Nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng họ động cơ CUMMINS làm máy chính cho đội tàu lưới kéo, chương 8
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng họ động cơ CUMMINS làm máy chính cho đội tàu lưới kéo, chương 8 1 Chương 8: Chi phí nhiên liệu và dầu bôi trơn thấp Nếu chỉ xem xét ở khía cạnh chi phí một chuyến biển thì chi phí nầy là trung bình, nhưng trong suốt quá trình hoạt động của con tàu thì chi phí nầy rất lớn và trong thời điểm giá nhiên liệu ngày càng tăng thì chi phí nầy trở thành yếu tố ảnh hưởng bậc nhất để xem xét tính hiệu quả cũng như ra những quyết định đầu tư.. Khi lựa chọn yếu tố chi phí nhiên liệu và dầu bôi trơn thấp cần phải lưu ý: *Chi phí thấp để tạo chênh lệch lớn giữa thu và chi. *Lượng nhiên liệu và dầu bôi trơn tiêu hao nhiều nhưng hiệu quả nhận được cũng lớn nhằm đáp ứng một nhu cầu cấp thiết của công việc, chẳng hạn đáp ứng nhu cầu công suất lớn trong quá trình khai thác. Ngoài ra để chi phí nhiên liệu và dầu bôi trơn thấp thì phải chọn cho động cơ một chế độ làm việc theo điều kiện chi phí nhiên liệu riêng thấp nhất. Để đạt được điều đó cần xác định tốc độ quay của động cơ làm việc với chân vịt, ở đó chi phí nhiên liệu riêng là thấp nhất. 2.2. VẤN ĐỀ KINH TẾ , CHÍNH TRỊ , XÃ HỘI LIÊN QUAN: 2.2.1. Giá thành thấp : “Toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanhbiểu hiện bằng tiền m doanh nghiệp sản xuất dùng để tạo ra thành phẩm hoặc thực à hiện một dịch vụ nào đó gọi là giá thành sản xuất sản phẩm hoặc 2 dịch vụ đó”. Trong thực tế, giá thành là chi phí thường xuyên của doanh nghiệp biểu hiện dưới hình thức tiền tệ dùng 50 vào sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Giá thành phản ảnh một bộ phận lớn của giá trị sản phẩm và là một chỉ tiêu của hoạt động hạch toán kinh doanh. Giá thành thấp có thể giảm bớt lượng vốn lưu động (VLĐ) chiếm dụng và tiết kiệm vốn cố định. Việc VLĐ bị chiếm dụng nhiều hay ít phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng chủ yếu là giá thành cao hay thấp. Việc đầu tư thiết bị có giá thành thấp sẽ tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế còn hạn chế tài chính có thể tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là giới ngư dân nghèo có thể mua sắm động cơ trang bị cho con tàu của họ, tạo nên một công cụ sinh nhai bền vững ( gọi là khả năng mở rộng đối tượng tham gia ). Tuy nhiên nếu đứng trên quan điểm hiệu quả không phải cứ chọn máy móc, thiết bị thật rẻ, nhưng không tin cậy là sẽ đạt hiệu quả mà còn xét đến việc có thể bỏ ra một số vốn ban đầu khá lớn để trang bị một dây chuyền công nghệ tiên tiến hoặc một động cơ hiện đại để có thể hoạt động tin cậy, lâu dài và tăng cao thời gian hoạt động mà sau đó hiệu quả đạt được sau khi sử dụng nó là rất lớn cũng là vấn đề cần phải nghiêm túc xem xét. Xu hướng nầy đang chiếm tỷ lệ khá lớn trong ngư dân, biểu hiện qua giới ngư dân trung bình và giàu. 2.2.2.Nguồn cung cấp động cơ và thiết bị dồi dào : Nguồn cung cấp động cơ ở Việt Nam nói chung và Kiên Giang nói riêng khá phong phú và trải đều trong cả nước. Có 2 nguồn nhập khẩu chủ yếu : +Theo đường Chính ngạch : qua các cảng lớn trong nước như Sài Gòn, Đà Nẳng, Vũng Tàu, Hải Phòng …Đây là nguồn cung cấp 51 chính và có đa dạng chủng loại nhất. +Theo đường Tiểu ngạch : qua các cửa khẩu như Xà Xía (Kiên Giang), Tịnh Biên (An Giang), Mộc Hóa (Long An), Mộc Bài (Tây Ninh)….Đây là nguồn cung cấp phụ, các động cơ nhập về đều có chọn lọc nên giá thành cao hơn Chính ngạch chút ít. Ngoài ra còn hình thức nhập ủy thác thông qua các công ty có chức năng nhập khẩu bằng hình thức cho tặng, quà biếu… 52 Riêng thiết bị thay thế, ngoài việc nhập khẩu chi tiết chính hãng theo các nguồn trên (chủ yếu là các chi tiết đắt tiền, các chi tiết không “nội địa hóa” được (số này chiếm tỷ lệ thấp) các chi tiết c òn lại đều được gia công chế tạo trong nước hoặc các nước láng giềng như Trung Quốc, Hồng Công, Ấn Độ… nên khả năng cung ứng của thị trường là rất lớn và đáp ứng được nhu cầu của nghề cá Việt Nam. 2.2.3. Các vấn đề Chính trị, xã hội có liên quan : Trong vài năm trở lại đây, Chính phủ hết sức quan tâm đến ngành KTHS, trong đó việc củng cố đội tàu khai thác theo hướng bảo đảm an toàn khi hoạt động trên biển và hiện đại hóa để có thể vươn xa bờ đến những ngư trường mới mà CTĐBXB là ví dụ cụ thể. Đưa tàu thuyền ra khai thác xa chủ trương lớn của Đảng và bờ à l nhà nước ta với mục đích “xây dựng nước ta trở thành một nước mạnh về biển” do hiện trạng nghề cá của ta còn ở tình trạng sản xuất nhỏ, lạc hậu, vùng gần bờ khai thác tối đa đã dẫn đến NLTS bị kiệt quệ, trong khi vùng xa bờ còn ít được khai thác do chưa nắm vững được ngư trường, thiếu phương tiện đánh bắt và các điều kiện cần thiết khác. Trong chương trình nầy thì động cơ trang bị trên các tàu được vay ưu đãi của chương trình phải là “động cơ thủy chuyên dùng” nhằm tăng tính an toàn khi hoạt động trên biển và đảm bảo con tàu có được nguồn động lực tin cậy trong suốt quá trình khai thác. Đây là quy định thể hiện tinh thần trách nhiệm, đồng thời cũng là bước ngoặt quan trọng làm thay đổi quan điểm sử dụng động cơ trong khai thác hải sản bởi hiệu quả mà loại động cơ nầy mang lại. 53 Tóm lại : Với đặc điểm “Tàu lưới kéo hoạt động chủ yếu ở hai chế độ là chạy hành trình đi, về từ cảng trú đến ngư trường và chế độ dắt lưới” trong điều kiện trang bị trên tàu cá Kiên Giang như nêu ở trên, đều phù hợp với các yêu cầu nhưng theo hướng chọn thừa công suất. Đây là vấn đề cần lưu ý khi phân tích, tính toán. 54 ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
động cơ CUMMINS đội tàu lưới kéo lực lượng ngư vỏ tàu lưới kéo công nghiệp đóng tàu bộ ly hợp đảo chiều hệ thống cảng cáGợi ý tài liệu liên quan:
-
Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế tư nhân ở Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay
8 trang 34 0 0 -
129 trang 22 1 0
-
Phân tích quy trình công nghệ hàn tàu dầu 104000 tấn, chương 7
8 trang 20 0 0 -
Phân tích quy trình công nghệ hàn tàu dầu 104000 tấn, chương 16
5 trang 19 0 0 -
Phân tích quy trình công nghệ hàn tàu dầu 104000 tấn, chương 3
6 trang 19 0 0 -
Phân tích quy trình công nghệ hàn tàu dầu 104000 tấn, chương 2
7 trang 18 0 0 -
Phân tích quy trình công nghệ hàn tàu dầu 104000 tấn, chương 4
9 trang 16 0 0 -
Đề thi KSCL môn Địa lí lớp 12 năm 2022-2023 có đáp án - Sở GD&ĐT Ninh Bình
6 trang 16 0 0 -
Phân tích quy trình công nghệ hàn tàu dầu 104000 tấn, chương 6
11 trang 15 0 0 -
Nghiên cứu thiết kế quy trình công nghệ hàn tự động sử dụng trong chế tạo tàu vỏ thép, chương 17
5 trang 14 0 0 -
Nghiên cứu thiết kế quy trình công nghệ hàn tự động sử dụng trong chế tạo tàu vỏ thép, chương 10
10 trang 14 0 0 -
Nghiên cứu thiết kế quy trình công nghệ hàn tự động sử dụng trong chế tạo tàu vỏ thép, chương 15
9 trang 14 0 0 -
Nghiên cứu thiết kế quy trình công nghệ hàn tự động sử dụng trong chế tạo tàu vỏ thép, chương 9
6 trang 14 0 0 -
Nghiên cứu thiết kế quy trình công nghệ hàn tự động sử dụng trong chế tạo tàu vỏ thép, chương 13
11 trang 14 0 0 -
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu dao động của vỏ composite tròn xoay chứa chất lỏng
28 trang 14 0 0 -
Nghiên cứu thiết kế quy trình công nghệ hàn tự động sử dụng trong chế tạo tàu vỏ thép, chương 19
10 trang 14 0 0 -
Nghiên cứu thiết kế quy trình công nghệ hàn tự động sử dụng trong chế tạo tàu vỏ thép, chương 14
5 trang 13 0 0 -
Nghiên cứu thiết kế quy trình công nghệ hàn tự động sử dụng trong chế tạo tàu vỏ thép, chương 16
5 trang 13 0 0 -
Nhiệt luyện các chi tiết cỡ lớn trong công nghiệp đóng tàu
6 trang 13 0 0 -
Phân tích quy trình công nghệ hàn tàu dầu 104000 tấn, chương 12
13 trang 13 0 0