Danh mục

Nghiên cứu tác dụng chống tăng đường huyết của cây nhân trần tía và ứng dụng sản xuất bột hòa tan

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 512.30 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích của nghiên cứu là đánh giá sự chống tăng đường huyết của nhân trần tía. Các liều thử khác nhau của các cao chiết cồn và nước trên chuột bị tăng đường huyết bằng đường uống cho kết quả ở liều dùng thấp của cao cồn (40 mg/kg) và của cao nước (50 mg/kg) tương đương với nhóm đối chứng dùng thuốc glibenclamide. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu tác dụng chống tăng đường huyết của cây nhân trần tía và ứng dụng sản xuất bột hòa tan Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018 NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CHỐNG TĂNG ĐƯỜNG HUYẾT CỦA CÂY NHÂN TRẦN TÍA VÀ ỨNG DỤNG SẢN XUẤT BỘT HÒA TAN *Phạm Quang Thắng; Lương Thị Ngọc Hân; Phạm Tiến Đạt; Nguyễn Ngọc Hồng Trường Đại học Công nghệ TP.HCM Email: *pquangthang1@gmail.com TÓM TẮT Cây nhân trần tía Adenosma bracteosum Bonati được dùng trong y học cổ truyền Việt Nam để trị bệnh gan mật nhưng ít có những nghiên cứu về các hoạt tính sinh học khác. Mục đích của nghiên cứu là đánh giá sự chống tăng đường huyết của nhân trần tía. Các liều thử khác nhau của các cao chiết cồn và nước trên chuột bị tăng đường huyết bằng đường uống cho kết quả ở liều dùng thấp của cao cồn (40 mg/kg) và của cao nước (50 mg/kg) tương đương với nhóm đối chứng dùng thuốc glibenclamide. Những kết quả thu được trong nghiên cứu chứng minh cây nhân trần tía chống tăng đường huyết nên có thể hỗ trợ trong điều trị bệnh tiểu đường. Hoạt tính chống tăng đường huyết của các chất trong cao cồn trên chuột tiểu đường gây ra bởi streptozotocin gây ra có hiệu quả tương đương thuốc glibenclamide ở liều 10mg/kg (p>0,05). Với mục đích tạo sự thuận lợi cho người dùng để ngăn ngừa bệnh tiểu đường, nguyên liệu nhân trần được sử dụng để sản xuất bột nhân trần hòa tan bằng phương pháp sấy phun trên máy MOBILE MINOR do hãng Niro của Đan Mạch sản xuất để tạo ra sản phẩm bột nhân trần. Với mục đích đạt hiệu suất thu hồi tối đa tiến hành khảo sát các thông số ảnh hưởng đến quá trình sấy là hàm lượng chất khô dịch nhân trần trước sấy, nhiệt độ không khí đầu vào, áp lực khí nén và lưu lượng bơm nhập liệu. Kết quả với hàm lượng chất khô trước sấy 200Bx, nhiệt độ không khí đầu vào 1600C, áp lực khí nén 4,00 bar, lưu lượng bơm nhập liệu 1500 mL/h, hiệu suất thu hồi sản phẩm của quá trình sấy phun đạt trên 60%, độ ẩm sản phẩm nhỏ hơn 5%. Sản phẩm bột nhân trần hòa tan đã được kiểm tra hoạt tính chống tăng đường huyết in vivo. Kết quả thử nghiệm cho thấy sản phẩm mới này có tiềm năng chống tăng đường huyết nên thích hợp cho việc ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Từ khóa: Nhân trần, chống tăng đường huyết, streptozotocin, bột hòa tan, sấy phun. ĐẶT VẤN ĐỀ Cây nhân trần tía Adenosma bracteosum Bonati thuộc họ Scrophulariaceae là loại cây thân thảo, có mùi thơm được trồng và mọc hoang tại Campuchia, Lào và miền Nam Việt Nam. Cây nhân trần tía được sử dụng trong dân gian như là một vị thuốc với tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, lợi mật, tiêu độc, lợi tiểu, chữa cảm cúm, táo bón, bệnh vàng da... (Đỗ Tất Lợi, 2004). 282 Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018 Ngoài ra, trong cây có chứa tinh dầu với thành phần chính là thymol cùng với sự hiện diện của carvacrol nên có khả năng kiểm soát và phòng chống các bệnh về nhiễm khuẩn, ho, hen suyễn (Tsankova et al., 1994, Can Baser K.H, 2008). Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu về cây nhân trần tía. Mục đích của nghiên cứu này là nghiên cứu tác dụng chống tăng đường huyết của cây nhân trần tía từ đó sản xuất bột nhân trần hòa tan với mục đích tạo ra sản phẩm thực phẩm mang tính tiện dụng giúp ngăn ngừa và hỗ trợ cho người bệnh tiểu đường tạo ra sản phẩm có lợi cho sức khỏe cộng đồng từ nguyên liệu có sẵn trong nước. Từ đó thiết lập được quy trình công nghệ sản xuất bột nhân trần hoà tan, tạo ra sản phẩm có tính ứng dụng cao, có chất lượng phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Độ ẩm sản phẩm không vượt quá 5%. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP Vật liệu Cây nhân trần tía (phần trên mặt đất) được thu hái vào tháng 11 tại tỉnh Tây Ninh. Chuột bạch (Mus musculus var. albino) chủng Swiss 6 – 8 tuần tuổi nặng 25 – 30 g được cung cấp bởi Viện Pasteur TP. HCM Ethanol 960 (Merk), đường gulucose, glibenclamide (India)… và một số các hóa chất khác đạt tiêu chuẩn phân tích Maltodextrin được sản xuất từ Nhật, dạng bột mịn, màu trắng, có khả năng hòa tan hoàn toàn trong nước, độ ẩm 6 – 7%, chỉ số DE là 17 – 20, Cyclodextrin: Sản xuất tại Pháp, độ ẩm 5 – 6%. Đường cỏ ngọt sản xuất tại Công ty Global Stevia, Việt Nam, tiêu chuẩn sản phẩm số:12952/2011/YT-CNTC, dạng bột mịn, màu trắng. Thí nghiệm được bố trí tại phòng thí nghiệm Công nghệ Sau thu hoạch – Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp trích ly chuẩn bị dung dịch cô đặc: Cây tươi sau khi thu hái được rửa sạch, đem phơi ráo rồi sấy khô ở nhiệt độ 55 – 600C. Nguyên liệu sau khi đã khô đạt độ ẩm yêu cầu, được đem đi xay nhỏ c�1×1 mm, nguyên liệu khô được chiết kiệt bằng dung môi ethanol 70%. Dịch trích ly được cô đặc bằng nồi cô chân không (ở nhiệt độ 600C), quá trình cô đặc đến khi chất khô hòa tan đạt 180Bx. Phương pháp đánh giá khả năng chống tăng đường huyết Nghiên cứu này được thực hiện như mô tả trước đây bởi Rahman et al. (2011). Những con chuột bạch đực được chia làm 9 nhóm (6 con mỗi nhóm). Nhóm 1 (nhóm chứng trắng) chuột bình thường. Nhóm 2 (chuột tăng đường huyết) chuột được uống đường với 2g glucose/kg. Nhóm 3 (nhóm chứng thuốc) chuột được uống thuốc với thành phần glibenclamide (10 mg/kg) và đường với 2g glucose/kg. Nhóm 4 đến nhóm 9 (nhóm 4, 5 và 6 dùng Et; nhóm 7, 8 và 9 dùng cao chiết W): chuột được cho uống cao chiết Et và W ở liều tương ứng là 30, 40 và 50 mg/kg và đường với 283 Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018 2g glucose/kg. Các mẫu máu được thu nhận hai giờ sau khi uống glucose và lượng đường trong máu được đo ngay lập tức bằng phương pháp glucose oxidase. Phương pháp khảo sát t ...

Tài liệu được xem nhiều: