Danh mục

Nghiên cứu đề xuất bổ sung tiêu chí nguy cơ rủi ro ô nhiễm môi trường trong thông tư 26/2016/TT-BTNMT áp dụng cho các vùng biển có hoạt động hàng hải

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 495.48 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cho đến nay Thông tư số 26/2016/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên & Môi trường là văn bản pháp lí duy nhất quy định về phân cấp, phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển Việt Nam. Việc phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển trong Thông tư này chưa theo nguồn tác động và kết quả của quá trình quản lí giảm thiểu rủi ro.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu đề xuất bổ sung tiêu chí nguy cơ rủi ro ô nhiễm môi trường trong thông tư 26/2016/TT-BTNMT áp dụng cho các vùng biển có hoạt động hàng hải CHÀO MỪNG NGÀY THÀNH LẬP TRƯỜNG 01/4/2018 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT BỔ SUNG TIÊU CHÍ NGUY CƠ RỦI RO Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRONG THÔNG TƯ 26/2016/TT-BTNMT ÁP DỤNG CHO CÁC VÙNG BIỂN CÓ HOẠT ĐỘNG HÀNG HẢI A STUDY ON PROPOSING ADDITIONAL CRITERIA OF ENVIRONMENTAL POLLUTION RISK IN THE CIRCULATION No. 26/2016/TT-BTNMT ON MARITIME AREAS LÊ THỊ HƯƠNG GIANG1, NGUYỄN THỊ THẾ NGUYÊN2 1 Khoa Công trình, Trường ĐHHH Việt Nam 2 Khoa Kĩ thuật Biển, Trường Đại học Thủy lợi Tóm tắt Cho đến nay Thông tư số 26/2016/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên & Môi trường là văn bản pháp lí duy nhất quy định về phân cấp, phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển Việt Nam. Việc phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển trong Thông tư này chưa theo nguồn tác động và kết quả của quá trình quản lí giảm thiểu rủi ro. Do vậy, nghiên cứu này được thực hiện nhằm đề xuất thêm các tiêu chí liên quan đến nguy cơ gây ra sự cố hàng hải và quản lí rủi ro hàng hải khi phân cấp, phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển tại những vùng biển có hoạt động hàng hải. Dựa vào kết qua điều tra thực địa, phương pháp Delphi và tham khảo các tài liệu chuyên ngành liên quan đến hàng hải, nhóm nghiên cứu đã đề xuất thêm hai chỉ số yếu tố gây rủi ro hàng hải (Inn) và chỉ số quản lí hàng hải, quản lí rủi ro hàng hải (Iql) khi tính toán giá trị đánh giá nguy cơ ô nhiễm môi trường biển do hoạt động hàng hải (Imđ). Các yếu tố có thể gây ra chỉ số rủi ro hàng hải như điều kiện khí tượng, thủy hải văn, địa hình, địa chất, tuổi thọ tàu thuyền, mật độ hàng hải, loại hàng hóa vận chuyển và các yếu tố quản lí rủi ro hàng hải như sự trợ giúp hàng hải, đảm bảo độ sâu, các kế hoạch, biện pháp, nhân lực ứng phó rủi ro ô nhiễm môi trường đều được đưa vào xem xét. Từ khóa: Phân cấp rủi ro, quản lí rủi ro, hàng hải. Abstract So far, the Circular No. 26/2016/TT-BTNMT by the Ministry of Resources & Environment is the only legal document on zoning of marine environmental pollution in Vietnam. The marine environmental pollution risk classification in this Circular is not based on sources of the impacts, as well as on the results of the risk management process. This study was conducted to propose more criteria related to the risk of marine incidents and the maritime risk management for zoning the risk of marine pollution in the areas having marine operations. Based on field surveys, Delphi method, and navigational references, the research team proposed two additional criteria, including maritime risk index (I nn) and maritime risk management index (Iql) when assess the risk of environmental pollution caused by marine navigation (Imd). Factors that may cause marine hazard indices such as meteorological conditions, hydrology, topography, geology, ship life, maritime density, transport categories, and risk management factors such as marine assistance, depth assurance, plans, measures and manpower to address the risk of environmental pollution, are all taken into consideration. Keywords: Risk classification, risk management, marine navigation. 1. Giới thiệu chung Trong vận chuyển hàng hóa, hành khách, vận tải biển đóng vai trò quan trọng do có nhiều lợi thế hơn các loại hình vận tải khác như: giá thành vận chuyển thấp, có khả năng chở hàng với số lượng lớn, hàng siêu trường, siêu trọng, có thể tới được tất cả các châu lục trên thế giới [1]. Thực tế hiện nay, trên 90% lượng hàng hóa được vận chuyển giữa các châu lục bằng đường biển [2]. Xu hướng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển trong tương lai vẫn không ngừng phát triển, đặc biệt là hàng container. Sự gia tăng về số lượng cảng biển và mật độ tàu thuyền trong hoạt động hàng hải đã, đang và sẽ làm gia tăng mối đe dọa về ô nhiễm môi trường biển. Theo đánh giá chung từ các kết quả nghiên cứu khoa học của thế giới, lượng dầu thải xuống các vùng nước hàng năm (đặc biệt là với nước biển) ước tính theo tỷ lệ: 73% từ hoạt động tàu biển, 21% từ sự cố hàng hải và 6% từ các nguồn khác [3]. Bên cạnh dầu mỡ, nước thải, chất thải sinh hoạt, phế thải trong các hoạt động sửa chữa tàu thuyền, dịch vụ,… cũng là những nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường biển. Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 54 - 4/2018 43 CHÀO MỪNG NGÀY THÀNH LẬP TRƯỜNG 01/4/2018 Việt Nam được coi là một trong số không nhiều quốc gia trên thế giới có tiềm năng rất lớ ...

Tài liệu được xem nhiều: