Nghiên cứu, đề xuất giải pháp nâng cao trách nhiệm xã hội và vai trò chủ thể của nông dân trong xây dựng nông thôn mới
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu, đề xuất giải pháp nâng cao trách nhiệm xã hội và vai trò chủ thể của nông dân trong xây dựng nông thôn mới I. Thông tin chung Tên Đề tài: Nghiên cứu, đề xuất giải pháp nâng cao trách nhiệm xã hội và vai trò chủ thể của nông dân trong xây dựng nông thôn mới Thời gian thực hiện: 01/2013-7/2015 Cơ quan chủ trì: Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam Chủ nhiệm đề tài: GS.TS Nguyễn Xuân Thắng ĐTDĐ: Email: 1. Đặt vấn đề Các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta từ khi Đổi mới đến nay đều thể hiện một chiến lược nhất quán đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn, coi đây là vấn đề “có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng” (Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X). Bên cạnh đó, Nghị quyết số 26-NQ/TW khoá X cũng đã vạch ra những hạn chế, yếu kém trong thực tiễn phát triển nông nghiêp, nông thôn giai đoạn vừa qua và chỉ ra các nguyên nhân: đó là việc nhận thức về vị trí, vai trò của nông nghiệp, nông dân, nông thôn còn bất cập so với thực tiễn; chưa hình thành một cách có hệ thống các quan điểm lý luận về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Cũng Văn kiện này đã ghi rõ rằng “Trong mối quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp, nông dân và nông thôn, nông dân là chủ thể của quá trình phát triển, xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị theo quy hoạch là căn bản; phát triển toàn diện, hiện đại hóa nông nghiệp là then chốt”. Có thể nói rằng, quan điểm về “vai trò chủ thể” của nông dân trong toàn bộ quá trình phát triển kinh tế xã hội nông thôn, thực sự là điểm sáng có ý nghĩa quyết định trong quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng. Vẫn theo tinh thần đó, văn kiện quan trọng này của Đảng cũng yêu cầu công tác lãnh đạo và quản lý “phải khơi dậy tinh thần yêu nước, tự chủ, tự lực tự cường vươn lên của nông dân” và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nâng cao trình độ giác ngộ và vị thế chính trị của giai cấp nông dân, tạo điều kiện để nông dân tham gia đóng góp và hưởng lợi nhiều hơn trong quá trình công nghiệp hoá đất nước . Trong bối cảnh chính sách và thực tiễn phát triển nói trên, thì vấn đề đặt ra về mặt khoa học xã hội, là làm thế nào để tư tưởng của Đảng về “vai trò chủ thể” của giai cấp nông dân, thực sự được quán triệt trong toàn xã hội, từ đó tạo ra sức mạnh nhận thức và hiệu quả trong toàn bộ công tác phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới hiện nay. Do đó, nghiên cứu khoa học xã hội nhằm nâng cao “trách nhiệm xã hội” và “vai trò chủ thể” của nông dân trong xây dựng nông thôn mới, chính là sự quán triệt các mục tiêu nhận thức và thực tiễn cách mạng nói trên. 316 Nghiên cứu này sẽ không chỉ giúp nhận diện về thực trạng “trách nhiệm xã hội” và vai trò của nông dân hiện nay, mà còn nêu ra các giải pháp phát huy trách nhiệm xã hội và vai trò chủ thể của nông dân trong phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Đây là vấn đề then chốt về phát triển và cũng là nhiệm vụ của các nghiên cứu khoa học xã hội đương đại. Như lời một nhà lãnh đạo cao cấp của Đảng ta đã từng nhấn mạnh “các nhà khoa học phải nghiên cứu làm thế nào để nhân dân lao động phát huy cao nhất quyền làm chủ tập thể. Đây vừa là mục tiêu vừa là động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Xã hội học phải làm tốt nhiệm vụ này, góp phần xây dựng các chính sách xã hội nhằm phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động” (Lê Duẩn, dẫn lại Vũ Oanh, 1984). 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Đề xuất, bổ sung hoàn thiện cơ chế chính sách và các giải pháp nâng cao trách nhiệm xã hội và vai trò chủ thể của nông dân trong xây dựng nông thôn mới. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu trách nhiệm xã hội và vai trò chủ thể của nông dân trong xây dựng nông thôn mới; - Thông qua khảo sát thực trạng, đạt được sự hiểu biết toàn diện và sâu sắc về trách nhiệm xã hội và vai trò chủ thể của nông dân hiện nay; - Đề xuất các cơ chế và giải pháp chính sách nâng cao trách nhiệm xã hội và vai trò chủ thể của nông dân trong xây dựng nông thôn mới. 3. Các kết quả chính của nhiệm vụ đã đạt được 3.1. Vai trò chủ thể và trách nhiệm xã hội của nông dân trong xây dựng NTM 3.1.1. Xây dựng NTM Từ mục tiêu xây dựng NTM, cho thấy: i) Xây dựng NTM là nằm trong tiến trình phát triển nông thôn mang tính toàn diện, gồm các mặt kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị và môi trường; ii) Mục tiêu phát triển là có tính chất định tính: kinh tế hiện đại, hợp lý theo quy hoạch; xã hội ổn định, văn hóa giàu bản sắc dân tộc; dân trí được nâng cao; môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường. Xây dựng NTM là một hoạt động tham dự, hoạt động tác động của nhà nước và xã hội vào quá trình phát triển nông thôn. Bên cạnh đó, ý nghĩa của chương trình xây dựng NTM còn ở chỗ khơi dậy và khai thác hiệu quả các nguồn lực của bản thân nông thôn, đồng thời tăng năng lực của nông thôn, phá vỡ bẫy nghèo và nâng cao, cải thiện các điều kiện sống, điều kiện phát triển của nông thôn. Như vậy, chương trình xây dựng NTM gồm hai mục tiêu: mục tiêu phát triển thuộc quá trình lâu dài và mục tiêu thúc đẩy, hỗ trợ sự phát triển, giải quyết 317 những vấn đề ngắn hạn góp phần tạo ra những cơ sở, và để nâng cấp, cải thiện những điều kiện cho sự phát triển, nhất là, cho việc cải thiện đời sống của người dân nông thôn. 3.1.2. Vai trò và trách nhiệm của nông dân trong xây dựng NTM Vai trò và trách nhiệm của chủ thể nông dân chuyển từ lĩnh vực phát triển chung sang chương trình xây dựng NTM có hàng loạt vấn đề cần đi sâu. i) Tính chất của chương trình xây dựng NTM là nhà nước với tính cách chủ thể công tác động vào quá trình phát triển, thúc đẩy và hỗ trợ nông thôn phát triển. ii) Trước hết, trong xây dựng NTM xác lập hai loại chủ thể: chủ thể công - nhà nước, chủ th ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phát triển nông nghiệp Xây dựng nông thôn mới Nâng cao trách nhiệm xã hội Hiện đại hóa nông nghiệp Phát triển kinh tế tập thểGợi ý tài liệu liên quan:
-
35 trang 343 0 0
-
Phát triển kinh tế tập thể ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
4 trang 261 0 0 -
Hai mô hình phát triển và sự đổi mới kinh tế thông qua thực tiễn phát triển nông nghiệp ở Việt Nam
348 trang 218 0 0 -
Sinh thái học nông nghiệp : Quần thể sinh vật part 3
6 trang 156 0 0 -
Điểm sáng phát triển nông nghiệp đô thị ở Hải Phòng
2 trang 123 0 0 -
124 trang 112 0 0
-
11 trang 104 0 0
-
5 trang 89 0 0
-
13 trang 85 0 0
-
26 trang 72 0 0
-
98 trang 66 0 0
-
Giải pháp tăng cường kết nối nông thôn - đô thị trong xây dựng nông thôn mới
10 trang 53 0 0 -
Bài tiểu luận: Thực trạng phát triển nông nghiệp bền vững ở nước ta
15 trang 52 0 0 -
Quyết định 2727/QĐ-UBND năm 2013
11 trang 52 0 0 -
Một số quy định về quản lý, sử dụng đất nông nghiệp hiện hành tại Việt Nam
5 trang 49 0 0 -
Hệ thống nhận dạng bệnh cây trồng hiệu quả ứng dụng trong nông nghiệp thông minh
6 trang 46 0 0 -
Quyết định số 421/QĐ-TTg năm 2019
14 trang 44 0 0 -
Đổi mới hệ thống quản lý nhà nước cho xây dựng nông thôn mới: Thực trạng, định hướng và giải pháp
4 trang 42 0 0 -
Ebook Quảng Ninh 30 năm đổi mới cùng đất nước (1986-2016): Phần 1
300 trang 42 0 0 -
51 trang 42 0 0