Nghiên cứu nhân giống và sinh trưởng của giống dầu mè (Jatropha Curcas L.) tự nhiên ở Thừa Thiên Huế
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu nhân giống và sinh trưởng của giống dầu mè (Jatropha Curcas L.) tự nhiên ở Thừa Thiên Huế TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 63, 2010 NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG VÀ SINH TRƯỞNG CỦA GIỐNG DẦU MÈ (JATROPHA CURCAS L.) TỰ NHIÊN Ở THỪA THIÊN HUẾ Võ Thị Mai Hương, Trần Thanh Phong Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế TÓM TẮT Cây dầu mè (Jatropha curcas L.) là đối tượng đang được quan tâm ở nhiều nước trên thế giới và ở Việt Nam do khả năng ứng dụng của nó trong việc phát triển nhiên liệu sinh học và nhiều mục đích khác. Kết quả nghiên cứu trên giống dầu mè tự nhiên của Thừa Thiên Huế cho thấy khả năng nảy mầm của hạt dầu mè phụ thuộc rất lớn vào thời gian bảo quản. Hạt tươi có tỷ lệ nảy mầm 100%. Thời gian bảo quản càng lâu, khả năng nảy mầm của hạt càng thấp. Hạt được bảo của sau 1-3 tháng có tỷ lệ nảy mầm 96 – 85%, hạt bảo quản sau 6 tháng tỷ lệ nảy mầm chỉ còn 20%. Khả năng tái sinh tự nhiên của cành giâm cây dầu mè tự nhiên tỷ lệ sống của các cành giâm là 100%. Các cành ở phần ngọn có số lượng chồi nhiều hơn phần gốc. Dầu mè ở Thừa Thiên Huế ra lá vào khoảng tháng II, thời gian ra hoa đợt 1 vào cuối tháng III, thời gian ra quả vào khoảng giữa tháng IV và thời gian quả chín vào khoảng tháng V. Năng suất (đợt 1): số quả trung bình trên cây đạt từ 34 đến 84 quả, trọng lượng trung bình 100 hạt đạt từ 66,6 đến 78,2 g, tỉ lệ hạt trong quả đạt từ 62,0 đến 74,6%. 1. Mở đầu Cây dầu mè (Jatropha curcas) hay còn gọi là dầu lai, cọc rào… có nguồn gốc từ châu Mỹ và là loại cây đa mục đích. Đây là đối tượng đang được quan tâm ở nhiều nước trên thế giới và ở Việt Nam do khả năng ứng dụng của nó trong việc phát triển nhiên liệu sinh học [2, 6]. Dầu ép từ hạt dầu mè là nguyên liệu để sản xuất diesel sinh học (biodiesel) thân thiện với môi trường, có hiệu quả sinh thái cao. Ngoài ra, dầu mè còn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác như trong chăn nuôi, mỹ phẩm, dược phẩm, trong nông nghiệp… Trồng dầu mè tăng độ che phủ, cải tạo đất, cải tạo môi trường trên những vùng đất khô cằn có điều kiện khí hậu khắc nghiệt, nghèo dinh dưỡng [3], [4], [5]. Thừa Thiên Huế - là địa phương có diện tích đất chưa được khai thác, chủ yếu là đất cát nội đồng rất lớn nên nghiên cứu để đưa loại cây này vào ứng dụng trong thực tiễn là rất cần thiết. Tuy nhiên, dầu mè vẫn là cây hoang dại, nửa hoang dại, mới chuyển thành cây trồng trong thời gian ngắn nên về mặt nông học, cây dầu mè có độ biến dị cao, tính trạng di truyền rất đa dạng, không đồng nhất, khả năng sinh trưởng, ra quả, năng suất dầu và sản lượng hạt của cây này đang còn bàn cãi nhiều. Nghiên cứu, đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất, chất lượng của các giống dầu mè, đặc biệt là 81 các giống có nguồn gốc ở địa phương làm cơ sở khoa học cho việc định hướng cho việc phát triển và khai thác hợp lý loại cây này ở Thừa Thiên Huế nói riêng và ở Việt Nam nói chung là vô cùng bức thiết. Trong bài báo này, chúng tôi giới thiệu kết quả nghiên cứu về khả năng sinh trưởng của các giống dầu mè mọc tự nhiên ở Thừa Thiên Huế. 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 2.1. Đối tượng Giống dầu mè tự nhiên ở thành phố Huế. Cây dầu mè (Jatropha curcas L.) Họ Thầu dầu: Euphorbiaceae Bộ Thầu dầu: Euphorbiales Dưới lớp Sổ: Dilleniidae Lớp Ngọc lan: Magnoliopsida [1] Hình 1. Cây dầu mè ( Jatropha curcas L.) 2.2. Phương pháp nghiên cứu * Thời gian: Từ tháng I đến tháng VI năm 2009. * Địa điểm: - Theo dõi sinh trưởng và phát triển của cây dầu mè tự nhiên ở thành phố Huế. - Các thí nghiệm sinh hóa được tiến hành tại phòng thí nghiệm bộ môn Sinh lí, Sinh hóa, Vi sinh - khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa, Đại học Huế. * Phương pháp nghiên cứu - Xác định ảnh hưởng của thời gian bảo quản đến tỉ lệ nảy mầm của hạt Hạt chín được thu từ cây dầu mè tự mọc ở một số vùng tại thành phố Huế, phơi khô tự nhiên. 82 + Chọn các hạt chắc, đều, ngâm vào nước ấm 600C trong 12 giờ. + Gieo hạt ở nhiệt độ phòng trên các khay có chứa bông tẩm nước để giữ ẩm đảm bảo cho hạt nảy mầm. + Xác định tỉ lệ hạt nảy mầm và thời gian nảy mầm (thí nghiệm lặp lại 3 lần, mỗi lần 30 hạt). Để nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian bảo quản đến sự nảy mầm, tiến hành bảo quản hạt khô trong chai nhựa, đậy kín rồi gieo hạt với phương pháp như trên sau các khoảng thời gian bảo quản 1 tháng, 3, tháng, 6 tháng, 9 tháng và 12 tháng. - Tỉ lệ sống và khả năng mọc chồi của cành giâm + Cắt 20 cành giâm từ các cành bánh tẻ, gồm các cành ở phần ngọn và phần gốc (dài khoảng 30 cm). + Các cành giâm sau khi thu về tiến hành trồng ngay trên đất. + Quan sát thời gian ra chồi, đếm tỉ lệ sống, số chồi trên các cành giâm, số lá và đo chiều cao. - Sinh trưởng của cây dầu mè - Chọn ngẫu nhiên 15 cây dầu mè tự nhiên ở 3 địa điểm tại thành phố Huế (ký hiệu là A, B và C) để theo dõi thời gian sinh trưởng của cây (2 tuần/lần). Xác định thời gian ra lá, ra hoa, ra quả, thời gian chín của quả, số quả/cây... (đợt 1). Phương pháp xử lý số liệu Số liệu được xử lý bằng Duncan’test theo phần mềm SPSS 11.5 (SPSS Inc ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nghiên cứu nhân giống Giống dầu mè tự nhiên Cây dầu mè Tỉ lệ nảy mầm Khả năng mọc chồi Sinh trưởng của cây dầu mèGợi ý tài liệu liên quan:
-
189 trang 36 0 0
-
Nghiên cứu nhân giống chuối sáp (Musa balbasiana) bằng phương pháp nuôi cấy mô
5 trang 21 0 0 -
32 trang 18 0 0
-
6 trang 16 0 0
-
8 trang 15 0 0
-
5 trang 15 0 0
-
Nghiên cứu nhân giống in vitro cây hoa hiên (Hemerocallis fulva)
8 trang 14 0 0 -
Xác định thời gian thu hoạch để làm giống cho vụ sau của giống đậu nành MTĐ517-8
7 trang 13 0 0 -
22 trang 13 0 0
-
Nghiên cứu nhân giống nấm chân dài Clitocybe maxima (Gartn. ex mey.: fr.) quél. dạng dịch thể
8 trang 12 0 0 -
Nghiên cứu nhân giống In vitro cây hoa lan Miltonia sp.
8 trang 11 0 0 -
Khảo sát hoạt tính hỗ trợ tăng trưởng cây trồng của các chủng phân lập từ rễ cây đậu phộng
6 trang 10 0 0 -
Đánh giá khả năng xử lý nước thải cao su của cây dầu mè Jatropha curcas L.
11 trang 9 0 0 -
27 trang 9 0 0
-
Tái sinh chồi trực tiếp từ mẫu cây lá cây dầu mè (Jatropha Curcas L.)
7 trang 6 0 0 -
5 trang 6 0 0
-
Nghiên cứu nhân giống in vitro Re hương Cinnamomum parthenoxylon (Jack) Meisn
0 trang 6 0 0 -
Nghiên cứu nhân giống nhằm bảo tồn và phát triển lan sứa (Anoectochilus lylei rolfe ex downie)
5 trang 5 0 0