Danh mục

Nghiên cứu sự ảnh hưởng của một số chất kích thích sinh trưởng đến cành giâm Cóc đỏ (Lumnitzera littorea (Jack) Voigt.)

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 684.34 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài tiến hành khảo sát nồng độ các chất kích thích sinh trưởng IBA, NAA và thời gian xử lí thích hợp cho sự ra rễ của cành giâm Cóc đỏ. Góp phần cung cấp các dẫn liệu cho việc khôi phục và bảo tồn loài cây Cóc đỏ đang có nguy cơ tuyệt chủng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu sự ảnh hưởng của một số chất kích thích sinh trưởng đến cành giâm Cóc đỏ (Lumnitzera littorea (Jack) Voigt.) Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH NGHIÊN CỨU SỰ ẢNH HƯỞNGCỦA MỘT SỐ CHẤT KÍCH THÍCH SINH TRƯỞNG ĐẾN CÀNH GIÂM CÓC ĐỎ (LUMNITZERA LITTOREA (JACK) VOIGT.) Mai Thị Kim Yến (Sinh viên năm 4, Khoa Sinh học) GVHD: ThS Quách Văn Toàn Em TÓM TẮT Đề tài tiến hành khảo sát nồng độ các chất kích thích sinh trưởng IBA, NAA và thời gian xử lí thích hợp cho sự ra rễ của cành giâm Cóc đỏ. Góp phần cung cấp các dẫn liệu cho việc khôi phục và bảo tồn loài cây Cóc đỏ đang có nguy cơ tuyệt chủng. Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy chất kích thích sinh trưởng IBA và NAA có tác dụng trong việc kích thích sự ra rễ của cành giâm Sau 8 tuần thí nghiệm, cành giâm Cóc đỏ được xử lí với IBA cho tỉ lệ ra rễ cao nhất 77,78 % ở nồng độ IBA 50 ppm, thời gian xử lí 15 phút; cành giâm Cóc đỏ được xử lí với NAA cho tỉ lệ ra rễ cao nhất 82,22 % ở nồng độ NAA 10 ppm, thời gian xử lí 30 phút. Sự hình thành rễ ở cành giâm phụ thuộc vào số lá hiện có, số chồi hiện có trong tương quan tỉ lệ thuận. 1. Mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài Cóc đỏ (Lumnitzera littorea) là loài cây chính thức của rừng ngập mặn (RNM). Cóc đỏ đã được đưa vào “Sách đỏ Việt Nam” từ năm 1996 và gần đây nhất là năm 2007. Ở Việt Nam, Cóc đỏ có ở Phú Quốc, Rạch Giá - Kiên Giang, Côn Đảo nhưng số lượng không nhiều. Ở RNM Cần Giờ tìm thấy hơn 30 cá thể ở tiểu khu 7, hai quần thể Cóc đỏ phân bố tập trung và tái sinh tự nhiên ở tiểu khu 4 và tiểu khu 14. Để góp phần tạo nguồn cây giống phục vụ cho công tác phục hồi loài cây đang có nguy cơ tuyệt chủng này, đã có nhiều công trình nghiên cứu tạo cây con từ hạt. Tuy nhiên, phương pháp nhân giống từ hạt chưa thật hiệu quả do gặp nhiều khó khăn trong việc thu hái và bảo quản hạt. Do vậy nhân giống vô tính bằng phương pháp giâm cành là hướng nghiên cứu cần được quan tâm, và đó là lí do chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu sự ảnh hưởng của một số chất kích thích sinh trưởng đến cành giâm Cóc đỏ (Lumnitzera littorea (Jack) Voigt.)”. 1.2. Phương pháp nghiên cứu 1.2.1. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, hóa chất và vườn ươm thí nghiệm Thời gian: Từ tháng 9 năm 2012 đến tháng 4 năm 2013. Địa điểm: Vườn Sinh học, Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh và Vườn Sưu tập thực vật RNM Cần Giờ. Trước khi tiến hành thực địa thu mẫu cần chuẩn bị các dụng cụ như: kéo cắt cành chuyên dụng, xô đựng nước bên dưới đáy có xốp hút nước để bảo quản và dựng đứng cành giâm, bình phun để phun nước lên lá trong quá trình vận chuyển để giữ cành giâm 208 Năm học 2012 - 2013 được tươi và bịch nilon màu đen để che chắn tránh ánh sáng trong quá trình vận chuyển cành giâm về. Chuẩn bị các hóa chất: IBA và NAA. Vườn ươm thí nghiệm được thiết kế với kích thước 4m x 3m x 2,5m, xung quanh được che chắn kín bằng nilon, bên trong sử dụng gạch ống phân thành các lô thí nghiệm. Vườn ươm được lắp đặt hệ thống phun sương tự động. Đảm bảo nhiệt độ trung bình trong ngày: 27-290C, độ ẩm: khoảng 90-95% và cường độ chiếu sáng khoảng 1000 –1500 lux. 1.2.2. Phương pháp thực địa Tiến hành thu mẫu từ 7 giờ đến 9 giờ sáng. Chọn cây cắt cành phải không có hoa, không có quả và đường kính gốc cây chọn cành từ khoảng 40 mm đến 60 mm.Cành lấy làm mẫu là cành bánh tẻ và không có chồi. 1.2.3. Phương pháp xử lí mẫu và bố trí thí nghiệm Bảng 1. Bố trí các nghiệm thức thí nghiệm Thời gian Nghiệm Số lần Số cành Tổng số cànhHóa chất Nồng độ xử lí thức lặp lại giâm giâm 20 giây 1 3 15 45 1000 ppm 60 giây 2 3 15 45 20 giây 3 3 15 45 500 ppm 60 giây 4 3 15 45 15 phút 5 3 15 45 IBA 100 ppm 30 phút 6 3 15 45 15 phút 7 3 15 45 50 ppm 30 phút 8 3 15 45 15 phút 9 3 15 45 10 ppm 30 phút 10 3 15 45Đối chứng Nước cất 30 phút 11 3 15 45 15 phút 12 3 15 45 100 ppm 30 phút 13 3 15 45 15 phút 14 3 15 45 NAA 50ppm 30 phút 15 3 15 45 15 phút 16 3 15 45 10 ppm 30 phút 17 3 15 45 Cành giâm sau khi đưa về vườn trường sẽ được cắt bỏ phần ngọn khoảng 2-3 cm, để lại 3 lá ở ngay phần ngọn; cắt xéo 45 0 ở phần gốc tạo cành giâm có chiều dài khoảng 15 – 20 cm. Xử lí hóa chất xong thì cắm cành giâm vào cát đã được tưới ẩm. ...

Tài liệu được xem nhiều: