Danh mục

Nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống ngô nếp mới trong vụ Đông - Xuân năm 2016 tại phường Thủy Biều, thành phố Huế

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 279.12 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống ngô nếp mới trong vụ Đông - Xuân năm 2016 tại phường Thủy Biều, thành phố Huế trình bày kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống ngô nếp mới trong vụ Đông - Xuân năm 2016 tại P. Thủy Biều, TP. Huế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống ngô nếp mới trong vụ Đông - Xuân năm 2016 tại phường Thủy Biều, thành phố Huế NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT MỘT SỐ GIỐNG NGÔ NẾP MỚI TRONG VỤ ĐÔNG - XUÂN NĂM 2016 TẠI PHƯỜNG THỦY BIỀU, THÀNH PHỐ HUẾ PHẠM THỊ CẨM HÀ Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế TRẦN VĂN MINH Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Huế Tóm tắt: Thí nghiệm so sánh sự sinh trưởng và phát triển của các giống ngô nếp trong vụ Đông Xuân 2015 - 2016 tại P. Thủy Biều, TP. Huế gồm 5 giống: AIQ.88, AIQ.99, PAC.10039, PAC.10034, Nếp Nù (đối chứng). Kết quả thí nghiệm cho thấy: Các giống ngô nếp đều có khả năng sinh trưởng tốt trong điều kiện vụ Đông - Xuân tại P. Thủy Biều, TP. Huế, trong đó giống PAC.10039 có khả năng sinh trưởng tốt nhất, về chiều cao cây đạt 206,9 cm, đường kính đạt 2,39 cm. Các giống đều cho năng suất cao hơn đối chứng ở độ tin cậy 95%, giống PAC.10034 và PAC.10039 có năng suất thực thu cao nhất đạt 73,3 tạ/ha và 70,1 tạ/ha. Hai giống PAC.10039 và AIQ.99 có chất lượng ăn tươi được đánh giá là tốt và nổi trội hơn các giống khác, các giống PAC.10034 và AIQ.88 có chất lượng khá. Từ khóa: chất lượng, năng suất, ngô nếp, phát triển, sinh trưởng, TP Huế. 1. MỞ ĐẦU Cây ngô (Zea mays L.) thuộc họ hòa thảo Poaceae, có nguồn gốc từ Trung Mỹ, là cây lương thực quan trọng trên toàn cầu, góp phần nuôi sống 1/3 dân số trên thế giới. Ngô là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao được dùng để ăn tươi rất ngon hoặc đóng hộp xuất khẩu như ngô nếp (hạt màu trắng, dẻo), ngô đường (hạt màu vàng không đều, vị ngọt), ngô rau (ngô non, ít tinh bột),… Ở Việt Nam, ngô tuy chỉ chiếm 12,9% diện tích cây lương thực có hạt, nhưng là cây lương thực quan trọng thứ hai sau lúa. Tuy vậy sản lượng ngô nước ta vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước ngày một tăng nhanh. Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của ngô là giống ngô. Vì vậy, nghiên cứu chọn tạo giống có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt phù hợp với từng vùng khí hậu khác nhau đã trở thành mục tiêu chính của các chương trình tạo giống của quốc gia. Thừa Thiên Huế là tỉnh có điều kiện đất đai, khí hậu thuận lợi cho trồng ngô nên ngô đã được trồng từ lâu đời đặc biệt là các giống ngô nếp. Tuy nhiên hiện nay các giống ngô nếp trên địa bàn thường không cho năng suất và phẩm chất đáp ứng nhu cầu cần thiết. Do đó, việc tìm ra các giống ngô nếp cho năng suất cao, phẩm chất tốt, khả năng chống chịu tốt, thích nghi với điều kiện sinh thái của vùng đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng ngô là cần thiết và cấp bách. Bài viết là kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống ngô nếp mới trong vụ Đông - Xuân năm 2016 tại P. Thủy Biều, TP. Huế. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Vật liệu nghiên cứu gồm 4 giống ngô nếp mới được chọn tạo, nhập nội và 1 giống trồng phổ biến tại tỉnh làm đối chứng. 303 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC HUẾ CYS 2016 Bảng 1. Danh sách các giống ngô nếp thí nghiệm STT Tên giống Nguồn cung cấp hạt giống Công ty Cổ phần Tổng công ty Giống cây 1 AIQ.88 trồng Con nuôi Ninh Bình Công ty Cổ phần Tổng công ty Giống cây 2 AIQ.99 trồng Con nuôi Ninh Bình 3 PAC.10039 Công ty Advanta, Việt Nam 4 PAC.10034 Công ty Advanta, Việt Nam 5 Nếp Nù Đối chứng Địa điểm tiến hành đề tài: P. Thủy Biều, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Thời gian tiến hành đề tài: Vụ Đông - Xuân 2016, gieo ngày 01/01/2016. Thí nghiệm so sánh giống được bố trí theo khối ngẫu nhiên. Số giống tham gia: 5; Số lần nhắc lại: 3. Diện tích mỗi ô trồng ngô (TN): 5 m × 3 m = 15 m2 . Diện tích các ô TN: 15 m2 × 15 ô = 225 m2 . Diện tích bảo vệ và rãnh phân cách giữa các ô TN, các lần nhắc lại: 100 m2 . Tổng diện tích TN: 325 m2 . Sơ đồ bố trí thí nghiệm Băng Băng bảo vệ Băng bảo bảo vệ 1 3 4 2 5 vệ 4 2 5 1 3 5 1 3 4 2 Băng bảo vệ Ghi chú: 1-AIQ.88; 2-AIQ.99; 3-PAC.10039; 4-PAC.10034; 5-Nếp Nù (Đ/c) Quy trình kỹ thuật được áp dụng theo “Quy chuẩn kỹ thuật Quốc tế về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống ngô, “QCVN 01 - 56: 2011/BNNPTNT” Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn [1]. Các chỉ tiêu theo dõi: thời gian sinh trưởng, phát triển; hình thái, sinh lý; tính chống chịu; các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất; chất lượng. Số liệu thí nghiệm được xử lý thống kê trên máy vi tính theo chương trình STATISTIX - 9.0, EXCEL. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Nghiên cứu về sinh trưởng và phát triển của các giống ngô Kết quả ở bảng 2 cho thấy: Thời gian sinh trưởng, phát triển của các giống ngô nếp tham gia thí nghiệm ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: