Danh mục

Nghiên cứu xác định cấu trúc năng lực tự học trực tuyến trong mô hình dạy học kết hợp

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 402.55 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mô hình dạy học kết hợp (Blended-learning) đã và đang được khuyến khích sử dụng rộng rãi trong các nhà trường. Mô hình này gồm 2 giai đoạn: Học trực tuyến bằng website trên internet và học giáp mặt trên lớp. Mô hình dạy học kết hợp rất thuận lợi góp phần hình thành và phát triển năng lực tự học trực tuyến (NLTHTT) cho người học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu xác định cấu trúc năng lực tự học trực tuyến trong mô hình dạy học kết hợpBÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 4DOI: 10.15625/vap.2020.000122 NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC NĂNG LỰC TỰ HỌC TRỰC TUYẾN TRONG MÔ HÌNH DẠY HỌC KẾT HỢP Dương Tiến Sỹ1,*, Hà Thị Hương2 Tóm tắt: Mô hình dạy học kết hợp (Blended-learning) đã và đang được khuyến khích sử dụng rộng rãi trong các nhà trường. Mô hình này gồm 2 giai đoạn: học trực tuyến bằng website trên internet và học giáp mặt trên lớp. Mô hình dạy học kết hợp rất thuận lợi góp phần hình thành và phát triển năng lực tự học trực tuyến (NLTHTT) cho người học. Vì vậy, cần nghiên cứu đề xuất khái niệm NLTHTT, từ đó xác định được cấu trúc NLTHTT làm cơ sở xây dựng rubric để đánh giá và tự đánh giá mức độ đạt được NLTHTT của người học trong mô hình dạy học kết hợp. Từ khóa: Cấu trúc, dạy học kết hợp, năng lực, năng lực tự học trực tuyến, tự học.1. MỞ ĐẦU Hiện nay các trường đại học tại Việt Nam đã diễn ra sự chuyển biến toàn diện về cáchthực hiện chương trình đào tạo, mô hình quản lí đào tạo cũng như cơ sở vật chất phục vụhọc tập nhằm thực hiện Quy chế Đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tínchỉ trên phạm vi toàn quốc ban hành theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày15/08/2007 của Bộ Giáo dục & Đào tạo. “Dạy học kết hợp là mô hình dạy học có sự kết hợpgiữa hình thức dạy học truyền thống và thức dạy học E - learning, trong đó hình thức dạyhọc là mặt bên ngoài phản ánh mối quan hệ có tính quy luật giữa Mục tiêu - Nội dung -Phương pháp dạy học”. Mô hình dạy học kết hợp là một giải pháp phù hợp để giải quyếtkhó khăn khi dạy học theo học chế tín chỉ vì thời lượng học tập trên lớp không nhiều, đồngthời sẽ nâng cao hiệu quả dạy học và phát triển được NLTHTT cho người học.2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Đối tượng nghiên cứu Khái niệm và cấu trúc của NLTHTT trong mô hình dạy học kết hợp.2.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết nhằm thu thập thông tin và nghiêncứu phân tích, so sánh một số khái niệm về năng lực, khái niệm tự học nhằm phát hiện ranhững nét độc đáo riêng và những quan niệm chung về năng lực tự học. Từ đó, khái quát1Trường Đại học Sư phạm Hà Nội2Trường Đại học Hồng Đức*Email: tiensyduong@gmail.com996 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAMhóa dấu hiệu chung về khái niệm năng lực tự học làm cơ sở đề xuất khái niệm NLTHTTcho phép xác định cấu trúc của NLTHTT của người học trong mô hình dạy học kết hợp. - Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lí thuyết nhằm sắp xếp các tài liệu đề cậpđến các khái niệm năng lực, khái niệm tự học, khái niệm năng lực tự học trong quá trìnhphân tích thành hệ thống logic chặt chẽ, theo từng nội dung khoa học, từng dấu hiệu bảnchất để dễ nhận biết, dễ lựa chọn và sử dụng trong việc đề xuất khái niệm và cấu trúc củaNLTHTT. - Kết quả nghiên cứu lí thuyết quyết định chất lượng của bài báo, cần cho sự phântích, lí giải các kết quả nghiên cứu, khái quát hóa và hệ thống hóa thành một hệ thống cácquy trình có kết cấu chặt chẽ (theo quan điểm hệ thống). Do vậy, các phương pháp nghiêncứu trên được duy trì trong suốt quá trình nghiên cứu.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN3.1. Năng lực tự học trực tuyến là gì?3.1.1. Khái niệm năng lực Trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học, khái niệm năng lựcđã có nhiều tác giả nghiên cứu định nghĩa dựa trên các quan điểm khác nhau. Tuy nhiên,chúng tôi sử dụng khái niệm năng lực được đề cập đến trong Dự thảo Chương trình giáodục phổ thông Tổng thể (2015) của Bộ GD&ĐT: “Năng lực là khả năng thực hiện thànhcông hoạt động trong một bối cảnh nhất định nhờ sự huy động tổng hợp các kiến thức, kĩnăng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... Năng lực của cánhân được đánh giá qua phương thức và kết quả hoạt động của cá nhân đó khi giải quyếtcác vấn đề của cuộc sống”.3.1.2. Khái niệm tự học Tự học cũng là một khái niệm được nhiều nhà giáo dục quan tâm nghiên cứu nhằmphát triển năng lực tự học suốt đời cho người học. Đã có nhiều định nghĩa khác nhau vềkhái niệm tự học: Theo Từ điển Tiếng Việt (2000): “Tự học có nghĩa là học lấy một mình trong sáchchứ không có người dạy”. Theo Từ điển Giáo dục học (2001): “Tự học là quá trình tựmình hoạt động lĩnh hội tri thức khoa học và rèn luyện kĩ năng thực hành” . Khi đề cập đến khái niệm tự học, một số tác giả đi sâu vào mô tả các thao tác trí tuệ haycác thao tác biểu hiện ra hành vi cùng với động cơ, hứng thú. Điển hình như tác giả NguyễnCảnh Toàn (2001): “Tự học là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quansát, so sánh, phân tích, tổng hợp…) và có khi cả cơ bắp ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: