Danh mục

Nghệ thuật thưởng trà Hàn Quốc

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 345.24 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Uống trà vốn là thú vui tao nhã, một nét văn hóa truyền thống mang đậm phong cách Á Đông. Cách đây hàng ngàn năm con người đã biết đến trà như một thứ đồ uống mang lại sự sảng khoái thanh tịnh cho tinh thần, uống trà là cách để”khai trí, khai tâm”. Nói đến nghệ thuật thưởng trà, người ta sẽ nghĩ ngay đến nghệ thuật thưởng trà của Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc v.v.. Với bài báo cáo này tôi xin giới thiệu vài điều về nghệ thuật trà đạo Hàn Quốc. Qua đó bạn đọc sẽ có thể hiểu hơn về một trong số những nét đẹp trong văn hóa của người dân Hàn quốc - văn hóa thưởng trà.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghệ thuật thưởng trà Hàn Quốc3/2014 HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC NGHỆ THUẬT THƯỞNG TRÀ HÀN QUỐC SVTH: Hoàng Thị Thơm GVHD: Vương Thị Năm A.Mở đầu Uống trà vốn là thú vui tao nhã, một nét văn hóa truyền thống mang đậm phong cáchÁ Đông. Cách đây hàng ngàn năm con người đã biết đến trà như một thứ đồ uống mang lạisự sảng khoái thanh tịnh cho tinh thần, uống trà là cách để”khai trí, khai tâm”. Nói đếnnghệ thuật thưởng trà, người ta sẽ nghĩ ngay đến nghệ thuật thưởng trà của Nhật Bản,Trung Quốc, Hàn Quốc v.v.. Với bài báo cáo này tôi xin giới thiệu vài điều về nghệ thuậttrà đạo Hàn Quốc. Qua đó bạn đọc sẽ có thể hiểu hơn về một trong số những nét đẹp trongvăn hóa của người dân Hàn quốc - văn hóa thưởng trà. B. Nội dung 1.Bối cảnh ra đời của trà đạo trên thế giới Trà đạo là một hình thức uống trà để giải trí trong một bầu không gian tĩnh lặng, màcả người chủ lẫn khách đều hướng đến sự thư giãn tinh thần và sự hòa hợp với thiên nhiên.Trà đạo bao gồm tất cả các yếu tố mang tính triết học, nét thẩm mỹ, và sự đan xen giữa bốnnguyên tắc cơ bản: sự hài hòa (giữa con người và thiên nhiên), sự tôn kính (đối với ngườikhác), sự tinh khiết (của tâm hồn) và sự yên tĩnh. Thường những buổi tiệc trà được tổ chứcđể nghênh tiếp những vị khách quý, hoặc trong những dịp đặc biệt như: ngắm hoa, thưởngngoạn những đêm trăng rằm song đôi khi chỉ đơn giản chỉ là dịp để họp mặt bạn bè ngườithân. Theo cuốn Trà kinh viết năm 780, việc uống trà được bắt đầu từ thời Thần Công,truyền sang Chu Công nước Lỗ. Như vậy loài người bắt đầu biết uống trà vào khoảng năm3.300-3.100 trước Công nguyên. Bắt đầu từ Trung Quốc và trải qua nhiều thời đại TrungQuốc, công dụng của trà được khai thác triệt để và thói quen uống trà ngày càng trở nênphổ biến. Cách uống trà cũng theo những con đường buôn bán tơ lụa, đồ gốm và qua sựgiao lưu của các thương gia lan toả ra khắp thế giới. Cuối thế kỷ 11 đầu thế kỷ 12, cùngvới thiền, trà ở Trung Hoa tràn sang Nhật. Người Nhật tiếp thu cả hai thứ văn hoá vật chấtvà tôn giáo này, đem nó hoà quyện với văn hoá bản địa và nâng lên thành triết lý riêng củadân tộc là Trà đạo. 2. Lich sử trà đạo trên bán đảo Hàn và sự phát triển của nó qua các thời đại Tại Hàn Quốc, bản Trà Lễ Panyaro có viết như sau: “Từ thế kỷ đầu của Công Nguyênmột công chúa của tiểu vương quốc Ayudya ở Ấn Độ đã mang trà vào Hàn Quốc khi cặptàu vào vương quốc Gaya nằm phía Nam bán đảo triều Tiên, sau khi lưu trú một thời gianở Trung Hoa. Nàng công chúa này trở thành hoàng hậu Heo Hwangok, vợ vua khai sáng ravương quốc Gaya, Kim Suro”. Theo biên niên sử Samkuk-yusa và Samkuk-sagi, suốt triềuđại Koryo của Hàn Quốc (935 - 1392) trà đạo trở thành Quốc đạo, là chủ đề cho thi ca và 803/2014 HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐCđược dùng dâng cúng tổ tiên và Phật. Đến thế kỷ 14, vào thời Choson, Khổng giáo pháttriển mạnh ở Hàn Quốc, khiến Phật giáo bị lấn át, từ đó trà đạo mất tính phổ biến. Tuynhiên giới nho sĩ và hoàng thất vẫn dùng trà, trong triều đình vẫn có một vị thượng thư lovề trà. Năm 1590, Nhật xâm lược Hàn Quốc, đốt phá lăng miếu và cướp đi rất nhiều trà cụvà trà khí, từ đó nền văn hóa trà của Hàn Quốc suy yếu dần. Đầu thế kỷ 19, đại học sĩTasan (Chong Yak-yong) khi bị lưu đày đến Kangjin đã học cách chế biến và uống trà từhòa thượng Hyejang, đang trụ trì một ngôi chùa gần Kangjin. Sau đó, một vị tăng trẻ tên làCh‟o Ui đến thăm Tasan và lưu lại hàng tháng để uống trà cùng ông. Nhờ vậy mà Trà đạoHàn Quốc được lưu truyền. Tuy nhiên, đến những thập kỷ gần đây, trà đạo Panyaro mớiđược khôi phục nhờ nỗ lực to lớn của hòa thượng Hyo Dang, thế danh Ch‟oi Pom-sul. Vịhòa thượng này viết một nghiên cứu dài về trà đạo với nhiều góc độ của nền văn hóa này. Trà cũng có lịch sử lâu đời tại Hàn Quốc. Sử sách có ghi chuyện Hoàng hậu HoHwang của vương quốc Karak (tồn tại từ năm 42 trước Công nguyên đến 532 sau CN) đãmua trà từ Ấn Độ để về trồng. Đến ngày nay, vùng núi Chiri vẫn là nơi sản xuất trà hảohạng của Hàn Quốc. Từ thời Tam Triều (18 trước CN – 668 sau CN) về sau, đã có nhiều sửliệu đề cập tới trà. Triều Silla thống nhất Hàn Quốc (668-935) là thời kỳ trà trở nên phổbiến khắp nơi, nhất là trong triều đình, tầng lớp có học và tu sĩ. Dưới triều Koryo (935-1392), trà lễ trở thành quốc lễ. Trà được pha và dâng cúng Phật. Nhưng đến thờiChoson (1392-1910), Khổng giáo phát triển mạnh ở Hàn Quốc lấn át hẳn Phật giáo, nên tràlễ mất tính phổ biến và chỉ còn tồn tại trong các chùa thờ Phật. 3. Cách pha trà và trà cụ của Hàn Quốc 3.1 Cách pha trà Theo quan niệm của người Hàn Quốc, cách pha trà thể hiện tâm thái của người pha.Người pha trà ngồi giữa bàn trà thật thoải mái, ...

Tài liệu được xem nhiều: