Danh mục

Tiểu luận: Tìm hiểu phương pháp chiếu xạ trong bảo quản nông sản sau thu hoạch. Tình hình ứng dụng phương pháp ở Việt Nam và trên thế giới

Số trang: 32      Loại file: docx      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 124      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiểu luận "Tìm hiểu phương pháp chiếu xạ trong bảo quản nông sản sau thu hoạch. Tình hình ứng dụng phương pháp ở Việt Nam và trên thế giới" gồm các nội dung chính như: Phương pháp chiếu xạ trong bảo quản nông sản sau thu hoạch, tình hình ứng dụng phương pháp chiếu xạ ở Việt Nam và trên thế giới,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận: Tìm hiểu phương pháp chiếu xạ trong bảo quản nông sản sau thu hoạch. Tình hình ứng dụng phương pháp ở Việt Nam và trên thế giới Công nghệ sau thu hoạch NHÓM 1 1 Công nghệ sau thu hoạch DANH SÁCH SINH VIÊN 1. Dư Thị Thanh Hương 2005140206 2. Vũ Ngọc Huyền 2005140224 3. Nguyễn Thị Ngọc Huyền 2005140225 4. Phạm Thị Huyền 2005140226 5. Nguyễn Đặng Hoài Linh 2005142074 NHÓM 1 2 Công nghệ sau thu hoạch NHÓM 1 3 Công nghệ sau thu hoạch MỤC LỤC DANH SÁCH HÌNH ẢNH DANH SÁCH BẢNG NHÓM 1 4 Công nghệ sau thu hoạch LỜI MỞ ĐẦU Từ  xưa con người đã biết bảo quản nông sản và thực phẩm bằng cách phơi sấy, hun  khói, ướp muối, đóng hộp. Song các phương pháp này còn thô sơ, nhiều mặt hạn chế, với sự  phát triển nhanh chóng của KHKT, từ những năm 50 của thế  kỷ trước, việc nghiên cứu ứng  dụng kỹ thuật chiếu xạ đã được bắt đầu để bảo quản nông sản và thực phẩm trên thế giới.  Năm 1971, chương trình chiếu xạ thực phẩm quốc tế đầu tiên được triển khai, gồm 23  nước tham gia với mục đích chủ yếu là hợp tác nghiên cứu tình hình thực phẩm chiếu xạ và   trao đổi thông tin về kỹ thuật chiếu xạ.  Năm 1980, nhóm chuyên gia hỗ trợ của 3 tổ chức quốc tế lớn là Y tế Thế giới (WHO),  Nông lương thế giới (FAO) và Năng lượng nguyên tử  quốc tế  (IAEA) họp  ở Geneve (Thụy   Sỹ) để  tổng kết các công trình nghiên cứu trong gần 30 năm  ở  các nước phát triển với kinh  phí hàng tỷ đô la. Nhóm chuyên gia đã đi đến kết luận: Thực phẩm chiếu xạ, với liều chiếu   dưới 1 Mrach (10 KGY) không gây ra độc hại và không  ảnh hưởng gì đến sức khỏe người   tiêu dùng.  Kết luận trên càng được củng cố vững chắc trong hội nghị của Ủy ban Quốc tế về vi   sinh và an toàn thực phẩm (thuộc Liên Hợp Quốc), Các hội vi sinh tại Copenhagen (Đan  Mạch) tháng 12/1982 đã khẳng định chiếu xạ  là phương pháp hữu hiệu để  tiêu diệt các vi   khuẩn gây bệnh và không gây tác hại đến sức khỏe con người.  Từ các kết quả nghiên cứu của các cơ quan chuyên môn quốc tế, bắt đầu từ năm 1980,  kỹ thuật chiếu xạ đã được phát triển nhanh chóng trên thế giới cũng như  vùng châu Á ­ Thái   Bình Dương. Cơ sở khoa học của kỹ thuật chiếu xạ Cơ sở khoa học của kỹ thuật chiếu xạ là  sử dụng bức xạ gamma hoặc beta được gia tốc đạt năng lượng không quá 5 Mev, tác động lên   vật chiếu để diệt các vi sinh vật gây hư hại thực phẩm và nông sản, các dụng cụ y tế, ức chế  các quá trình sinh trưởng như  nảy mầm, chính hoặc ngược lại theo sự  điều khiển của con  người. Nguồn đồng vị phóng xạ thường dùng là cobald – 60 phát ra 2 bức xạ gamma có năng  lượng 1.17 Mev và 1.33 Mev, trung bình là 1.25 Mev. Ngoài ra, kỹ thuật chiếu xạ cũng được   sử  dụng để xử  lý các vật liệu như polyme, gỗ, cao su và nhiều lĩnh vực khác. Ưu điểm của  NHÓM 1 5 Công nghệ sau thu hoạch kỹ thuật chiếu xạ là nhanh chóng, thuận tiện, không phụ thuộc vào hình dáng bao gói, nhiệt   độ, áp suất, không tiêu hao vật chiếu, giữ được màu sắc, mùi vị.  I. PHƯƠNG PHÁP CHIẾU XẠ TRONG BẢO QUẢN NÔNG SẢN  SAU THU HOẠCH 1. Giới thiệu Chiếu xạ  là một quá trình vật lý. Người ta sử  dụng tia bức xạ  điện từ  hoặc dòng   electron để tác động lên các mẫu thực phẩm. Hiện tượng thực phẩm hấp thu năng lượng từ  tia bức xạ điện từ hoặc dòn electron sẽ làm xảy ra một số biến đổi có lợi cho chất lượng sản   phẩm. Năm 1930 lần đầu tiên trong lịch sử, O. Wurst (Đức) đã đăng ký bằng phát minh sáng  chế  tại Pháp về việc  ứng dụng kỹ thuật chiếu xạ trong công nghệ  thực dụng ngay vào thời  điểm đó vì người ta lo ngại vấn đề an toàn thực phẩm chiếu xạ có chứa các chất có hoạt tính  phóng xạ gây nguy hiểm cho sức khỏe của người tiêu dung hay không? Trả  lời câu hỏi này thì trong giai đoạn 1940 – 1970, các nhà khoa học tại nhiều nước  trên thế  giới đã thực hiện những nghiên cứu khác nhau. Sau một khoảng thời dài nghiên cứu   và tranh luận, các nhà khoa học đi đến một kết luận thống nhất là nếu dùng tia chiếu xạ với   liều lượng thích hợp thì vấn đề  an toàn của thực phẩm chiếu xạ  cho người tiêu dùng được  đảm bảo tuyệt đối. Vào năm 1976, Tổ  chức Y tế  thế  giới (WHO) ra thông báo khuyến cáo sử  dụng kỹ  thuật chiếu xạ trong công nghệ thực phẩm. Đến nay, đã có hơn 40 quốc gia trên thế giới cho   phép sử dụng kỹ thuật chiếu xạ để xử  lý thực phẩm, trong đó có nhiều nước phát triển như  Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Đức, Bỉ, Đan Mạch, Nga, Australia, Nhật, Trung Quốc…và Việt  Nam cũng nằm trong danh sách các nước cho phép sử  dụng kỹ  thuật chiếu xạ  trong công   nghiệp thực phẩm. NHÓM 1 6 Công nghệ sau thu hoạch Nguyên tắc chiếu xạ  thực phẩm là chuyển một phần năng lượng từ  dòng electron   hoặc tia bức xạ điện từ cho mẫu thực phẩm được chiếu xạ, nhờ đó sẽ  tạo một số  biến đổi   có lợi cho quá trình chế biến hoặc bảo quản thực phẩm. Trong số  các tia bức xạ  điện tử  như  tia X, tia gamma, tia beta…chỉ  có tia gamma là   được sử dụng ở quy mô công nghiệp cho mục đích chiếu xạ thực phẩm. Người ta sử dụng tia  bức xạ gamma của các chất phóng xạ Cobalt 60 hoặc của chất Cesium 137 để chiếu vào thực  phẩm nhằm diệt vi trùng (thịt), vi sinh vật, sâu bọ, côn trùng và ký sinh trùng (lúa mì, bột, đồ  gia vị, ngũ cốc, trái cây khô) làm chậm sự  phát triển, sự  chín cũng như  ngăn chặn sự  nảy   mầm  ở  các loại trái cây và củ  hàn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: