Nghệ nhân và Margarita (M. Bulgakov): Tự sự như một phương thức biểu hiện và chữa lành chấn thương
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 315.14 KB
Lượt xem: 6
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết làm sáng tỏ tính chất tự thuật của tiểu thuyết như một phương thức ông biểu hiện chấn thương, là cơ sở để minh định, điều hướng những tổn thương tinh thần nhằm đạt đến sự tăng trưởng hậu chấn thương. Qua lăng kính lí thuyết chấn thương, thế giới hình tượng của tác phẩm được giải mã theo một cách mới, từ đó soi tỏ, khám phá thêm tư tưởng, triết lí của Bulgakov về chấn thương như một sự khủng hoảng căn tín và quá trình chữa lành như một sự tái thiết lập căn tính.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghệ nhân và Margarita (M. Bulgakov): Tự sự như một phương thức biểu hiện và chữa lành chấn thương TẠP CHÍ KHOA HỌC HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH JOURNAL OF SCIENCE Tập 20, Số 12 (2023): 2243-2251 Vol. 20, No. 12 (2023): 2243-2251 ISSN: Website: https://journal.hcmue.edu.vn https://doi.org/10.54607/hcmue.js.20.12.4053(2023) 2734-9918 Bài báo nghiên cứu 1 NGHỆ NHÂN VÀ MARGARITA (M. BULGAKOV): TỰ SỰ NHƯ MỘT PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN VÀ CHỮA LÀNH CHẤN THƯƠNG Trần Lê Duy Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Tác giả liên hệ: Trần Lê Duy – Email:duytl@hcmue.edu.vn Ngày nhận bài: 12-11-2023; ngày nhận bài sửa: 11-12-2023; ngày duyệt đăng: 20-12- 2023TÓM TẮT Ứng dụng một số ý tưởng quan trọng về mối quan hệ giữa tự sự và chấn thương, bài viết khảosát tiểu thuyết “Nghệ nhân và Margarita” vừa dưới tư cách hoạt động sáng tạo của MikhailBulgakov để đối mặt và chữa lành sang chấn, vừa dưới tư cách một văn bản văn học có sự biểu đạtchấn thương một cách chân thực, độc đáo. Qua đó, bài viết làm sáng tỏ tính chất tự thuật của tiểuthuyết như một phương thức ông biểu hiện chấn thương, là cơ sở để minh định, điều hướng nhữngtổn thương tinh thần nhằm đạt đến sự tăng trưởng hậu chấn thương. Qua lăng kính lí thuyết chấnthương, thế giới hình tượng của tác phẩm được giải mã theo một cách mới, từ đó soi tỏ, khám pháthêm tư tưởng, triết lí của Bulgakov về chấn thương như một sự khủng hoảng căn tín và quá trìnhchữa lành như một sự tái thiết lập căn tính. Từ khóa: chữa lành; Mikhail Bulgakov; tự sự; Nghệ nhân và Margarita;chấn thương1. Đặt vấn đề Từ giữa những năm 90 của thế kỉ XX, lí thuyết chấn thương đã được nghiên cứu mộtcách mạnh mẽ, dựa trên nền tảng các nghiên cứu về phân tâm học, giải cấu trúc, tính hiệnđại và PTSD (rối loạn căng thẳng sau chấn thương). “Chấn thương là hệ quả của một sự kiệngây hại đến con người về thể chất và đặc biệt là tinh thần. Sự kiện chấn thương này làm toànbộ trạng thái tinh thần của con người đổ vỡ, phân mảnh, rối loạn, trầm uất…” (Dang, 2021,p.666). Như một lẽ tự nhiên, mối quan hệ giữa chấn thương và ngôn ngữ văn học được đặtra, không chỉ bởi ngôn ngữ văn học đạt được khả năng hiệu quả hơn ngôn ngữ phi hư cấutrong việc biểu đạt chấn thương (thông qua sự điều hướng, gợi tả, tính trải nghiệm của thếgiới hình tượng với người đọc…), mà còn bởi giữa ngôn ngữ văn học và chấn thương có sựtương đồng – những cái biểu đạt có tính chất không thể quy chiếu và cần được diễn giải.Cite this article as: Tran Le Duy (2023). The master and Margarita (M. Bulgakov): Narrativeas a method expressing and healing trauma. Ho Chi Minh City University of Education Journal of Science,20(12), 2243-2251. 2243Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Trần Lê Duy“Đối với những người theo chủ nghĩa hậu cấu trúc, có một khoảng cách giữa từ ngữ và thếgiới; đối với các nhà lí luận về chấn thương, có một khoảng cách giữa lời nói và vết thương”(Pedeson, 2018, p.100). Có thể nói, lí thuyết chấn thương có một lịch sử phát triển lâu dàivà đã khảo sát văn học trên nhiều phương diện. Ở phương diện hoạt động sáng tác, lí thuyếtchấn thương nhìn nhận quá trình sáng tác của tác giả như hành động tự sự về chấn thương,một phương thức để biểu đạt và đối diện với chấn thương của chủ thể sáng tạo. Ở phươngdiện cấu trúc văn bản và thế giới hình tượng, lí thuyết chấn thương khám phá cách văn họcmiêu tả, biểu đạt chấn thương tâm lí thông qua việc kết cấu hình tượng, xây dựng nhân vật,hệ thống ẩn dụ, biểu tượng, tượng trưng… Ở phương diện tác động của văn bản, lí thuyếtchấn thương đặt trọng tâm ở việc khơi dậy và mở ra tiềm năng sinh trưởng hậu chấn thươngđối với người đọc, coi văn học nghệ thuật là một phương thức chữa lành. Với trường hợp Nghệ nhân và Margarita của Mikhail Bulgakov, lí thuyết chấn thươngmở ra nhiều tiềm năng trong việc kiến tạo ý nghĩa văn bản và lí giải về tâm lí sáng tạo củatác giả. Trước hết, bởi đây là tiểu thuyết cuối cùng, có chứa nhiều tuyên ngôn nghệ thuật củaông, như một cách để ông đối diện với hoàn cảnh thực tại bi đát, đối thoại với hiện thực vàđối thoại với chính mình, từ đó điều hướng các chấn thương tâm lí. Bên cạnh đó, quá trìnhxây dựng thế giới hình tượng đậm chất tự thuật là cách độc đáo để biểu đạt chấn thương tinhthần của nhà văn, đồng thời cũng mang tính phổ quát để người đọc hiểu được những chấnthương tâm lí có tính chất như cái chết về tinh thần. Và hơn tất cả, đó là hành trình ngườinghệ sĩ ấy tự quán chiếu nội tâm, minh định chính mình, tái thiết lập các niềm tin cốt lõi –nói cách khác, mở ra hành trình chữa lành từ những chấn thương nội tâm.2. Giải quyết vấn đề2.1. Tính chất tự thuật của tác phẩm và các mô thức biểu đạt chấn thương Tính chất tự thuật của tiểu thuyết Nghệ nhân và Margarita thể hiện qua cấu trúc tiểuthuyết lồng tiểu thuyết. Tiểu thuyết vòng ngoài của Bulgakov, viết về Nghệ nhân. Tiểu thuyếtvòng trong của Nghệ nhân, viết về Yesua. Như vậy, số phận của Bulgakov phản ánh qua sốphận của Nghệ nhân, số phận của Nghệ nhân phản ánh qua số phận Yesua. Sự đối chiếu nàycó tác dụng nhìn sâu vào thời gian lịch sử và sự vĩnh hằng, cũng như biểu đạt thế giới tinhthần của Bulgakov, bao gồm cả những chấn thương và khả năng chữa lành. Làn sóng thứ nhất của lí thuyết chấn thương, căn cứ trên nghiên cứu của SigmundFreud đã đề xuất ba mô thức biểu đạt chấn thương, đó là vắng mặt ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghệ nhân và Margarita (M. Bulgakov): Tự sự như một phương thức biểu hiện và chữa lành chấn thương TẠP CHÍ KHOA HỌC HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH JOURNAL OF SCIENCE Tập 20, Số 12 (2023): 2243-2251 Vol. 20, No. 12 (2023): 2243-2251 ISSN: Website: https://journal.hcmue.edu.vn https://doi.org/10.54607/hcmue.js.20.12.4053(2023) 2734-9918 Bài báo nghiên cứu 1 NGHỆ NHÂN VÀ MARGARITA (M. BULGAKOV): TỰ SỰ NHƯ MỘT PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN VÀ CHỮA LÀNH CHẤN THƯƠNG Trần Lê Duy Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Tác giả liên hệ: Trần Lê Duy – Email:duytl@hcmue.edu.vn Ngày nhận bài: 12-11-2023; ngày nhận bài sửa: 11-12-2023; ngày duyệt đăng: 20-12- 2023TÓM TẮT Ứng dụng một số ý tưởng quan trọng về mối quan hệ giữa tự sự và chấn thương, bài viết khảosát tiểu thuyết “Nghệ nhân và Margarita” vừa dưới tư cách hoạt động sáng tạo của MikhailBulgakov để đối mặt và chữa lành sang chấn, vừa dưới tư cách một văn bản văn học có sự biểu đạtchấn thương một cách chân thực, độc đáo. Qua đó, bài viết làm sáng tỏ tính chất tự thuật của tiểuthuyết như một phương thức ông biểu hiện chấn thương, là cơ sở để minh định, điều hướng nhữngtổn thương tinh thần nhằm đạt đến sự tăng trưởng hậu chấn thương. Qua lăng kính lí thuyết chấnthương, thế giới hình tượng của tác phẩm được giải mã theo một cách mới, từ đó soi tỏ, khám pháthêm tư tưởng, triết lí của Bulgakov về chấn thương như một sự khủng hoảng căn tín và quá trìnhchữa lành như một sự tái thiết lập căn tính. Từ khóa: chữa lành; Mikhail Bulgakov; tự sự; Nghệ nhân và Margarita;chấn thương1. Đặt vấn đề Từ giữa những năm 90 của thế kỉ XX, lí thuyết chấn thương đã được nghiên cứu mộtcách mạnh mẽ, dựa trên nền tảng các nghiên cứu về phân tâm học, giải cấu trúc, tính hiệnđại và PTSD (rối loạn căng thẳng sau chấn thương). “Chấn thương là hệ quả của một sự kiệngây hại đến con người về thể chất và đặc biệt là tinh thần. Sự kiện chấn thương này làm toànbộ trạng thái tinh thần của con người đổ vỡ, phân mảnh, rối loạn, trầm uất…” (Dang, 2021,p.666). Như một lẽ tự nhiên, mối quan hệ giữa chấn thương và ngôn ngữ văn học được đặtra, không chỉ bởi ngôn ngữ văn học đạt được khả năng hiệu quả hơn ngôn ngữ phi hư cấutrong việc biểu đạt chấn thương (thông qua sự điều hướng, gợi tả, tính trải nghiệm của thếgiới hình tượng với người đọc…), mà còn bởi giữa ngôn ngữ văn học và chấn thương có sựtương đồng – những cái biểu đạt có tính chất không thể quy chiếu và cần được diễn giải.Cite this article as: Tran Le Duy (2023). The master and Margarita (M. Bulgakov): Narrativeas a method expressing and healing trauma. Ho Chi Minh City University of Education Journal of Science,20(12), 2243-2251. 2243Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Trần Lê Duy“Đối với những người theo chủ nghĩa hậu cấu trúc, có một khoảng cách giữa từ ngữ và thếgiới; đối với các nhà lí luận về chấn thương, có một khoảng cách giữa lời nói và vết thương”(Pedeson, 2018, p.100). Có thể nói, lí thuyết chấn thương có một lịch sử phát triển lâu dàivà đã khảo sát văn học trên nhiều phương diện. Ở phương diện hoạt động sáng tác, lí thuyếtchấn thương nhìn nhận quá trình sáng tác của tác giả như hành động tự sự về chấn thương,một phương thức để biểu đạt và đối diện với chấn thương của chủ thể sáng tạo. Ở phươngdiện cấu trúc văn bản và thế giới hình tượng, lí thuyết chấn thương khám phá cách văn họcmiêu tả, biểu đạt chấn thương tâm lí thông qua việc kết cấu hình tượng, xây dựng nhân vật,hệ thống ẩn dụ, biểu tượng, tượng trưng… Ở phương diện tác động của văn bản, lí thuyếtchấn thương đặt trọng tâm ở việc khơi dậy và mở ra tiềm năng sinh trưởng hậu chấn thươngđối với người đọc, coi văn học nghệ thuật là một phương thức chữa lành. Với trường hợp Nghệ nhân và Margarita của Mikhail Bulgakov, lí thuyết chấn thươngmở ra nhiều tiềm năng trong việc kiến tạo ý nghĩa văn bản và lí giải về tâm lí sáng tạo củatác giả. Trước hết, bởi đây là tiểu thuyết cuối cùng, có chứa nhiều tuyên ngôn nghệ thuật củaông, như một cách để ông đối diện với hoàn cảnh thực tại bi đát, đối thoại với hiện thực vàđối thoại với chính mình, từ đó điều hướng các chấn thương tâm lí. Bên cạnh đó, quá trìnhxây dựng thế giới hình tượng đậm chất tự thuật là cách độc đáo để biểu đạt chấn thương tinhthần của nhà văn, đồng thời cũng mang tính phổ quát để người đọc hiểu được những chấnthương tâm lí có tính chất như cái chết về tinh thần. Và hơn tất cả, đó là hành trình ngườinghệ sĩ ấy tự quán chiếu nội tâm, minh định chính mình, tái thiết lập các niềm tin cốt lõi –nói cách khác, mở ra hành trình chữa lành từ những chấn thương nội tâm.2. Giải quyết vấn đề2.1. Tính chất tự thuật của tác phẩm và các mô thức biểu đạt chấn thương Tính chất tự thuật của tiểu thuyết Nghệ nhân và Margarita thể hiện qua cấu trúc tiểuthuyết lồng tiểu thuyết. Tiểu thuyết vòng ngoài của Bulgakov, viết về Nghệ nhân. Tiểu thuyếtvòng trong của Nghệ nhân, viết về Yesua. Như vậy, số phận của Bulgakov phản ánh qua sốphận của Nghệ nhân, số phận của Nghệ nhân phản ánh qua số phận Yesua. Sự đối chiếu nàycó tác dụng nhìn sâu vào thời gian lịch sử và sự vĩnh hằng, cũng như biểu đạt thế giới tinhthần của Bulgakov, bao gồm cả những chấn thương và khả năng chữa lành. Làn sóng thứ nhất của lí thuyết chấn thương, căn cứ trên nghiên cứu của SigmundFreud đã đề xuất ba mô thức biểu đạt chấn thương, đó là vắng mặt ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nghệ nhân và Margarita Mối quan hệ giữa tự sự và chấn thương Lí thuyết chấn thương Triết lí của Bulgakov Rối loạn căng thẳng sau chấn thương Các nhà lí luận về chấn thươngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Một số phương thức tổ chức trần thuật trong văn xuôi chấn thương Việt Nam giai đoạn sau 1975
13 trang 97 0 0 -
Phác thảo hành trình của lí thuyết chấn thương trong lịch sử tư tưởng phương Tây
12 trang 15 0 0 -
107 trang 11 0 0
-
12 trang 10 0 0
-
Giải kinh thánh trong văn học Nga - từ F.Dostoevsky đến Ts.Aitmatov
11 trang 9 0 0 -
Cốt truyện đa tuyến trong tiểu thuyết nghệ nhân và Margarita của Mikhail bulgakov
7 trang 9 0 0 -
Con người chấn thương trong sáng tác của Đỗ Hoàng Diệu
10 trang 8 0 0 -
10 trang 6 0 0