Nghiên cứu giải pháp khoa học công nghệ và chính sách cơ giới hoá sản xuất, sơ chế, bảo quản một số cây trồng chính mía, ngô, sắn phục vụ xây dựng nông thôn mới
Số trang: 23
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.15 MB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết trình bày đánh giá được thực trạng, xây dựng được định hướng trang bị cơ điện nông nghiệp phục vụ CGH trồng trọt, sơ chế, bảo quản nông sản, tập trung cho các cây trồng chính (mía, ngô, sắn); Đề xuất được giải pháp khoa học công nghệ về cơ điện nông nghiệp phục vụ CGH trong trồng trọt và sơ chế, bảo quản nông sản (tập trung cho mía, ngô, sắn).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu giải pháp khoa học công nghệ và chính sách cơ giới hoá sản xuất, sơ chế, bảo quản một số cây trồng chính mía, ngô, sắn phục vụ xây dựng nông thôn mới Thông tin chung Tên Đề tài/Dự án: Nghiên cứu giải pháp khoa học công nghệ và chính sách cơ giới hoá sản xuất, sơ chế, bảo quản một số cây trồng chính mía, ngô, sắn phục vụ xây dựng nông thôn mới Thời gian thực hiện: 2015-2016 Cơ quan chủ trì: Viện Cơ điện NN và Công nghệ sau thu hoạch Chủ nhiệm đề tài: TSKH. Bạch Quốc Khang ĐTDĐ: Email: 1. Đặt vấn đề Cơ giới hóa nông nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; là một trong những giải pháp căn bản để phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại có trình độ thâm canh và năng suất lao động cao, phát huy tối đa năng suất sinh học của cây trồng vật nuôi, đảm bảo tính thời vụ, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH), khai thác tiết kiệm và bền vững tài nguyên thiên nhiên. Sau 30 năm đổi mới, đến nay vai trò của CGH nông nghiệp lại càng trở nên quan trọng, là giải pháp tạo động lực cho tái cơ cấu ngành (TCC) và xây dựng nông thôn mới (NTM). Mặc dù có vai trò quan trọng, nhưng quá trình phát triển CGH hóa nông nghiệp nước ta trong nhiều năm qua khá thăng trầm với những chủ trương, đường lối, chính sách khác nhau qua các giai đoạn. Từ thời kỳ cải tạo, đi tắt lên sản xuất lớn với CGH lớn, trải qua thời kỳ khoán hộ CGH “toàn cuốc”, đến giai đoạn phát triển khá nhanh trong những năm gần đây, chúng ta vẫn luôn vấp phải nhiều khó khăn, rào cản trong phát triển CGH. Tuy nhiên, không thể có giải pháp KHCN và chính sách CGH hoàn toàn riêng biệt cho một nhóm nông sản nào. Do đó, để giải quyết vấn đề đặt ra, Đề tài cần nghiên cứu đề xuất giải pháp và chính sách thúc đẩy CGH sản xuất nông nghiệp nói chung, trong đó có những nội dung áp dụng cho CGH sản xuất mía, ngô, sắn. Kết quả nghiên cứu đề xuất giải pháp KHCN và chính sách thúc đẩy CGH nông nghiệp nói chung, CGH sản xuất, sơ chế bảo quản mía, ngô, sắn nói riêng và xây dựng bộ tiêu chí về CGH nông nghiệp phục vụ xây dựng NTM có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Chúng sẽ đóng góp những luận cứ khoa học và thực tiễn để hoạch định phát triển CGH nông nghiệp; đề xuất những chương trình KHCN và các đề tài/dự án nghiên cứu, chuyển giao về cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch; tạo ra động lực thúc đẩy tái cơ cấu ngành và xây dựng NTM. Từ tính cấp thiết và ý nghĩa khoa học, thực tiễn đó, Đề tài: “Nghiên cứu giải pháp khoa học công nghệ và chính sách cơ giới hoá sản xuất, sơ chế, bảo quản một số cây trồng chính mía, ngô, sắn phục vụ xây dựng nông thôn mới”, đã được phê duyệt 785 cho thực hiện từ 12/2015 đến 11/2016, thuộc Chương trình KH và CN phục vụ xây dựng NTM giai đoạn 2011-2015, theo Quyết định số 5390/QĐ-BNN-KHCN ngày 25/12/2015 phê duyệt. 2. Mục tiêu 2.1. Mục tiêu chung Đánh giá được thực trạng, xây dựng được định hướng trang bị cơ điện nông nghiệp phục vụ CGH trồng trọt, sơ chế, bảo quản nông sản, tập trung cho các cây trồng chính (mía, ngô, sắn); Đề xuất được giải pháp khoa học công nghệ về cơ điện nông nghiệp phục vụ CGH trong trồng trọt và sơ chế, bảo quản nông sản (tập trung cho mía, ngô, sắn), nhằm nâng cao trình độ và hiệu quả sản xuất, giảm tổn thất sau thu hoạch, nâng cao thu nhập cho nông dân trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thônmới. 2.2. Mục tiêu cụthể 1) Đánh giá đúng thực trạng cơ điện nông nghiệp và kết quả ứng dụng các giải pháp KHCN phục vụ CGH trong trồng trọt và sơ chế, bảo quản nông sản, tập trung cho mía, ngô, sắn trong giai đoạn 2001 -2014. 2) Xác định nhu cầu đầu tư, trang bị cơ điện nông nghiệp để phát triển CGH các khâu trồng trọt, sơ chế, bảo quản nông sản, tập trung cho mía, ngô, sắn, phục vụ tái cơ cấu ngành và xây dựng nông thôn mới giai đoạ ến2030. 3) Các giải pháp KHCN phát triển có hiệu quả CGH sản xuất, sơ chế, bảo quản mía, ngô,sắn. 4) Xây dựng được bộ tiêu chí về CGH nông nghiệp trong xây dựngNTM. 5) Đề xuất cơ chế, chính sách thúc đẩy CGH đồng bộ và hiệu quả cao đối với cây mía, ngô,sắn 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Kết quả điều tra, khảo sát về thực trạng CGH sản xuất nông nghiệp nói chung, sản xuất mía, ngô, sắn nói riêng Ở hầu hết các vùng, đa số các xã đều có tổ chức thực hiện dịch vụ CGH sản xuất mía, ngô, sắn (tập thể hoặc tư nhân), chủ yếu trong khâu làm đất, sau đó là khâu thu hoạch. Hầu hết các HTX không làm dịch vụ sau thu hoạch. Các hình thức tổ chức dịch vụ CGH sản xuất nông nghiệp ở các địa phương rất đa dạng, lực lượng chủ yếu vẫn là các hộ dịch vụ, bình quân có 85% số xã cả nước có các hộ dịch vụ CGH nông nghiệp. Đặc biệt ở khu vực Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, Phía Bắc gần 100% số xã có hộ dịch vụ CGH các cây này. Riêng ở ĐBSCL, do nhiều địa phương không trồng mía, hoặc ngô, sắn, nên tỷ lệ hộ dịch vụ CGH các cây này thấphơn. Nếu tính chung dịch vụ CGH cho các cây trồng, thì hầu như 100% các xã cả nước đều có các hộ dịch vụ. Việc tỷ lệ 786 các HTX và tổ hợp tác có thực hiện dịch vụ CGH các khâu (hoặc một số khâu) sản xuất nông nghiệp là điều đáng mừng, thể hiện bước tiến mới trong quá trình chuyển đổi HTX theo Luật HTX năm 2012. Tỷ lệ dịch vụ CGH phản ánh mức độ CGH các khâu sản xuất. Trong các khâu, khâu làm đất và vận chuyển có tỷ lệ dịch vụ CGH cao nhất ở các vùng miền, ứng với mức độ CGH các khâu này cũng là cao nhất. 3.1.1. Đánh giá tác động thực tế của CGH a) Đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu củaCGH Mặc dù CGH nông nghiệp nước ta có bước tiến khá nhanh trong những năm vừa qua, nhưng trình độ sản xuất nông nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế. Các hạn chế đó một phần được phản ánh ở sự hài lòng của người dân các địa phương. Theo kết quả điều tra khảo sát, yêu cầu thực tế của người dân về CGH các khâu sản xuất nông nghiệp, sơ chế, bảo quản nông sản hiện nay chỉ “đáp ứng được một phần” hoặc “chưa đáp ứng đượ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu giải pháp khoa học công nghệ và chính sách cơ giới hoá sản xuất, sơ chế, bảo quản một số cây trồng chính mía, ngô, sắn phục vụ xây dựng nông thôn mới Thông tin chung Tên Đề tài/Dự án: Nghiên cứu giải pháp khoa học công nghệ và chính sách cơ giới hoá sản xuất, sơ chế, bảo quản một số cây trồng chính mía, ngô, sắn phục vụ xây dựng nông thôn mới Thời gian thực hiện: 2015-2016 Cơ quan chủ trì: Viện Cơ điện NN và Công nghệ sau thu hoạch Chủ nhiệm đề tài: TSKH. Bạch Quốc Khang ĐTDĐ: Email: 1. Đặt vấn đề Cơ giới hóa nông nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; là một trong những giải pháp căn bản để phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại có trình độ thâm canh và năng suất lao động cao, phát huy tối đa năng suất sinh học của cây trồng vật nuôi, đảm bảo tính thời vụ, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH), khai thác tiết kiệm và bền vững tài nguyên thiên nhiên. Sau 30 năm đổi mới, đến nay vai trò của CGH nông nghiệp lại càng trở nên quan trọng, là giải pháp tạo động lực cho tái cơ cấu ngành (TCC) và xây dựng nông thôn mới (NTM). Mặc dù có vai trò quan trọng, nhưng quá trình phát triển CGH hóa nông nghiệp nước ta trong nhiều năm qua khá thăng trầm với những chủ trương, đường lối, chính sách khác nhau qua các giai đoạn. Từ thời kỳ cải tạo, đi tắt lên sản xuất lớn với CGH lớn, trải qua thời kỳ khoán hộ CGH “toàn cuốc”, đến giai đoạn phát triển khá nhanh trong những năm gần đây, chúng ta vẫn luôn vấp phải nhiều khó khăn, rào cản trong phát triển CGH. Tuy nhiên, không thể có giải pháp KHCN và chính sách CGH hoàn toàn riêng biệt cho một nhóm nông sản nào. Do đó, để giải quyết vấn đề đặt ra, Đề tài cần nghiên cứu đề xuất giải pháp và chính sách thúc đẩy CGH sản xuất nông nghiệp nói chung, trong đó có những nội dung áp dụng cho CGH sản xuất mía, ngô, sắn. Kết quả nghiên cứu đề xuất giải pháp KHCN và chính sách thúc đẩy CGH nông nghiệp nói chung, CGH sản xuất, sơ chế bảo quản mía, ngô, sắn nói riêng và xây dựng bộ tiêu chí về CGH nông nghiệp phục vụ xây dựng NTM có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Chúng sẽ đóng góp những luận cứ khoa học và thực tiễn để hoạch định phát triển CGH nông nghiệp; đề xuất những chương trình KHCN và các đề tài/dự án nghiên cứu, chuyển giao về cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch; tạo ra động lực thúc đẩy tái cơ cấu ngành và xây dựng NTM. Từ tính cấp thiết và ý nghĩa khoa học, thực tiễn đó, Đề tài: “Nghiên cứu giải pháp khoa học công nghệ và chính sách cơ giới hoá sản xuất, sơ chế, bảo quản một số cây trồng chính mía, ngô, sắn phục vụ xây dựng nông thôn mới”, đã được phê duyệt 785 cho thực hiện từ 12/2015 đến 11/2016, thuộc Chương trình KH và CN phục vụ xây dựng NTM giai đoạn 2011-2015, theo Quyết định số 5390/QĐ-BNN-KHCN ngày 25/12/2015 phê duyệt. 2. Mục tiêu 2.1. Mục tiêu chung Đánh giá được thực trạng, xây dựng được định hướng trang bị cơ điện nông nghiệp phục vụ CGH trồng trọt, sơ chế, bảo quản nông sản, tập trung cho các cây trồng chính (mía, ngô, sắn); Đề xuất được giải pháp khoa học công nghệ về cơ điện nông nghiệp phục vụ CGH trong trồng trọt và sơ chế, bảo quản nông sản (tập trung cho mía, ngô, sắn), nhằm nâng cao trình độ và hiệu quả sản xuất, giảm tổn thất sau thu hoạch, nâng cao thu nhập cho nông dân trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thônmới. 2.2. Mục tiêu cụthể 1) Đánh giá đúng thực trạng cơ điện nông nghiệp và kết quả ứng dụng các giải pháp KHCN phục vụ CGH trong trồng trọt và sơ chế, bảo quản nông sản, tập trung cho mía, ngô, sắn trong giai đoạn 2001 -2014. 2) Xác định nhu cầu đầu tư, trang bị cơ điện nông nghiệp để phát triển CGH các khâu trồng trọt, sơ chế, bảo quản nông sản, tập trung cho mía, ngô, sắn, phục vụ tái cơ cấu ngành và xây dựng nông thôn mới giai đoạ ến2030. 3) Các giải pháp KHCN phát triển có hiệu quả CGH sản xuất, sơ chế, bảo quản mía, ngô,sắn. 4) Xây dựng được bộ tiêu chí về CGH nông nghiệp trong xây dựngNTM. 5) Đề xuất cơ chế, chính sách thúc đẩy CGH đồng bộ và hiệu quả cao đối với cây mía, ngô,sắn 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Kết quả điều tra, khảo sát về thực trạng CGH sản xuất nông nghiệp nói chung, sản xuất mía, ngô, sắn nói riêng Ở hầu hết các vùng, đa số các xã đều có tổ chức thực hiện dịch vụ CGH sản xuất mía, ngô, sắn (tập thể hoặc tư nhân), chủ yếu trong khâu làm đất, sau đó là khâu thu hoạch. Hầu hết các HTX không làm dịch vụ sau thu hoạch. Các hình thức tổ chức dịch vụ CGH sản xuất nông nghiệp ở các địa phương rất đa dạng, lực lượng chủ yếu vẫn là các hộ dịch vụ, bình quân có 85% số xã cả nước có các hộ dịch vụ CGH nông nghiệp. Đặc biệt ở khu vực Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, Phía Bắc gần 100% số xã có hộ dịch vụ CGH các cây này. Riêng ở ĐBSCL, do nhiều địa phương không trồng mía, hoặc ngô, sắn, nên tỷ lệ hộ dịch vụ CGH các cây này thấphơn. Nếu tính chung dịch vụ CGH cho các cây trồng, thì hầu như 100% các xã cả nước đều có các hộ dịch vụ. Việc tỷ lệ 786 các HTX và tổ hợp tác có thực hiện dịch vụ CGH các khâu (hoặc một số khâu) sản xuất nông nghiệp là điều đáng mừng, thể hiện bước tiến mới trong quá trình chuyển đổi HTX theo Luật HTX năm 2012. Tỷ lệ dịch vụ CGH phản ánh mức độ CGH các khâu sản xuất. Trong các khâu, khâu làm đất và vận chuyển có tỷ lệ dịch vụ CGH cao nhất ở các vùng miền, ứng với mức độ CGH các khâu này cũng là cao nhất. 3.1.1. Đánh giá tác động thực tế của CGH a) Đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu củaCGH Mặc dù CGH nông nghiệp nước ta có bước tiến khá nhanh trong những năm vừa qua, nhưng trình độ sản xuất nông nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế. Các hạn chế đó một phần được phản ánh ở sự hài lòng của người dân các địa phương. Theo kết quả điều tra khảo sát, yêu cầu thực tế của người dân về CGH các khâu sản xuất nông nghiệp, sơ chế, bảo quản nông sản hiện nay chỉ “đáp ứng được một phần” hoặc “chưa đáp ứng đượ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Xây dựng nông thôn mới Cơ giới hoá sản xuất Bảo quản nông sản Tái cơ cấu ngành nông nghiệp Cơ giới hóa thu hoạch míaGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tiểu luận môn Công nghệ sau thu hoạch
18 trang 356 0 0 -
Tìm hiểu các kỹ thuật bảo quản nông sản: Phần 2
129 trang 335 0 0 -
35 trang 327 0 0
-
Tìm hiểu các kỹ thuật bảo quản nông sản: Phần 1
121 trang 152 0 0 -
32 trang 125 0 0
-
Điểm sáng phát triển nông nghiệp đô thị ở Hải Phòng
2 trang 121 0 0 -
124 trang 107 0 0
-
11 trang 99 0 0
-
5 trang 84 0 0
-
13 trang 81 0 0