Danh mục

Nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng cách trồng sắn lấy lá đến sản lượng lá sắn và giá thành của bột lá sắn

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 264.02 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chúng tôi đã nghiên cứu trồng sắn lấy lá để làm thức ăn cho vật nuôi với 3 khoảng cách trồng khác nhau là 1,0m x 0,4m; 0,8m x 0,4m; 0,6m x 0,4m. Kết quả nghiên cứu cho thấy: năng suất lá sắn trung bình đạt cao nhất ở khoảng cách trồng (0,8m x 0,4m) là 52,66 tạ/ha/lứa, của khoảng cách trồng (0,6m x 0,4 m) đứng hàng thứ hai, đạt 42,74 tạ/ha/lứa, khoảng cách trồng (1,0m x 0,4m) có năng suất thấp hơn cả, đạt 41,11 tạ /ha/lứa. Về sản lượng lá tươi, vật chất khô, protein khoảng cách trồng 0,8m x 0,4m cũng đạt cao nhất (tấn/ha/2 năm), lần lượt là: 31,594; 8,239; 1,840, và có chi phí sản xuất cho 1kg bột lá sắn thấp nhất : 3,871 đồng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng cách trồng sắn lấy lá đến sản lượng lá sắn và giá thành của bột lá sắnTrần Thị Hoan và csTạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ77(01): 65 - 68NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA KHOẢNG CÁCH TRỒNG SẮN LẤY LÁĐẾN SẢN LƢỢNG LÁ SẮN VÀ GIÁ THÀNH CỦA BỘT LÁ SẮNTrần Thị Hoan*, Từ Trung KiênTrường Đại học Nông lâm - ĐH Thái NguyênTÓM TẮTChúng tôi đã nghiên cứu trồng sắn lấy lá để làm thức ăn cho vật nuôi với 3 khoảng cách trồng khácnhau là 1,0m x 0,4m; 0,8m x 0,4m; 0,6m x 0,4m. Kết quả nghiên cứu cho thấy: năng suất lá sắn trungbình đạt cao nhất ở khoảng cách trồng (0,8m x 0,4m) là 52,66 tạ/ha/lứa, của khoảng cách trồng (0,6mx 0,4 m) đứng hàng thứ hai, đạt 42,74 tạ/ha/lứa, khoảng cách trồng (1,0m x 0,4m) có năng suất thấphơn cả, đạt 41,11 tạ /ha/lứa. Về sản lượng lá tươi, vật chất khô, protein khoảng cách trồng 0,8m x0,4m cũng đạt cao nhất (tấn/ha/2 năm), lần lượt là: 31,594; 8,239; 1,840, và có chi phí sản xuất cho1kg bột lá sắn thấp nhất : 3,871 đồng.Từ khóa: Khoảng cách, trồng, sắn lấy lá, sản lượng, bột lá sắnĐẶT VẤN ĐỀỞ các nước phát triển, bột lá thực vật là mộtthành phần gần như không thể thiếu đượctrong thức ăn hỗn hợp của vật nuôi. Hiện nay,ở Việt Nam bột lá thực vật chưa được sảnxuất để đưa vào thức ăn hỗn hợp. Trongtương lai nước ta cũng phải sản xuất bột láthực vật để đưa vào thức ăn hỗn hợp như cácnước phát triển. Trong các loại cây trồng,chúng tôi thấy cây sắn có triển vọng để sảnxuất bột lá. Cây sắn có sản lượng lá lớn, tỷ lệprotein trong lá khá cao rất thích hợp cho việcchế biến thành bột lá để phối trộn vào thức ănhỗn hợp của gia súc và gia cầm. Vì vậy,chúng tôi dự kiến tiến hành một số thí nghiệmvề cây sắn với mục tiêu là sản xuất bột lá sắn.Trong thí nghiệm này chúng tôi nghiên cứuảnh hưởng của khoảng cách trồng sắn lấy láđến sản lượng lá và giá thành của bột lá sắn.NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUNội dung nghiên cứuNghiên cứu khoảng cách trồng sắn lấy lá khácnhau để tìm ra khoảng cách thích hợp, có sảnlượng cao và giá thành sản phẩm thấp.Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu- Đối tượng nghiên cứu: Giống sắn KM94- Địa điểm nghiên cứu: Trung tâm Thực hànhThực nghiệm, trường Đại học Nông lâm TháiNguyên, tỉnh Thái Nguyên.- Thời gian nghiên cứu: Năm 2009 - 2010Tel: 0988.520 086; Email: tranthihoan_tuaf@yahoo.com.vnPhương pháp nghiên cứuThí nghiệm với ba khoảng cách trồng: 1,0 mx 0,4m (hàng cách hàng 1,0m, cây cách cây0,4m); 0,8m x 0,4m và 0,6m x 0,4 m.Mỗi khoảng cách trồng được bố trí trên diệntích 30m2 và được lặp lại 3 lần, bố trí thínghiệm theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn. Liềulượng bón phân cho 1ha/1 năm là: Phânchuồng: 10 tấn, đạm là: 120 kg N, lân: 40 kgP2O5, Kali: 80 kg K2O. Năm thứ hai bón cùngliều lượng như trên.Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi- Thành phần dinh dưỡng của đất thínghiệm và khí tượng khu vực nghiên cứu(tỉnh Thái Nguyên).- Năng suất và sản lượng lá sắn, thành phầndinh dưỡng của lá sắn và giá thành sản phẩm.- Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu là cácphương pháp thông dụng được sử dụng trongnghiên cứu trồng trọt và chăn nuôi.* Phương pháp xử lý kết quả: Các số liệu thuthập được xử lý bằng phương pháp thínghiệm trong chăn nuôi của Nguyễn VănThiện (2000) [3] và trên phần mềm thống kêMinitab 14.KẾT QUẢ THẢO LUẬNKhí tượng khu vực thí nghiệmKhu vực thí nghiệm (tỉnh Thái Nguyên) cónhiệt độ trung bình năm là: 24,2oC, ẩm độtrung bình năm là 80,2%, lượng mưa trungbình năm là: 1700 mm. Như vậy, khí tượng65Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyênhttp://www.lrc-tnu.edu.vnTrần Thị Hoan và csTạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆcủa khu vực thí nghiệm hoàn toàn phù hợpvới sự sinh trưởng của cây sắn trồng sán lấycủ. Tuy nhiên, thời gian cuối năm nhiệt độ vàlượng mưa thường thấp, không hoàn toàn phùhợp với trồng sắn để lấy lá.Thành phần dinh dưỡng đất thí nghiệmĐất khu vực thí nghiệm có pH là 4,51, Nitơtổng số là 0,03 %; P2O5 tổng số: 0,06%, P2O5dễ tiêu là 11,81 mg/100g, K2O tổng số 0,14%; K2O dễ tiêu : 3,52 mg/100g; OM: 2,20 %.Theo Từ Quang Hiển và CS (2002) [1] thìđây là loại đất chua vừa và nghèo dinh dưỡng,vì vậy để cây trồng có năng suất cao cần phảibón thêm phân cho cây trồng.Năng suất lá sắnChúng tôi đã theo dõi năng suất lá sắn liêntục trong hai năm (2009 -2010), mỗi năm thuhoạch được 3 lứa. Kết quả về năng suất lácủa từng lứa được tính trung bình từ hainăm, xem tại bảng 1.Số liệu của bảng 1 cho thấy: Năng suất lásắn của lứa 1 cao hơn lứa 2, năng suất lứathứ 3 chỉ bằng 30% của lứa đầu và khoảng50% của lứa thứ 2. Sở dĩ năng suất lứa thứ3 thấp, vì thời kỳ này lượng mưa thấp, cácchất dinh dưỡng cũng cạn kiệt dần do cungcấp cho hai lứa đầu.Năng suất lá sắn trung bình đạt cao nhất ởkhoảng cách trồng (0,8m x 0,4m) là 52,66tạ/ha/lứa, của khoảng cách trồng (0,6mx0,4m)77(01): 65 - 68đứng hàng thứ hai, đạt 42,74 tạ/ha/lứa,khoảng cách trồng (1,0m x 0,4m) có năngsuất thấp hơn cả, đạt 41,11 tạ /ha/lứa.Năng suất tr ...

Tài liệu được xem nhiều: