Danh mục

NGHIÊN CỨU BỆNH VẨY NẾN THÔNG THƯỜNG CHƯA BIẾN CHỨNG - Phần 2

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 199.59 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hình ảnh giải phẫu bệnh Trước điều trị Lớp thượng bì: Tất cả đều có hiện tượng tăng sừng từ nhẹ, vừa, đến nặng. Tăng sừng loại trực sừng (orthokeratose) nhiều hơn á sừng (parakeratose). Tất cả đều có tăng gai từ yếu, vừa đến mạnh ở lớp Malpighi tạo ra các mào thượng bì lấn sâu vào mô bì nông như hình ngón tay. 52 trường hợp (40%) tạo ra các đám rối. Hiện tượng xốp bào (Spongiosiforme) hiện diện 53 trường hợp (40,76%). ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
NGHIÊN CỨU BỆNH VẨY NẾN THÔNG THƯỜNG CHƯA BIẾN CHỨNG - Phần 2 NGHIÊN CỨU BỆNH VẨY NẾN THÔNG THƯỜNG CHƯA BIẾN CHỨNG Phần 2 Hình ảnh giải phẫu bệnh Trước điều trị Lớp thượng bì: Tất cả đều có hiện tượng tăng sừng từ nhẹ, vừa, đếnnặng. Tăng sừng loại trực sừng (orthokeratose) nhiều hơn á sừng(parakeratose). Tất cả đều có tăng gai từ yếu, vừa đến mạnh ở lớp Malpighi tạo ra cácmào thượng bì lấn sâu vào mô bì nông như hình ngón tay. 52 trường hợp(40%) tạo ra các đám rối. Hiện tượng xốp bào (Spongiosiforme) hiện diện53 trường hợp (40,76%). Vi áp xe Munro: có 53 trường hợp hiện diện (40,76%). Trong mô bì: Hầu hết đều có thâm nhiễm viêm ở mô bì nông từ ít đếnnhiều. Một số ít trường hợp có thoái bào, tăng sản mô sợi, tăng sinh maomạch nhú bì. Hầu hết đều có hiện tượng viêm mạch (vascularite) từ yếu, vừa đếnmạnh. Những thay đổi của hình ảnh giải phẫu bệnh Từ lúc bắt đầu điều trị đến khi khỏi bệnh: hình ảnh giải phẫu bệnh cónhững thay đổi: - Đầu tiên là hiện tượng mất đi các vi áp xe Munro. - Sau đó là hiện tượng tăng sừng từ mạnh sẽ chuyển thành tăng sừngvừa; bệnh tiến triển tốt hơn sẽ còn rất nhẹ. Không thấy tăng sừng loại á sừngmà chỉ còn loại trực sừng. - Hiện tượng xốp bào (Spongiosiforme) giảm nhiều cho đến mất hẳn. - Hiện tượng tăng gai từ mạnh giảm đến vừa rồi nhẹ và rất nhẹ chỉ cònrất ít trường hợp có mào thượng bì nhưng chỉ hơi lấn vào mô bì nông chonên không thấy được hình các ngón tay. - Không còn tạo ra các đám rối và cũng không có phù trên nhú bì. - Ở mô bì thâm nhiễm viêm càng giảm và các thoái bào cũng khôngcòn hiện diện hoặc rất ít. - Tăng sản mô sợi và mô liên kết cũng giảm dần rồi mất đi. - Hiện tượng viêm mạch (Vascularite) không còn mạnh mà giảm cònvừa và nhẹ cho đến mất hẳn. NHẬN XÉT VÀ BÀN LUẬN Về lý do sử dụng kẽm trong điều trị vẩy nến Bảng 6 cho thấy 65,33% bệnh nhân vẩy nến có trị số kẽm huyết thanhdưới 0,8 mg/dL. Theo GS Đồ Đình Hồ(4), trị số bình thường của kẽm trong huyết thanhtừ 1,1 đến 1,3 mg/dL. Theo GS Nguyễn Văn Út, trong bệnh vẩy nến là có sự thiếu kẽm(8)Tác giả Dréno B cũng nêu lên tình trạng thiếu kẽm trong một số bệnh datrong đó có vẩy nến(2). Vì có sự thiếu kẽm ở bệnh nhân vẩy nến nên có thể dùng chất kẽm đểđiều trị bệnh này. Hiệu quả điều trị Đối với Zinc Tổng số khá, tốt, lành mạnh chiếm 75/88 ca = 85,22% so với kết quảnăm 1981 của Gs. Nguyễn Văn Út, Bs. Nguyễn Tất Thắng, Bs. Hoàng KhảiNguyên là 5/6 trường hợp (83,33%)(8) cũng gần giống kết quả trong nghiêncứu này. Tuy nhiên vì số ca nhỏ (6 ca) nên kết luận lúc đó chưa được chínhxác. Tác giả Aliaga điều trị vẩy nến bằng thuốc bôi Zinc Pyrithione 0,2%và Methyl Ethyl Sulfate 0,1% đã đạt kết quả 77,6% trên 76 bệnh nhân ởbệnh viện General Valencia(1). Đối với lô chứng Tổng số khá, tốt, lành mạnh chiếm 43/87 ca = 49,42%. So sánh kết quả điều trị của Zinc với lô chứng thì điều trị bằng Zinccó hiệu quả hơn. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê P < 0,001. (Bảng 3) Về thời gian điều trị Đối với Zinc thuốc bắt đầu có tác dụng trong 1 – 2 tuần đầu điều trị.Riêng về lô chứng thời gian có chậm hơn. Thời gian trung bình để thấy thuốc có tác dụng tốt ở nhóm Zinc (6tuần) nhanh hơn so với nhóm chứng (4 tháng). Thời gian tối thiểu để thấy lành mạnh ở nhóm Zinc là 10 tuần so vớinhóm chứng 6 tháng. Trong bệnh vẩy nến có sự tái phát nên cần phải điều trị duy trì từ 3tháng trở lên. Sự khác biệt về thời gian giữa các lô có ý nghĩa thống kê (P < 0,001)(bảng 2) So sánh mức độ giảm bệnh Ở biểu đồ 1 cho thấy số bệnh nhân điều trị bằng Zinc đạt kết quả tốt,khá, lành mạnh là 85,22%. Trường hợp trung bình là 8 ca (9,09%), kém là 5ca (5,68%), còn ở nhóm chứng kết quả tốt, khá, lành mạnh là 43 (49,42%),trung bình 23 (26,43%) và kém 21 (24,13%). Như vậy là điều trị bằng Zinc đạt kết quả tốt cao hơn so với nhómchứng. Ngược lại ở nhóm chứng tỉ lệ bệnh nhân đạt kết quả trung b ình vàkém cao hơn so với nhóm Zinc. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê P < 0,001. Tác dụng của thuốc Điều trị bằng Zinc qua đường uống rất đơn giản, trong phần lớntrường hợp không cần kèm thuốc bôi, bệnh nhân đáp ứng trong tuần đầu haytuần thứ nhì của điều trị. Hồng ban bớt đỏ, vẩy giảm, không còn ngứa. Khi lành để lại vết tíchhơi trắng hơn da thường. Với thời gian vết trắng này phục hồi lại như màuda thường. Yếu tố thần kinh tâm lý được ổn định, bệnh nhân bớt căng thẳng longhĩ. Tóc ngưng rụng trong một số trường hợp có rụng tóc. Tổng trạng tốt,ăn ngủ tốt. Đối với móng vẩy nến: Thuốc cũng có tác dụng thuận lợi nhưng chậmhơn và ...

Tài liệu được xem nhiều: