ Sangnye (tang lễ) và Cherye (thờ cùng)được coi là quan trọng nhất. Nghi lễ Sangnye được thực hiện khi có người mới mất, gồm các thủ tục khá phứctạp. Nó thể hiện lời từ biệt của người quá cố đối với người thân, đồng thời cũng thể hiệnmong muốn người quá cố sớm được siêu thoát về thế giới bên kia, có mối quan hệ tốtđẹp với thần thánh bên kia, phù trợ và bảo hộ con cháu của những người còn sống. Nghi lễ Cherye bao gồm lễ Ch’arye, lễ Kije và Myoje. Bàn cúng cho các lễ nàyđược sắp xếp theo nguyên tắc nhất định: hoa quả có màu đỏ ở viền đông, hoa quả màuxanh ở viền hướng tây, cá ở hướng đông, thịt phơi khô ở bên trái và sikke ở bên phải.Lễ Ch’arye thường diễn ra vào các dịp lễ đặc biệt như Seolnal, Hansik, Ch’usok vàTano. Lễ Kije được thực hiện vào nửa đêm ngày giỗ của từng người đã khuất (trongphạm vi bốn đời). Lễ Myoje là lễ tảo mộ người đã khuất. c. Tôn thờ mang hơi hướng mê tín. Gắn liền với sự thờ cúng là các nghi lễ lên đồng, gọi hồn, hiến tế, bùa chú và mathuật nhằm lợi dụng sức mạnh của linh hồn để đạt được ước vọng hoặc để trấn giữ, ngăncản sự hoạt động của các linh hồn ác. Vào thời của những bộ lạc, nếu có thành viên mới gia nhập bộ lạc thì thành viênmới ấy phải nhận được sự chấp thuận của vật linh. Khi đó, vị thầy cúng tế của bộ tộc sẽđứng ra làm lễ xin ý kiến của thần linh. Những nghi lễ này diễn ra với nhiều yêu cầukhá phức tạp. Vào ngày lễ tế, thầy cúng sẽ dâng lễ vật là thực phẩm, đôi khi còn là độngvật hiến sinh. Trong khi cầu khấn, thầy thường hát hò, nhảy múa và cầu nghuyện bằngnhững âm thanh được coi là tiếng của thần. Trong các ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: