Danh mục

Nghiên cứu thực trạng hút thuốc lá và việc thực hiện chính sách phòng chống tác hại thuốc lá trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Số trang: 17      Loại file: docx      Dung lượng: 60.23 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu thực trạng hút thuốc lá và việc thực hiện chính sách phòng chống tác hại thuốc lá trên địa bàn thành phố Đà Nẵng với mục tiêu mô tả thực trạng hút thuốc lá và việc thực hiện các chính sách về thuốc lá tại thành phố Đà Nẵng, đồng thời đề xuất các giải pháp kiểm soát và phòng chống tác hại thuốc lá.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu thực trạng hút thuốc lá và việc thực hiện chính sách phòng chống tác hại thuốc lá trên địa bàn thành phố Đà Nẵng NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG HÚT THUỐC LÁ VÀVIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÒNG CHỐNG  TÁC HẠITHUỐC LÁTRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Chủ nhiệm đề tài:BS.CKII. Nguyễn Út Cơ quan chủ trì:Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe thành phốĐà Nẵng Năm nghiệm thu: 2011 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Hút thuốc lá là nguyên nhân gây ra 90% các ca ung thư  phổi, 75% các ca   bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và 25% ca bệnh tim thiếu máu cục bộ. Tỷ lệ hút  thuốc lá trên toàn thế  giới khoảng 47% nam giới và 12% nữ  giới.  Ở  các nước   đang phát triển là 48% nam giới và 7% nữ giới hút thuốc lá, nghĩa là mỗi ngày có  10.000  người   chết   do  thuốc   lá.  Ước   tính   ở   Việt   Nam,  mỗi  năm   có   khoảng  40.000 ca tử  vong do các bệnh liên quan đến hút thuốc. Vào năm 2030, con số  này sẽ tăng thành 70.000 ca mỗi năm.  WHO đã công bố  những số  liệu cho thấy, bên cạnh những tiến bộ  trong  công tác kiểm soát thuốc lá đã đạt được, thì vẫn chưa có quốc gia nào thực hiện   đầy đủ, nghiêm túc các biện pháp và vạch ra một hướng tiếp cận để Chính phủ  các nước áp dụng, nhằm ngăn chặn hàng chục triệu nạn nhân chưa trưởng thành  sẽ chết vào giữa thế kỉ này. Ngày 21/8/2009, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định số 1315/QĐ­ TTg về  việc phê duyệt Kế  hoạch thực hiện Công  ước khung về  kiểm soát  thuốc lá. Tại Đà Nẵng, ngày 22/02/2010,  Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố  phê  duyệt Kế  hoạch thực hiện Công  ước khung về  kiểm soát thuốc lá (Ban hành   kèm theo Quyết định số1338/UBND­QĐ ngày 22/02/2010 của UBND thành phố  Đà Nẵng) với mục tiêu hạ  thấp tỷ lệ  sử  dụng thuốc lá và các sản phẩm thuốc  lá, nâng cao nhận thức và sự ủng hộ của các nhà hoạch định chính sách và cộng  đồng về  việc thực hiện Công  ước khung về  kiểm soát thuốc lá tại thành phố,  xây dựng môi trường không khói thuốc tại những nơi công cộng, các cơ  quan  hành chính, các cơ sở y tế và các trường học trên địa bàn thành phố. Mặc dù đã có sự cam kết của Chính phủ đối với vấn đề  kiểm soát thuốc   lá và đặc biệt đã có sự  thi hành chính sách không hút thuốc, nhưng hiệu lực và  sự tuân thủ vẫn còn yếu. Việt Nam nằm trong số những nước có tỷ lệ hút thuốc   lá cao nhất trên thế giới. Sự chấp nhận của xã hội đối với hành vi hút thuốc lá   tại nơi công cộng, và tỷ  lệ  hút thuốc thụ  động của Việt Nam tương đối cao.   Thực trạng này vẫn sẽ  tiếp tục tồn tại cho đến khi sự  thực hiện và thi hành  chính sách không khói thuốc được cải thiện. II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Mục tiêu chung Mô tả thực trạng hút thuốc lá và việc thực hiện các chính sách về thuốc lá  tại thành phố  Đà Nẵng, đồng thời đề  xuất các giải pháp kiểm soát và phòng   chống tác hại thuốc lá. 2. Mục tiêu cụ thể ­ Đánh giá thực trạng sử  dụng thuốc lá và nhận thức của người dân về  các chính sách kiểm soát và phòng chống tác hại của thuốc lá; ­ Tìm hiểu các chính sách và thực hiện các chính sách phòng chống tác hại   thuốc lá bao gồm: Khả năng thực hiện, kết quả thực hiện, khó khăn, thuận lợi; ­ Đề  xuất các giải pháp nhằm góp phần đẩy mạnh công tác kiểm soát và  phòng chống tác hại thuốc lá trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Nghiên cứu định lượng ­ Nội dung: Xác định tỷ  lệ  hút thuốc, thực trạng hút thuốc lá, đồng thời   nghiên cứu kiến thức, thái độ và hành vi của đối tượng về các chính sách phòng  chống tác hại của thuốc lá; ­ Công cụ: Bảng phỏng vấn cá nhân; ­ Chọn mẫu: Cỡ mẫu tính theo phương pháp phân 30 cụm: n = n’ x 210% 2. Nghiên cứu định tính ­ Tổng hợp các văn bản về chính sách phòng chống tác hại của thuốc lá; ­ Phỏng vấn sâu; ­ Thảo luận nhóm tập trung; ­ Quan sát thu thập các hình thức quảng cáo, tiếp thị thuốc lá…; ­ Công cụ: Bảng hướng dẫn phỏng vấn sâu, bảng kiểm quan sát, bảng  hướng dẫn thảo luận; ­ Chọn mẫu: 36 cuộc phỏng vấn sâu và 10 cuộc thảo luận nhóm (8 – 10   người) tập trung. IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu ­ Người dân từ 18 tuổi trở lên (do nghiên cứu này đề  cập đến chính sách   nên phải tìm hiểu  ở  các đối tượng đủ  khả  năng tiếp cận và hiểu biết các nội   dung liên quan đến chính sách); ­ Đại diện các sở  ban ngành, tổ  chức, đoàn thể tuyến thành phố  và quận   huyện, xã, phường. 2. Phạm vi nghiên cứu ­ Nghiên cứu được tiến hành tại 7 quận huyện thuộc thành phốĐà Nẵng; ­ Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 7/2010 đến tháng 6/2011. V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Nội dung 1:  Đánh giá thực trạng sử  dụng thuốc lá và nhận thức của   người dân về các chính sách kiểm soát và phòng chống tác hại thuốc lá. Nội dung 2:  Tìm hiểu các chính sách và việc thực hiện các chính sách  phòng chống tác hại  ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: