Nghệ thuật viết lời mới cho một bản nhạc dân tộc - The art of writing new lyrics for a ethnic music
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghệ thuật viết lời mới cho một bản nhạc dân tộc - The art of writing new lyrics for a ethnic music NGHỆ THUẬT VIẾT LỜI MỚI CHO MỘT BẢN NHẠC DÂN TỘC THE ART OF WRITING NEW LYRICS FOR A ETHNIC MUSIC TS. Huỳnh Công Tín77, ThS. Thạch Thị Thanh Loan78Tóm tắt: Trong nhạc cổ, bao gồm hệ thống bản Tài tử và Vọng cổ, đã có những giai điệu,cấu trúc lòng bản khá mẫu mực, phục vụ tốt nhu cầu thưởng thức giai điệu trong công chúng.Tuy nhiên, việc soạn những lời từ, tức bài ca, phù hợp với bản nhạc góp phần tạo nên nhữngtác phẩm mới thu hút công chúng, làm mới được giá trị bản nhạc hiện chưa nhiều. Yêu cầutruyền bá nghệ thuật dân tộc, ngoài yêu cầu truyền nghề: đờn, ca; yêu cầu viết lời mới luônđược đặt ra. Bởi hiện nay, trong các cuộc thi âm nhạc, tân hay cổ nhạc, chúng ta chỉ có thể tổchức thi đờn, ca trên hầu hết những sáng tác cũ; trong khi, công chúng cần những sáng tác lờimới hay gần như thiếu vắng. Đáp ứng yêu cầu này, bài viết đúc kết kinh nghiệm sáng tác củagiới soạn giả có uy tín lớn trong làn nhạc cổ, mà đề ra kinh nghiệm bảo tồn và phát huy âmnhạc cổ trên bình diện sáng tác, 1 trong 3 hoạt động, mà hiện nay đang gặp khó khăn lớn.Từ khóa: lời mới, nhạc cổ, bảo tồn, phát huy.Summary: In ancient music, including the Tai Tu system and Vong Co, there are quiteexemplary melodies and structures, serving well the publics need to enjoy melodies.However, composing lyrics, i.e. songs, suitable for the music to creating new works thatattract the public, renewing the value of music that is currently lacking. Requirements forpropagating national arts, in addition to requirements for transmitting professions: playingmusic, singing; New lyric writing requests are always being asked. Because currently, inmusic competitions, whether new or ancient, we can only organize music and singingcompetitions on most old compositions; Meanwhile, the public needs new lyricalcompositions or is almost absent. To meet this requirement, the article summarizes thecomposing experiences of prestigious composers in ancient music, and proposes experiencesin preserving and promoting ancient music in terms of composition, one of three activities.movement, which is currently facing great difficulties.Keywords: new lyrics, ancient music, preservation, promotion.1. Mở đầu Trong bản nhạc, ngoài việc lời từ phải hài hòa thanh âm với chữ đờn, người viết lờimới cần quan tâm tới hơi điệu (giai điệu) và cấu trúc nhịp bản nhạc. Bản Oán thường mangtâm trạng buồn, bi ai, sầu muộn; bản Bắc thường mang giai điệu vui, tươi sáng; bản Hạ, còngọi bản Lễ thường có ý nghĩa trang nghiêm; bản Vọng cổ được xây dựng từ bản Oán nên cũng77 TS. Giảng viên, Trường đại học Tây Đô78 ThS. Giảng viên, Trường đại học Trà Vinh 300mang âm hưởng buồn thương, tâm sự da diết; các làn điệu Lý thì gần gũi với dòng nhạc dângian, từ âm điệu đến lời từ... Ngoài ra, nhịp điệu bản nhạc có nhanh, có chậm, có nhịp nội,nhịp ngoại, nên cần chú ý khi viết lời từ sao cho phù hợp…2. Nội dung Tiếng Việt vốn là ngôn ngữ đa thanh nên rất thích hợp cho các chữ đờn của bản Tài tửhay một bản Vọng cổ. Ngoài ra, trên bình diện lời từ, sử dụng mỹ từ pháp thích hợp sẽ làmtăng giá trị biểu đạt. Mặt khác, để có những sáng tác lời mới hay, cũng cần nắm những nguyêntắc chung của các soạn giả, thầy đờn, khi viết lời; từ đó, rút ra những điều cần thiết cho ngườihọc sáng tác lời mới.2.1. Lời cho nhạc Tài tử Khái niệm “bài bản” trong nhạc Tài tử gồm 2 thành tố: bài và bản. “Bài” là bài ca,phần lời. “Bản” là bản đờn, phần nhạc. Tuy nhiên, khi nói tới “nhạc” thường được hiểu có hailoại: nhạc không lời (khí nhạc) và nhạc có lời (thanh nhạc hay ca nhạc). Tương tự, khi nói tới“bản” thường cũng được hiểu có hai loại: bản không lời (khí nhạc hay bản đờn) và bản có lời(thanh nhạc hay bài ca). Mặt khác, lời nhạc dù là tân hay cổ thường được viết dựa trên thanhâm của một bản nhạc.2.1.1. Những bài ca Tài tử có giá trị nghệ thuật cao phải là những bài có lời từ mang giá trịnội dung, lại gắn với chữ đờn của bản đờn. Nói chung, bài ca được thể hiện dưới hình thứcngôn từ vừa mang giá trị nghệ thuật biểu đạt cao, vừa có tính hình tượng; lại liên kết với âmnhạc và vần trong thanh điệu và âm vận gắn với tiếng đờn. Như bài “Bá Lý Hề” dựa trên bảnđờn Tứ đại oán (38 câu, 6 lớp)79, xin trích 2 lớp được nhạc sư Trần Quang Quờn viết nhạc vàlời như sau: Lớp Thủ, soạn giả khắc họa tình cảm thương nhớ của người vợ, bởi sự chia cắt quamấy năm chờ đợi 1. (-) (-) (-) Bao (-) - Trải bao thỏ lặn ác (tà)80. 2. Nhành ngô để lá trơ (chà) (-), - Mấy thu, não nùng (-)81 phận (hoa), 3. Tình (ôi) có (thấu) chăng là (-) - (Thiếp) trông (chàng) trong lòng (-) thiết (tha). 4. Chạnh chung tình lụy (sa) (-), - (Hỡi) lang (quân) chàng (-) Bá Lý (H ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia Giáo dục văn hóa Giáo dục nghệ thuật dân tộc Nghệ thuật viết lời mới Bản nhạc dân tộc Hệ thống bản Tài tử Hệ thống bản Vọng cổGợi ý tài liệu liên quan:
-
15 trang 149 0 0
-
Định hướng phát triển ngành logistics Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
10 trang 95 0 0 -
Quản lý và hỗ trợ người học trong bối cảnh chuyển đổi số - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia: Phần 1
342 trang 84 1 0 -
Kinh tế thủ đô Hà Nội năm 2023 và nhiệm vụ, giải pháp năm 2024
8 trang 67 0 0 -
4 trang 63 0 0
-
Chuyển đổi số hoạt động quản lý và đào tạo cho các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam
8 trang 62 0 0 -
18 trang 59 0 0
-
21 trang 59 0 0
-
13 trang 57 0 0
-
Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia - Kinh tế truyền thông: Lý luận, thực tiễn và kinh nghiệm
890 trang 52 1 0 -
Quản lý và hỗ trợ người học trong bối cảnh chuyển đổi số - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia: Phần 2
178 trang 52 0 0 -
Tham vấn tâm lý học đường trong bối cảnh chuyển đổi số - Vận dụng và giải pháp
9 trang 49 0 0 -
7 trang 47 0 0
-
14 trang 46 0 0
-
5 trang 45 0 0
-
Vai trò của trí thức trẻ Việt Nam trong nền kinh tế số - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia
88 trang 45 0 0 -
Một số giải pháp nâng cao vai trò của tham vấn tâm lý học đường trong bối cảnh chuyển đổi số
7 trang 41 0 0 -
Quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam hiện nay
14 trang 40 0 0 -
648 trang 39 1 0
-
Kinh tế Việt Nam năm 2020 và triển vọng năm 2021 - Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc gia: Phần 1
342 trang 36 0 0