Nghiên cứu chiết tách và phân lập một số hợp chất hữu cơ từ quả Đào tiên trồng ở tỉnh Phú Thọ
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 678.72 KB
Lượt xem: 6
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Thực vật di thực là những loài thực vật được đưa vào trồng ở những nơi mới, trong hay ngoài khu vực tự nhiên của loài đó. Bài viết nghiên cứu chiết tách và phân lập một số hợp chất hữu cơ từ của quả Đào tiên trồng ở tỉnh Phú Thọ (Crescentia cujete Linn), họ núc nác (Bignoniaceae).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu chiết tách và phân lập một số hợp chất hữu cơ từ quả Đào tiên trồng ở tỉnh Phú Thọ NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH VÀ PHÂN LẬP MỘT SỐ HỢP CHẤT HỮU CƠ TỪ QUẢ ĐÀO TIÊN TRỒNG Ở TỈNH PHÚ THỌ Nguyễn Minh Tuấn Khoa Công nghệ hóa học và Môi trường, Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì Tóm tắt Đào tiên, một loài thực vật có nguồn gốc từ Châu Mỹ, được di thực vào nước ta từ lâu. Theo kinh nghiệm, nhân dân ta thường dùng quả Đào tiên làm thuốc trị các chứng ho, cảm lạnh, viêm phế quản, trị nhức đầu, giúp nhuận tràng, lợi tiểu, giải nhiệt, hạ sốt… Để khẳng định về thành phần hóa học có trong thịt quả đào tiên và những kinh nghiệm nhân dân trong việc sử dụng dược liệu này, chúng tôi tiến hành thực hiện: “Nghiên cứu chiết tách và phân lập một số hợp chất hữu cơ từ của quả Đào tiên trồng ở tỉnh Phú Thọ (Crescentia cujete Linn), họ núc nác (Bignoniaceae)” Từ khóa: Đào tiên, axit xitric, axit cinnamic, Phú Thọ RESEARCH ON EXTRACTING AND ISOLATING SOME OGANIC COMPOUNDS FROM THE CALABASH GROWN IN PHU THO PROVINCE Abstract Crescentia cujete, or calabash, is a plant native to the Americas, has been acclimatized to our country a long time ago. According to traditional experience, our people often used the calabash as a medicine to treat coughs, colds, bronchitis, headache, laxative, diuretic, heat-reducing, fever-reducing....In order to improve the use value and confirm the correctness of our people's experience in using this medicinal herb, we carried out the project: 'Research on extracting and isolating some organic compounds from the calabash grown in Phu Tho Province” Keywords: Crescentia cujete L; Citric acid; Cinnamic acid; Phu Tho 1. MỞ ĐẦU Thực vật di thực là những loài thực vật được đưa vào trồng ở những nơi mới, trong hay ngoài khu vực tự nhiên của loài đó. Nước ta có hệ thực vật phong phú cả về số loài bản địa lẫn số loài di thực đến. Nhiều loài thực vật di thực được nhân dân ta sử dụng làm thuốc trong dân gian, được nghiên cứu đầy đủ, có hệ thống và đã đưa vào sản xuất thành các chế phẩm lưu hành trên thị trường. Tuy nhiên, cũng có nhiều loài được sử dụng rộng rãi làm thuốc theo kinh nghiệm nhân dân nhưng vẫn chưa được phát triển thành các chế phẩm thuốc do chưa được nghiên cứu đầy đủ về thành phẩn hoá học, chưa chứng minh được tác dụng dược lý. Đào tiên, một loài thực vật có nguồn gốc từ Châu Mỹ, được di thực vào nước ta từ lâu [1,2,3]. Theo kinh nghiệm, nhân dân ta thường dùng quả Đào tiên làm thuốc trị các chứng ho, cảm lạnh, viêm phế quản, trị nhức đầu, giúp nhuận tràng, lợi tiểu, giải nhiệt, hạ sốt… [4,5]. Hiện ở Việt Nam mới chỉ có một vài nghiên cứu về thực vật và hoá học 118 của cây Đào tiên nhưng vẫn còn chưa đầy đủ [6,7]. Để khẳng định về thành phần hóa học có trong thịt quả đào tiên và những kinh nghiệm nhân dân trong việc sử dụng dược liệu này, chúng tôi tiến hành thực hiện: “Nghiên cứu chiết tách và phân lập một số hợp chất hữu cơ từ của quả Đào tiên trồng ở tỉnh Phú Thọ (Crescentia cujete Linn), họ núc nác (Bignoniaceae)” 2. THỰC NGHIỆM 2.1. Dụng cụ và hóa chất 2.1.1. Dụng cụ Bộ dụng cụ chiết Shoxlet; máy cất thu hồi dung môi Buchi, phễu lọc Buchner; cân kỹ thuật Sartorius, cân phân tích Precisa; tủ sấy (Memmert, Đức); cột thủy tinh chứa sẵn Silicagel GF254 của MERCK; bản sắc kí lớp mỏng; bình cầu, bát sứ, bình nón, bình hút ẩm, cốc có mỏ, đũa thuỷ tinh, ống nghiệm, pipet, phễu lọc… 2.1.2. Hóa chất Nước cất, cloroform, cồn 90%, CaO bột, etanol, metanol, axeton, n-butanol, isopropanol, etylacetat, toluen, n-hexan…tất cả đều xuất sứ từ Trung Quốc; Than hoạt tính, cát sạch xuất sứ từ Việt Nam. 2.2. Phương pháp tiến hành Thịt quả Đào tiên tươi 3 kg được xay nhỏ, đem ngâm với 5 lít etanol ở nhiệt độ phòng trong 5 ngày [7,8], rút dịch chiết vắt bỏ bã, lọc thu dịch và đem cất chân không thu được cặn. Cặn thu được ở trên hòa tan với 500 ml nước cất ở 40 oC. Dịch nước được chiết lần lượt với các dung môi n-hexan, clorofom thu được 3 loại: dịch chiết A (dịch n-hexan); Dịch chiết B (clorofom) và dịch chiết C (nước). Hình 1: Sơ đồ chiết, tách các hợp chất từ thịt quả Đào tiên Dịch chiết A mang cất thu hồi dung môi n-hexan thu được cặn A. Cho chạy cột pha thường chiều dài cột 60 cm, nhồi 30 g Silicagel của hãng Merck, hấp phụ pha thường, 119 dung môi khai triển là n-hexan/etylaxetat và n-hexan/axeton thu được chất AC1 là chất kết tinh màu trắng. Dịch chiết B cất loại dung môi clorofom thu được cặn B. Cho chạy cột pha thường chiều dài cột 60 cm, nhồi 30 g Silicagel của hãng Merck, hấp phụ pha thường, dung môi khai triển là clorofom/etylaxetat và clorofom/axeton thu được chất BC1 là chất kết tinh màu trắng. Hình 2: Sơ đồ phân lập phân đoạn n-hexan và phân đoạn clorofom 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Hàm lượng nước có trong thịt quả Đào tiên Từ công thức: w% = (m1 – m2)/m1 x 100 (1) Trong đó, w: là hàm lượng nước chứa trong Đào tiên nguyên liệu; m1: là khối lượng Đào tiên nguyên liệu trước sấy; m2: là khối lượng Đào tiên nguyên liệu sau sấy. Thịt quả Đào tiên tươi 100 g sau khi sấy chân không ở nhiệt độ 60 oC, sấy khô đến khối lượng không đổi thu được 3,97 g. Theo công thức (1) thì lượng nước có trong thịt quả Đào tiên là 96,03 g tương ứng với 96,03%. Từ kết quả trên cho thấy quả Đào tiên có chứa hàm lượng nước cao. 3.2. Kết quả định tính các nhóm chất hữu cơ trong quả Đào tiên Bảng 3: Kết quả định tính các nhóm chất hữu cơ có trong quả Đào tiên TT Nhóm chất Phản ứng với thuốc thử Kết quả 1 Ankaloid Thuốc thử Mayer - 2 Tanin Với FeCl3 5% + Với chì acetat 10% ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu chiết tách và phân lập một số hợp chất hữu cơ từ quả Đào tiên trồng ở tỉnh Phú Thọ NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH VÀ PHÂN LẬP MỘT SỐ HỢP CHẤT HỮU CƠ TỪ QUẢ ĐÀO TIÊN TRỒNG Ở TỈNH PHÚ THỌ Nguyễn Minh Tuấn Khoa Công nghệ hóa học và Môi trường, Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì Tóm tắt Đào tiên, một loài thực vật có nguồn gốc từ Châu Mỹ, được di thực vào nước ta từ lâu. Theo kinh nghiệm, nhân dân ta thường dùng quả Đào tiên làm thuốc trị các chứng ho, cảm lạnh, viêm phế quản, trị nhức đầu, giúp nhuận tràng, lợi tiểu, giải nhiệt, hạ sốt… Để khẳng định về thành phần hóa học có trong thịt quả đào tiên và những kinh nghiệm nhân dân trong việc sử dụng dược liệu này, chúng tôi tiến hành thực hiện: “Nghiên cứu chiết tách và phân lập một số hợp chất hữu cơ từ của quả Đào tiên trồng ở tỉnh Phú Thọ (Crescentia cujete Linn), họ núc nác (Bignoniaceae)” Từ khóa: Đào tiên, axit xitric, axit cinnamic, Phú Thọ RESEARCH ON EXTRACTING AND ISOLATING SOME OGANIC COMPOUNDS FROM THE CALABASH GROWN IN PHU THO PROVINCE Abstract Crescentia cujete, or calabash, is a plant native to the Americas, has been acclimatized to our country a long time ago. According to traditional experience, our people often used the calabash as a medicine to treat coughs, colds, bronchitis, headache, laxative, diuretic, heat-reducing, fever-reducing....In order to improve the use value and confirm the correctness of our people's experience in using this medicinal herb, we carried out the project: 'Research on extracting and isolating some organic compounds from the calabash grown in Phu Tho Province” Keywords: Crescentia cujete L; Citric acid; Cinnamic acid; Phu Tho 1. MỞ ĐẦU Thực vật di thực là những loài thực vật được đưa vào trồng ở những nơi mới, trong hay ngoài khu vực tự nhiên của loài đó. Nước ta có hệ thực vật phong phú cả về số loài bản địa lẫn số loài di thực đến. Nhiều loài thực vật di thực được nhân dân ta sử dụng làm thuốc trong dân gian, được nghiên cứu đầy đủ, có hệ thống và đã đưa vào sản xuất thành các chế phẩm lưu hành trên thị trường. Tuy nhiên, cũng có nhiều loài được sử dụng rộng rãi làm thuốc theo kinh nghiệm nhân dân nhưng vẫn chưa được phát triển thành các chế phẩm thuốc do chưa được nghiên cứu đầy đủ về thành phẩn hoá học, chưa chứng minh được tác dụng dược lý. Đào tiên, một loài thực vật có nguồn gốc từ Châu Mỹ, được di thực vào nước ta từ lâu [1,2,3]. Theo kinh nghiệm, nhân dân ta thường dùng quả Đào tiên làm thuốc trị các chứng ho, cảm lạnh, viêm phế quản, trị nhức đầu, giúp nhuận tràng, lợi tiểu, giải nhiệt, hạ sốt… [4,5]. Hiện ở Việt Nam mới chỉ có một vài nghiên cứu về thực vật và hoá học 118 của cây Đào tiên nhưng vẫn còn chưa đầy đủ [6,7]. Để khẳng định về thành phần hóa học có trong thịt quả đào tiên và những kinh nghiệm nhân dân trong việc sử dụng dược liệu này, chúng tôi tiến hành thực hiện: “Nghiên cứu chiết tách và phân lập một số hợp chất hữu cơ từ của quả Đào tiên trồng ở tỉnh Phú Thọ (Crescentia cujete Linn), họ núc nác (Bignoniaceae)” 2. THỰC NGHIỆM 2.1. Dụng cụ và hóa chất 2.1.1. Dụng cụ Bộ dụng cụ chiết Shoxlet; máy cất thu hồi dung môi Buchi, phễu lọc Buchner; cân kỹ thuật Sartorius, cân phân tích Precisa; tủ sấy (Memmert, Đức); cột thủy tinh chứa sẵn Silicagel GF254 của MERCK; bản sắc kí lớp mỏng; bình cầu, bát sứ, bình nón, bình hút ẩm, cốc có mỏ, đũa thuỷ tinh, ống nghiệm, pipet, phễu lọc… 2.1.2. Hóa chất Nước cất, cloroform, cồn 90%, CaO bột, etanol, metanol, axeton, n-butanol, isopropanol, etylacetat, toluen, n-hexan…tất cả đều xuất sứ từ Trung Quốc; Than hoạt tính, cát sạch xuất sứ từ Việt Nam. 2.2. Phương pháp tiến hành Thịt quả Đào tiên tươi 3 kg được xay nhỏ, đem ngâm với 5 lít etanol ở nhiệt độ phòng trong 5 ngày [7,8], rút dịch chiết vắt bỏ bã, lọc thu dịch và đem cất chân không thu được cặn. Cặn thu được ở trên hòa tan với 500 ml nước cất ở 40 oC. Dịch nước được chiết lần lượt với các dung môi n-hexan, clorofom thu được 3 loại: dịch chiết A (dịch n-hexan); Dịch chiết B (clorofom) và dịch chiết C (nước). Hình 1: Sơ đồ chiết, tách các hợp chất từ thịt quả Đào tiên Dịch chiết A mang cất thu hồi dung môi n-hexan thu được cặn A. Cho chạy cột pha thường chiều dài cột 60 cm, nhồi 30 g Silicagel của hãng Merck, hấp phụ pha thường, 119 dung môi khai triển là n-hexan/etylaxetat và n-hexan/axeton thu được chất AC1 là chất kết tinh màu trắng. Dịch chiết B cất loại dung môi clorofom thu được cặn B. Cho chạy cột pha thường chiều dài cột 60 cm, nhồi 30 g Silicagel của hãng Merck, hấp phụ pha thường, dung môi khai triển là clorofom/etylaxetat và clorofom/axeton thu được chất BC1 là chất kết tinh màu trắng. Hình 2: Sơ đồ phân lập phân đoạn n-hexan và phân đoạn clorofom 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Hàm lượng nước có trong thịt quả Đào tiên Từ công thức: w% = (m1 – m2)/m1 x 100 (1) Trong đó, w: là hàm lượng nước chứa trong Đào tiên nguyên liệu; m1: là khối lượng Đào tiên nguyên liệu trước sấy; m2: là khối lượng Đào tiên nguyên liệu sau sấy. Thịt quả Đào tiên tươi 100 g sau khi sấy chân không ở nhiệt độ 60 oC, sấy khô đến khối lượng không đổi thu được 3,97 g. Theo công thức (1) thì lượng nước có trong thịt quả Đào tiên là 96,03 g tương ứng với 96,03%. Từ kết quả trên cho thấy quả Đào tiên có chứa hàm lượng nước cao. 3.2. Kết quả định tính các nhóm chất hữu cơ trong quả Đào tiên Bảng 3: Kết quả định tính các nhóm chất hữu cơ có trong quả Đào tiên TT Nhóm chất Phản ứng với thuốc thử Kết quả 1 Ankaloid Thuốc thử Mayer - 2 Tanin Với FeCl3 5% + Với chì acetat 10% ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Quả Đào tiên Dược liệu quả Đào tiên Thành phần hóa học của cây Đào tiên Thực tập dược liệu Kiểm nghiệm dược liệuTài liệu liên quan:
-
6 trang 16 0 0
-
Đặc điểm thực vật học và thành phần hóa học cây Bạch chỉ nam Millettia pulchra Kurz Fabaceae
9 trang 15 0 0 -
444 trang 13 0 0
-
Giáo trình Thực vật dược - đọc viết tên thuốc (Đối tượng: Cao đẳng Dược)
170 trang 11 0 0 -
Đặc điểm thực vật học loài Ráy gai (Lasia spinosa (L.) Thwaites), họ Ráy (Araceae)
8 trang 11 0 0 -
Nghiên cứu đặc điểm thực vật và tác dụng kháng khuẩn của cây hẹ (Allium tuberosum Roxb.)
5 trang 9 0 0 -
Đặc điểm thực vật học cây Cherry brazil (Eugenia brasiliensis Lam.), họ Sim (Myrtaceae)
8 trang 8 0 0 -
Đặc điểm thực vật và thành phần hóa học dây Sương sâm (Tiliacora triandra, Menispermaceae)
7 trang 8 0 0 -
Bài giảng Kiểm nghiệm dược liệu bằng phương pháp vi học - ThS. Nguyễn Thị Ánh Nguyệt
192 trang 7 0 0