Nghiên cứu lỗi sai của sinh viên Việt Nam khi học tập câu ghép tiếng Hán
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu lỗi sai của sinh viên Việt Nam khi học tập câu ghép tiếng HánKỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH NGHIÊN CỨU LỖI SAI CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM KHI HỌC TẬP CÂU GHÉP TIẾNG HÁN Huỳnh Bích Ngọc (SV năm 4, Khoa Trung văn) GVDH: TS Phạm Thanh Hằng1. Mở đầu 1.1. Giới thiệu chung Tiếng Hán là một ngôn ngữ được đông đảo mọi người sử dụng. Việc học tiếngHán đã và đang trở thành một trào lưu trên thế giới. Ở Việt Nam cũng vậy, số ngườihọc tiếng Hán ngày càng nhiều. Do sự giao lưu về văn hóa và ngôn ngữ của hai nướcViệt Nam và Trung Quốc có lịch sử trên hai nghìn năm, nên sinh viên Việt Nam khitiếp xúc với tiếng Hán sẽ có những thuận lợi nhất định. Tuy nhiên khi học tiếng Hánsinh viên Việt Nam cũng gặp phải một số khó khăn: từ ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp đếntu từ. Bài nghiên cứu này sẽ tập trung nghiên cứu về những lỗi sai thường gặp của sinhviên Việt Nam khi học tập câu ghép tiếng Hán, phần được đánh giá là rất phức tạptrong ngữ pháp tiếng Hán. Tác giả sẽ tiến hành khảo sát đối tượng là những sinh viênđang học tiếng Hán trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM), sau đó tiến hànhtổng hợp và phân tích để đưa ra cái nhìn toàn cảnh về tình hình học và hiểu câu ghépcủa sinh viên TP HCM nói riêng và sinh viên Việt Nam nói chung. 1.2. Lí do chọn đề tài Trong suốt quá trình học tập môn Hán ngữ hiện đại, khi học đến phần câu ghéptrong tiếng Hán, tôi cũng như các bạn sinh viên khác hầu như đều rất băn khoăn, ai aicũng ái ngại khi học phần này vì thấy nó khá phức tạp. Có lẽ vì tâm lí đó mà nhiều sinhviên đã không chú tâm khi học phần câu ghép, dù nó là một phần rất quan trọng, quyếtđịnh đến khả năng sử dụng tiếng Hán một cách thuần thục trong cả văn nói và văn viết.Để bản thân và những sinh viên khác có một cái nhìn toàn diện về câu ghép trong tiếngHán, cũng như biết cách khắc phục những lỗi sai thường gặp về điểm ngữ pháp này, tôiđã chọn đề tài “Nghiên cứu lỗi sai của sinh viên Việt Nam khi học tập câu ghép tiếngHán”. Với nghiên cứu này, tôi hi vọng có thể góp phần nhỏ cho việc hiểu và sử dụngcâu ghép tiếng Hán một cách chuẩn xác, và có thể coi đây là một tài liệu hữu ích chonhững người quan tâm nghiên cứu vấn đề này. 1.3. Ý nghĩa nghiên cứu 1.3.1. Ý nghĩa lý luận Quá trình tìm hiểu và tổng hợp các tư liệu liên quan đến câu ghép tiếng Hán đãgiúp tác giả có cái nhìn khái quát về câu ghép tiếng Hán, có sự so sánh giữa câu ghéptiếng Hán và câu ghép tiếng Việt. Việc thực hiện bài nghiên cứu này không chỉ giúp tácgiả có cơ hội tập dượt làm nghiên cứu, tiếp cận và trình bày một vấn đề có tính chấthàn lâm, mà còn mở rộng tầm nhìn về lĩnh vực nghiên cứu. Khi nghiên cứu vấn đề này,tác giả có cơ hội để áp dụng các kiến thức đã học một cách hiệu quả, tiếp thu kiến thức120 Năm học 2010 – 2011từ những nguồn khác nhau để đánh giá và hoàn thiện kiến thức của bản thân liên quanđến câu ghép tiếng Hán. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn Nghiên cứu này có thể cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về câughép trong tiếng Hán. Ngoài ra, nó còn là tài liệu tham khảo hữu ích trong công việcphiên dịch giữa tiếng Hán và tiếng Việt. Thông qua việc tìm hiểu, phân tích một số lỗisai thường gặp và gợi ý những cách khắc phục, tác giả có thể giúp người học vận dụngcâu ghép tiếng Hán trong khẩu ngữ cũng như trong văn viết một cách hiệu quả. 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Tổng hợp tư liệu, - Khảo sát thực tế, - Phân tích dữ liệu khảo sát.2. Mục đích nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của bài nghiên cứu này là tìm ra những lỗi sai mà sinh viên thường mắcphải khi học tập và vận dụng câu ghép trong tiếng Hán. Những lỗi sai này đã trở thànhnhững lỗi sai có hệ thống, sinh viên rất hay phạm phải và thường không nhận ra được. 2.2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Tác giả đã khảo sát hơn 300 sinh viên của các trường đại học có chuyên ngànhtiếng Hán trên địa bàn TP HCM. Bài khảo sát được thực hiện vào tháng 11 và 12 năm2010, số bài khảo sát được phát ra cho 4 trường đại học là 350 bài, số bài thực tế thu vềlà 327, đạt 93%, số bài khảo sát đạt yêu cầu là 300, đạt 92%. Về đối tượng cụ thể, xin quan sát số liệu dưới đây: Đối tượng khảo sát Niên cấp Số lượng Đại học Sư phạm TP HCM 2, 3, 4 114 Đại học Tôn Đức Thắng 3 30 Đại học KHXH&NV TP HCM 3 41 Đại học Mở TP HCM 4, 5 763. Sơ lược về câu ghép tiếng Hán 3.1. Khái niệm Câu ghép là câu do hai phân câu trở lên có quan hệ mật thiết về ý nghĩa và có kếtcấu không bao hàm l ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nghiên cứu khoa học sinh viên Câu ghép tiếng Hán Sinh viên Việt Nam Học tập câu ghép tiếng Hán Sử dụng câu ghép tiếng Hán Môn Hán ngữ hiện đạiTài liệu liên quan:
-
9 trang 592 5 0
-
Vận dụng phạm trù thiện ác vào quá trình giáo dục đạo đức cho sinh viên Việt Nam hiện nay
6 trang 337 1 0 -
Thiết kế một số trò chơi học tập nhằm phát triển vốn từ tiếng Anh cho trẻ 5 - 6 tuổi
9 trang 253 2 0 -
12 trang 152 0 0
-
Ứng dụng vi điều khiển PIC 16F877A trong thí nghiệm vật lí phổ thông
12 trang 120 0 0 -
Đánh giá hiệu năng trong mạng có kết nối không liên tục DTN
8 trang 94 0 0 -
10 trang 91 0 0
-
7 trang 49 0 0
-
Nghiên cứu hiệu ứng quang xúc tác và khả năng hấp phụ Cr (VI) của vật liệu Nanocomposite ZnO – CuO
7 trang 47 0 0 -
Thiết bị hỗ trợ người khiếm thị
6 trang 43 0 0 -
Vai trò giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng đối với sinh viên Việt Nam hiện nay
4 trang 41 0 0 -
12 trang 37 0 0
-
Điều lệ Hội sinh viên Việt Nam
7 trang 33 0 0 -
Dùng quan điểm toàn diện để phân tích hiện tượng sống thử của sinh viên Việt Nam hiện nay.
31 trang 31 0 0 -
Nhận dạng tiếng Việt trên hệ điều hành android
13 trang 31 0 0 -
Phương pháp học đại học: Phần 2
96 trang 28 0 0 -
Kinh tế tuần hoàn: Xu hướng phát triển cho kinh tế Việt Nam
4 trang 28 0 0 -
7 trang 27 0 0
-
Lòng ghen tuông trong tình yêu nam nữ với loại hình gắn bó của sinh viên Việt Nam
13 trang 26 0 0 -
Nâng cao năng lực tư duy phản biện cho sinh viên đáp ứng yêu cầu xã hội trong thế kỷ XXI
4 trang 24 0 0