Danh mục

Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của giống sắn KM414 VÀ HL 2004-28 tại Thái Nguyên

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.52 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của các mức mật độ từ 8.333 – 16667 cây/ha cho kết quả: Cả 2 giống sắn KM414, HL28 ở công thức 4 mật độ trồng (10.000 cây/ha) cho tốc độ tăng trưởng ổn định và mạnh nhất. Ở công thức 4 mật độ 10.000 cây/ha 2 giống sắn KM414 và HL28 cho năng suất củ tƣơi đạt (44,77 tấn/ha và 40,77 tấn/ha); chất lượng và lãi thuần (46,44 - 52,44 triệu đồng/ha), đều cao hơn công thức đối chứng và các công thức khác.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của giống sắn KM414 VÀ HL 2004-28 tại Thái Nguyên Nguyễn Viết Hƣng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 115(01): 115 - 121 NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA MẬT ĐỘ TRỒNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA GIỐNG SẮN KM414 VÀ HL 2004-28 TẠI THÁI NGUYÊN Nguyễn Viết Hƣng, Trần Văn Điền, Phạm Thị Thu Huyền*, Thái Thị Ngọc Trâm Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hƣởng của các mức mật độ từ 8.333 – 16667 cây/ha cho kết quả: Cả 2 giống sắn KM414, HL28 ở công thức 4 mật độ trồng (10.000 cây/ha) cho tốc độ tăng trƣởng ổn định và mạnh nhất. Ở công thức 4 mật độ 10.000 cây/ha 2 giống sắn KM414 và HL28 cho năng suất củ tƣơi đạt (44,77 tấn/ha và 40,77 tấn/ha); chất lƣợng và lãi thuần (46,44 - 52,44 triệu đồng/ha), đều cao hơn công thức đối chứng và các công thức khác. Trong đó: Giống KM414 cho năng suất, chất lƣợng và hiệu quả kinh tế cao hơn giống HL28. Có thể phổ biến giống sắn KM414 và giống HL28 trồng với mật độ 10.000 cây/ha (khoảng cách 1,0 x 1,0 m) vào sản xuất sẽ cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao đối với tỉnh Thái Nguyên cũng nhƣ một số vùng trồng sắn ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam. Từ khóa: Mật độ, năng suất, phát triển, sinh trưởng, sắn. ĐẶT VẤN ĐỀ* Ở nƣớc ta những năm gần đây, cây sắn thực sự đã trở thành cây hàng hoá góp phần rất lớn trong công cuộc xóa đói giảm nghèo cho nông dân vùng cao, vùng sâu, vùng xa, Từ khi sắn trở thành nguyên liệu sản xuất ethanol đã đánh dấu một bƣớc ngoặc lớn trong lịch sử cây sắn. Vì vậy, sắn càng trở nên có giá trị cao nhờ vào sản phẩm của nó. Cây sắn đã và đang là cây trồng đƣợc ƣu tiên nghiên cứu phát triển trong tầm nhìn chiến lƣợc đến năm 2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Nguyễn Hữu Hỷ, 2012) [3]. Diện tích, năng suất và sản lƣợng sắn ở nƣớc ta đã liên tục tăng lên trong hơn một thập niên trở lại đây; năm 2000 diện tích sắn đạt từ 237.600 ha, sản lƣợng 1.986,3 nghìn tấn, năng suất đạt 8,4 tấn/ha. Năm 2010, diện tích sắn toàn quốc đạt 496.200 ha, sản lƣợng đạt 8.521,6 nghìn tấn, năng suất củ tƣơi bình quân 17,2 tấn/ha (Tổng cục Thống kê, 2011) [5]. So với năm 2000, sản lƣợng sắn đã tăng hơn 4,2 lần, năng suất sắn đã tăng gấp đôi. Việt Nam hiện đã trở thành nƣớc xuất khẩu tinh bột sắn đứng thứ hai trên thế giới, sau Thái Lan. * Tel: 0912 386574, Email: hathuyduc2002@yahoo.com Vào những năm cuối thế kỷ 20, chúng ta đã chứng kiến những biến đổi sâu sắc trong nghề trồng sắn ở nƣớc ta. Đó là sự hoán vị từ chỗ sắn là cây trồng của ngƣời nghèo bị lãng quên trong nghiên cứu để trở thành cây trồng hàng hóa với mặt hàng xuất khẩu chính là tinh bột sắn. Bƣớc sang thế kỷ 21, cây sắn của nƣớc ta đang đứng trƣớc những cơ hội và thách thức mới. Đặc biệt là những thách thức về sản xuất sắn bền vững. Vì vậy, việc nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích đất trồng sắn trên cơ sở áp dụng tổng hợp các biện pháp kỹ thuật tiến bộ nhƣ sử dụng giống sắn mới có năng suất bột cao kết hợp với bón phân hợp lý, trồng xen, hệ thống canh tác thích hợp trên đất dốc, rải vụ thu hoạch sẽ là những yếu tố đảm bảo phát triển bền vững cây sắn. Mật độ trồng sắn thích hợp đƣợc dựa trên cơ sở điều kiện đất đai, mức độ thâm canh và giống sắn. Ở Việt Nam mật độ trồng sắn thích hợp đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao với các giống sắn KM60, KM94 trồng vụ đầu mùa mƣa trên đất đỏ ở Đông Nam Bộ là 10.000 cây/ha và trên đất xám là 11.080 cây/ha (Nguyễn Hữu Hỷ, 2011) [3]. Theo Nguyễn Viết Hƣng (2004) [2] thì mật độ thích hợp cho giống sắn KM94 và KM98-7 đƣợc trồng ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam 115 Nguyễn Viết Hƣng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 115(01): 115 - 121 là 15.625 cây/ha và 12.500 cây/ha sẽ cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp từ nhiều kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học và đƣa ra nguyên tắc chung cho trồng sắn là đất tốt trồng thƣa, đất xấu trồng dày hơn. Ở đất tốt khoảng cách 1,0m x 1,0m (tƣơng ứng mật độ 10.000 hom/ha); Ở vùng đất xấu khoảng cách trồng là 1,0m x 0,7m (mật độ 14.000 hom/ha). Nhƣ vậy với từng điều kiện sinh thái, từng nơi mà trồng với mật độ trồng sắn thích hợp để đạt năng suất, chất lƣợng tốt và hiệu quả kinh tế cao. Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu ảnh hƣởng của mật độ trồng đến đặc điểm nông sinh học của 2 giống sắn tham gia thí nghiệm. Nghiên cứu ảnh hƣởng của mật độ trồng đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của 2 giống sắn tham gia thí nghiệm. Nghiên cứu ảnh hƣởng của một độ trồng đến chất lƣợng của 2 giống sắn tham gia thí nghiệm. Nghiên cứu ảnh hƣởng của mật độ trồng đến hiệu quả kinh tế của 2 giống sắn tham gia thí nghiệm. Nhằm đáp ứng định hƣớng nghiên cứu và phát triển sắn của Việt Nam đến 2020 là nghiên cứu hoàn thiện quy trình kỹ thuật canh tác sắn tiên tiến, xây dựng và mở rộng mô hình canh tác sắn đạt năng suất và hiệu qủa kinh tế cao theo hƣớng bền vững phù hợp với từng vùng sinh thái, đƣa năng suất sắn Việt Nam tƣơng đƣơng với năng suất sắn của những nƣớc hàng đầu trong khu vực, chúng tôi tiến hành nghiên cứu ảnh hƣởng của mật độ trồng đến khả năng sinh trƣởng và phát triển của giống sắn KM414 và HL200428 tại Thái Nguyên. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Vật liệu nghiên cứu: Gồm 2 giống sắn KM414 và HL2004-28. Nghiên cứu đƣợc tiến hành tại Khu cây trồng cạn – Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Thời gian nghiên cứu từ tháng 3 năm 2012 đến tháng 1 năm 2012. Công thức 1: Trồng khoảng cách 0,8 x 0,8m (mật độ 15.625 cây/ha) – Nhƣ mật độ nông dân trồng – đối chứng. Phƣơng pháp nghiên cứu Công thức 2: Trồng khoảng cách 1,0 x 0,6 m (mật độ 16.667 cây/ha) Công thức 3: Trồng khoảng cách 1,0 x 0,8m (mật độ 12.500 cây/ha) Công thức 4: Trồng khoảng cách 1,0 x 1,0m (mật độ 10.000 cây/ha) Công thức 5: Trồng khoảng cách 1,0 m x 1,2m (mật độ 8.333 cây/ha). 116 Thí nghiệm đƣợc bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn toàn, với 3 lần nhắc lại. Diện tích ô thí nghiệm: 6m x 5 = ...

Tài liệu được xem nhiều: