Danh mục

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả xử trí ban đầu vết thương xuyên phần trước nhãn cầu ở trẻ em tại Bệnh viện Mắt Trung ương

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 221.19 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài được tiến hành với mục tiêu nhằm đánh giá các hình thái tổn thương lâm sàng và kết quả xử trí sau vết thương xuyên (VTX) phần trước nhãn cầu ở trẻ em. Nghiên cứu mô tả tiến cứu không có nhóm chứng trên 42 trẻ từ 15 tuổi trở xuống bị VTX phần trước nhãn cầu không có dị vật nội nhãn. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả xử trí ban đầu vết thương xuyên phần trước nhãn cầu ở trẻ em tại Bệnh viện Mắt Trung ương NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ XỬ TRÍ BAN ĐẦU VẾT THƯƠNG XUYÊN PHẦN TRƯỚC NHÃN CẦU Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN MẮT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ THU YÊN Bệnh viện Mắt Trung ương NGUYỄN THỊ BÍCH LỢI Bệnh viện đa khoa Hà Tĩnh TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá các hình thái tổn thương lâm sàng và kết quả xử trí sau vết thương xuyên (VTX) phần trước nhãn cầu ở trẻ em. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu không có nhóm chứng trên 42 trẻ từ 15 tuổi trở xuống bị VTX phần trước nhãn cầu không có dị vật nội nhãn. Kết quả: Nam/Nữ là 3/1, 3-9 tuổi chiếm 61,9%. Tỷ lệ nam luôn cao hơn nữ ở mọi lứa tuổi. Trẻ ở nông thôn, miền núi, chiếm tỷ lệ 73,8%. 88,1% vết thương ở giác mạc (GM), 21,9% ở củng mạc (CM) hoặc giác củng mạc, 66,7% có phòi kẹt mống mắt. 53,4% tổn thương thể thuỷ tinh (TTT). Kết quả thị lực: 60% > 0,1 trong đó 32,5%> 0,5. 54,% trường hợp có phẫu thuật TTT đạt thị lực > 0,05, 4 mắt mất chức năng. Biến chứng 25 mắt viêm màng bồ đào, 3 mắt tăng nhãn áp, 7 mắt viêm mủ nội nhãn, 4 mắt mất chức năng 3 mắt dẫn đến teo nhãn cầu. Kết luận: VTX phần trước nhãn cầu để lại hậu quả nặng nề. Hồi phục thị lực sau chấn thương ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố: mức độ tổn thương, thái độ xử trí ban đầu và sự xuất hiện các biến chứng. Từ khóa: Vết thương xuyên nhãn cầu phần trước, trẻ em điều trị gặp nhiều khó khăn nên tỷ lệ biến chứng và di chứng cao. VTX nhãn cầu ở trẻ em gây giảm thị lực cho mắt chấn thương và là nguyên nhân chính gây mù một mắt ở trẻ em. Không chỉ ảnh hưởng đến quá trình phát triển tâm sinh lý mà trẻ còn phải mang theo những di chứng của chấn thương suốt cuộc đời. Là tổn thất nặng nề cho chính trẻ, cho gia đình và cho xã hội. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Chấn thương mắt là một cấp cứu rất thường gặp trong nhãn khoa, trong đó tỷ lệ VTX nhãn cầu chiếm từ 25,3%- 69,3%. VTX nhãn cầu luôn chiếm tỷ lệ cao trong số trẻ nhập viện do chấn thương mắt, trong đó chủ yếu là vết thương phần trước nhãn cầu 91,7%. Với nét đặc thù về đặc điểm sinh lý ở trẻ em, quá trình phát triển nhãn cầu chưa hoàn chỉnh, phản ứng viêm xảy ra rầm rộ, diễn biến bệnh rất phức tạp, 53 ­ Điều trị nội khoa phối hợp: Kháng sinh, chống viêm, giãn đồng tử, tiêm kháng sinh nội nhãn ­ Siêu âm B đánh giá tình trạng dịch kính, võng mạc, đo nhãn áp sau khi vết thương đã được đóng kín. ­ Theo dõi và đánh giá kết quả thị lực, giải phẫu và các biến chứng sau xử trí. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP Nghiên cứu được tiến hành tại Khoa chấn thương Bệnh viện Mắt Trung ương từ tháng 9/2006 đến tháng 5/2007. 2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn  Bệnh nhân (BN) là trẻ em, từ 15 tuổi trở xuống bị vết thương xuyên phần trước nhãn cầu, không có dị vật nội nhãn. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm nhóm BN nghiên cứu ­ Giới: Nam/Nữ là 3/1. Lứa tuổi gặp nhiều nhất là 3-9 tuổi, chiếm 61,9%. Tỷ lệ nam luôn cao hơn nữ ở mọi lứa tuổi. ­ Phần lớn trẻ ở nông thôn, miền núi, chiếm tỷ lệ 73,8%. ­ Tai nạn thường xảy ra ở ngoài đường, nơi công cộng (47,6%) và chủ yếu là tác nhân thực vật (42,5%): que, cành cây, gỗ... ­ Số trẻ đến viện sau chấn thương trước 24h chiếm 50%. Trong đó chỉ 16,7% được đóng kín vết thương ở tuyến dưới. 3.2. Đặc điểm tổn thương bán phần trước trong VTX ­ Mi mắt: Phần lớn không có tổn thương mi phối hợp. Một số ít rách da mi, tụ máu, bầm tím. Kết mạc: Rách KM, xuất huyết dưới KM (28,6%), phù KM (14,6%) ­ Vết thương phần trước nhãn cầu: Vết rách giác mạc chiếm phần lớn 88,1% trong đó chủ yếu là rách ở trung tâm giác mạc(56,4%) có kích thước 3-5mm (48,7%); rách củng mạc 7,1% và rách củng- giác mạc chỉ 4,8%. 2.2. Tiêu chuẩn loại trừ Những BN có kèm theo xuất huyết dịch kính, bong võng mạc, TTT sa vào buồng dịch kính. Những BN có vết thương phần trước phối hợp với vết thương phần sau nhãn cầu. Những BN đa chấn thương hoặc có các bệnh toàn thân nặng. 2.3. Thiết kế nghiên cứu: mô tả, tiến cứu không có nhóm chứng, n= 42. 2.4. Phương tiện nghiên cứu: Sử dụng các phương tiện có sẵn tại Bệnh viện mắt trung ương: máy sinh hiển vi khám bệnh, sinh hiển vi phẫu thuật, bộ đo nhãn áp, bộ dụng cụ vi phẫu. 2.5. Phương pháp tiến hành Hỏi bệnh: Thời gian, hoàn cảnh xảy ra chấn thương. Xử trí ở tuyến dưới. Tiền sử bệnh lý ở mắt và toàn thân. ­ Đánh giá thị lực. ­ Thăm khám phát hiện các tổn thương thực thể ở: KM, GM, CM, tình trạng tiền phòng, mống mắt, đồng tử, TTT, dịch kính. ­ Xử trí cấp cứu: Khâu phục hồi vết thương nhãn cầu; xử trí TTT: lấy TTT, lấy TTT kết hợp đặt IOL hoặc cố định IOL vào củng mạc 54 Bảng 1. Đặc điểm tiền phòng khi trẻ đến viện Số lượng n Đặc điểm Xuất tiết Xuất huyết tiền phòng Mủ tiền phòng Chất thể thuỷ tinh Dịch kính trong tiền phòng Tiền phòng sạch 30 9 4 8 3 11 Tổn thương thể thủy tinh: Đục TTT: 14,3%. Đục vỡ TTT: 38,1%. Tổn thương mống mắt và tình trạng đồng tử: 66,7% kẹt mép vết rách, 4,8% có đứt chân mống mắt gây biến dạng đồng tử (69,1%), 4,8% các trường hợp đến viện muộn khi đã ...

Tài liệu được xem nhiều: