Danh mục

Nghiên cứu đánh giá về sự hài lòng của khách hàng và tính thương mại của hệ thống phanh tự động khẩn cấp AEB (Autonomous Emergency Braking)

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 282.35 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải tài liệu: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu trình bày bên cạnh những thuận lợi đạt được còn tồn tại những khó khăn như: giá thành của những công nghệ để tăng độ an toàn cho người sử dụng hiện tại rất cao và ở Việt Nam đa phần được trang bị trên các dòng xe sang trọng. Mục đích đề tài là muốn tìm ra một giải pháp giải quyết các vấn đề về độ an toàn của tài xế khi lưu thông trên đường. Từ đó hạn chế được các vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra. Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu đánh giá về sự hài lòng của khách hàng và tính thương mại của hệ thống phanh tự động khẩn cấp AEB (Autonomous Emergency Braking) NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ VỀ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG VÀ TÍNH THƯƠNG MẠI CỦA HỆ THỐNG PHANH TỰ ĐỘNG KHẨN CẤP AEB (AUTONOMOUS EMERGENCY BRAKING) Võ Phúc Thẫm Viện Công nghệ Việt – Nhật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Phụ Thượng Lưu TÓM TẮT Hiện nay trên Thế giới ngành công nghiệp sửa chữa – chế tạo ô tô đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, song song đó ở nước ta thì ngành ô tô cũng đang trong giai đoạn phát triển vượt bậc. Cùng với sự phát triển đó, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người sử dụng, đặc biệt là sự quan tâm về tính năng hỗ trợ an toàn cho người sử dụng cũng tăng lên. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi đạt được còn tồn tại những khó khăn như: giá thành của những công nghệ để tăng độ an toàn cho người sử dụng hiện tại rất cao và ở Việt Nam đa phần được trang bị trên các dòng xe sang trọng. Mục đích đề tài là muốn tìm ra một giải pháp giải quyết các vấn đề về độ an toàn của tài xế khi lưu thông trên đường. Từ đó hạn chế được các vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra. Từ khóa: Phanh tự động (EAB), dịch vụ, khách hàng, khảo sát. 1 GIỚI THIỆU Hệ thống phanh tự động khẩn cấp AEB (Autonomous Emergency Braking) là công nghệ an toàn trên xe ô tô có khả năng cảnh báo cho lái xe về một vụ va chạm sắp xảy ra, đồng thời giúp lái xe phanh với một lực tối đa. Hoặc tự động phanh xe trong tình huống khẩn cấp. Hệ thống phanh AEB được chế tạo chỉ để hỗ trợ lái xe ô tô trong những tình huống khẩn cấp và người điều khiển xe luôn phải chịu trách nhiệm nếu không may xảy ra tai nạn. Theo như thông tin chia sẻ từ trang Vietnamnet. Năm 2013, theo kết quả nghiên cứu của chính quyền Úc, hệ thống AEB giúp ngăn ngừa được 35% va chạm từ phía sau và 53% va chạm được giảm nhẹ. 20 nhà sản xuất ô tô ở Mỹ cam kết sẽ đưa hệ thống phanh tự động khẩn cấp AEB thành trang bị tiêu chuẩn cho tất cả các mẫu xe vào năm 2022. 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH 2.1 Các khái niệm 2.1.1 Khái niệm về sự hài lòng Có nhiều định nghĩa khác nhau về sự hài lòng của khách hàng cũng như có khá nhiều tranh luận về định nghĩa này. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, sự hài lòng là sự khác biệt giữa kỳ vọng của khách hàng và cảm nhận thực tế nhận được. Theo Philip Kotler (2000), “Sự hài lòng của khách 886 hàng là mức độ trạng thái cảm giác của một người bắt nguồn từ việc so sánh kết quả thu được từ việc tiêu dùng sản phẩm/dịch vụ với những kỳ vọng của chính họ”. Theo Kotler (2001), “Sự hài lòng của khách hàng là mức độ trạng thái cảm giác của một người bắt nguồn từ việc so sánh kết quả thu được từ việc tiêu dùng sản phẩm/dịch vụ và những kỳ vọng của khách hàng”. Kỳ vọng ở đây được xem là ước mong hay mong đợi của con người, bắt nguồn từ nhu cầu cá nhân, kinh nghiệm trước đó và thông tin bên ngoài như quảng cáo, thông tin truyền miệng từ gia đình và bạn bè. Theo Hansemark và Albinsson (2004), “Sự hài lòng của khách hàng là một thái độ tổng thể của khách hàng đối với một nhà cung cấp dịch vụ, hoặc một cảm xúc phản ứng với sự khác biệt giữa những gì khách hàng dự đoán trước và những gì họ tiếp nhận, đối với sự đáp ứng một số nhu cầu, mục tiêu hay mong muốn”. 2.1.2 Các mức độ của sự hài lòng Mức độ hài lòng của khách hàng được xem như sự so sánh giữa mong đợi trước và sau khi mua một sản phẩm hoặc dịch vụ. Theo Philip Kotler, “Mức độ hài lòng phụ thuộc sự khác biệt giữa kết quả nhận được và sự kỳ vọng. Nếu kết quả thực tế thấp hơn sự kỳ vọng thì khách hàng không hài lòng; Nếu kết quả thực tế tương xứng với sự kỳ vọng thì khách hàng sẽ hài lòng; Nếu kết quả thực tế cao hơn sự kỳ vọng thì khách hàng rất hài lòng”. Sự kỳ vọng của khách hàng được hình thành từ kinh nghiệm mua sắm, từ bạn bè, đồng nghiệp và từ những thông tin của người bán và đối thủ cạnh tranh. Để nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng, doanh nghiệp cần có những khoản đầu tư thêm và ít ra cũng là đầu tư thêm những chương trình marketing. 2.1.3 Khái niệm về tính thương mại Trong khuôn khổ của GATT/WTO, tại vòng đàm phán Uruguay diễn ra từ năm 1986 đến năm 1994, các nước thành viên của GATT đã thông qua Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (General Agreement on Trade in Services, viết tắt là GATS). Hiệp định được thiết lập nhằm mở rộng phạm vi điều chỉnh của hệ thống thương mại đa phương sang lĩnh vực dịch vụ, chứ không điều chỉnh một mình lĩnh vực thương mại hàng hóa như trước đó. 2.2 Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu Sau khi qua bước nghiên cứu định tính bằng việc phỏng vấn tham khảo ý kiến của nhóm khách hàng sử dụng dịch vụ Vinasun. Kết quả đa số cho là các yếu tố sau tác động đến sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng hệ thống phanh tự động AEB gồm có 3 yếu tố: độ tin cậy, sự ảnh hưởng chi ph ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: