Danh mục

Nghiên cứu xây dựng chuẩn hiệu trưởng trường phổ thông đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 374.84 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tập trung phân tích mô hình năng lực của Hiệu trưởng và xây dựng chuẩn Hiệu trưởng trong bối cảnh đổi mới giáo dục. Trên cơ sở chuẩn Hiệu trưởng sẽ phát triển phẩm chất, năng lực quản trị trường học của đội ngũ cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục phổ thông đáp ứng nhu cầu đổi mới toàn diện giáo dục hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu xây dựng chuẩn hiệu trưởng trường phổ thông đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dụcNATIONAL ACADEMY OF EDUCATION MANAGEMENTJournal of Education Management, 2017, Vol. 9, No. 12, pp. 1-9This paper is available online at http://jem.naem.edu.vnNGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHUẨN HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG PHỔ THÔNGĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN GIÁO DỤCĐặng Thị Thanh Huyền1Tóm tắt. Bài viết tập trung phân tích mô hình năng lực của Hiệu trưởng và xây dựng chuẩn Hiệutrưởng trong bối cảnh đổi mới giáo dục. Trên cơ sở chuẩn Hiệu trưởng sẽ phát triển phẩm chất,năng lực quản trị trường học của đội ngũ cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục phổ thông đáp ứng nhucầu đổi mới toàn diện giáo dục hiện nay.Từ khóa: Chuẩn Hiệu trưởng; năng lực; quản trị trường học.1. Tiếp cận xây dựng chuẩn Hiệu trưởng nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diệngiáo dục và đào tạoChuẩn Hiệu trưởng trường phổ thông (sau đây gọi tắt là chuẩn Hiệu trưởng) Việt Nam hiện nayđược quy định theo Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT Ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởngBộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường trung học phổthông và trường phổ thông có nhiều cấp học; Thông tư số 14/2011/TT-BGDĐT Ngày 08 tháng 4năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Quy định Chuẩn hiệu trưởngtrường tiểu học.Theo Nghị quyết số 29-NQ/TW đòi hỏi người hiệu trưởng cần có những năng lực mới để đápứng yêu cầu: Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàndiện năng lực và phẩm chất người học; Chuyển phát triển giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo sốlượng sang chú trọng chất lượng và hiệu quả; Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục; Tăngquyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục và đào tạo; Thực hiện chuẩn hóa độingũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo. Vì vậy cần xây dựng chuẩn Hiệu trưởng mớinhằm không ngừng phát triển năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý trường phổ thông, đáp ứng yêucầu của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.Chuẩn Hiệu trưởng xây dựng theo tiếp cận “Quản lý nguồn nhân lực dựa trên năng lực”(Competency - Based Human Resource Management). Theo đó, năng lực (competency) được quanniệm là một tập hợp các kiến thức, kỹ năng và thái độ liên quan với nhau có thể ảnh hưởng lớn tớiNgày nhận bài: 15/10/2017. Ngày nhận đăng: 27/11/2017.1Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Quản lý giáo dục, Học viện Quản lý giáo dục;e-mail: dthuyen@moet.edu.vn.1Đặng Thị Thanh HuyềnJEM., Vol. 9 (2017), No. 12.khả năng hoàn thành công việc hay kết quả của một cá nhân, có thể được đo lường thông qua cácchuẩn mà cộng đồng chấp nhận và có thể được cải tiến thông qua các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng.Theo tiếp cận trên, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường phổ thông phải luôn gắn với việcxác định năng lực của Hiệu trưởng, xây dựng khung năng lực và sử dụng khung năng lực đó nhưmột căn cứ quan trọng bậc nhất của công tác quản lý đội ngũ cán bộ quản lý trường phổ thông.Tiếp cận này tập trung vào việc xác định các năng lực cần thiết để đạt được hiệu quả thực hiệnnhiệm vụ của Hiệu trưởng. Khung năng lực chỉ ra những năng lực và khả năng tương thích mỗiHiệu trưởng cần phải đáp ứng.Trong xu hướng đổi mới giáo dục, Hiệu trưởng có vai trò quản trị nhà trường, trong đó phảiđảm bảo để nhà trường luôn có được sự thay đổi và phát triển bền vững, đồng thời các hoạt độngcó sự ổn định nhằm đạt tới mục tiêu phát triển nhà trường, tăng cường tự chủ và trách nhiệm giảitrình của nhà trường.Bảng 1. So sánh hai mô hình quản lý nhà trườngMô hình cũÍt chú ý đến khía cạnh lãnh đạo để thay đổi nhà trường.Chưa xây dựng rõ tầm nhìn, sứ mạng, các giá trị và cácchương trình hành động.Quản lý nhà trường chưa chú ý đến phát triển năng lực,động lực của giáo viên, học sinh. Chưa thực sự chú ýđến kỹ năng nhận thức và kĩ năng xã hội của người học.Chờ đợi sự chỉ đạo từ cơ quan quản lý cấp trên.Truyền đạt một chiều, mục tiêu kế hoạch có tính áp đặt.Mô hình mớiTập trung nhiều hơn vào lãnh đạo thay đổi để phát triểnnhà trường.Nhà trường là nơi quyết định: tầm nhìn sứ mạng, tạo giátrị, xây dựng và thực hiện các chương trình hành độngphát triển nhà trường.Học sinh là ưu tiên hàng đầu, giáo viên là nhân tố hàngđầu. Chú ý đến rèn luyện tư duy, phương pháp giải quyếtvấn đề và giáo dục kỹ năng nhận thức và kỹ năng xãhội).Tự chủ và chịu trách nhiệm giải trình về các vấn đề cơbản: tổ chức & nhân sự, dạy học & giáo dục, tài chính& tài sản, huy động cộng đồng.Đa chiều, nhiều luồng thông tin, tự xây dựng các mụctiêu kế hoạch.Kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Chuẩn hiệu trưởngCó thể nói hiện nay quản lý trường học có những thay đổi cơ bản, đó là: Tự chủ và chịu tráchnhiệm; Học tập và giảng dạy là những mục tiêu chính của hoạt động quản lý giáo dục; Phong cáchlãnh đạo dân chủ, công bằng và có trách nhiệm; Chia sẻ quản lý; và trường học là nơi để học tập.Hiện nay, nhiều qu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: