Danh mục

NGỘ ĐỘC THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC NGỦ Phần 1

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 125.74 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

NGỘ ĐỘC THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC NGỦ Phần 11/ SỰ KHÁC NHAU GIỮA MỘT THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC NGỦ ? - Thuốc an thần (sedatives) là thuốc chủ yếu gây thư giãn (relaxation) và an thần (tranquilization). - Thuốc ngủ (hypnotics) nói chung chỉ những thuốc làm cho giấc ngủ được dễ dàng. - Tất cả những thuốc này có khuynh hướng tác động bằng một cơ chế tương tự nhau, và sự phân biệt giữa thuốc an thần và thuốc ngủ chỉ có tính chất nhân tạo mà thôi.- Chúng là những thuốc có tác dụng an...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
NGỘ ĐỘC THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC NGỦ Phần 1 NGỘ ĐỘC THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC NGỦ Phần 1 1/ SỰ KHÁC NHAU GIỮA MỘT THUỐC AN THẦN VÀTHUỐC NGỦ ? - Thuốc an thần (sedatives) là thuốc chủ yếu gây thư giãn(relaxation) và an thần (tranquilization). - Thuốc ngủ (hypnotics) nói chung chỉ những thuốc làm cho giấcngủ được dễ dàng. - Tất cả những thuốc này có khuynh hướng tác động bằng một cơchế tương tự nhau, và sự phân biệt giữa thuốc an thần và thuốc ngủ chỉ cótính chất nhân tạo mà thôi. - Chúng là những thuốc có tác dụng an thần (tranquilizing drugs) vàvới liều lượng thích đáng, có thể gây giảm áp hệ thần kinh trung ương. 2/ NHỮNG THUỐC NÀO THUỘC LOẠI NÀY ? - Benzodiazepines, barbiturates, chloral hydrate, phenothiazines,antihistamines, buspirone và zolpidem. - những thuốc khác thuộc loai này nhưng bây giờ ít thấy hơn :glutethimide, ethchorvyol, meprobamate, và methaqualone. - Glutethimide có thể gây rối loạn hệ thần kinh trung ương xảy ratừng hồi và các dấu chứng anticholinergic - Ethchlorvynol phát sinh mùi vinyl và gây hôn mê kéo dài. - có nhiều tác nhân, đặc biệt là ethanol, có tác dụng an thần/ngủ. - tác dụng an thần/ngủ là tác dụng phụ của nhiều thuốc và độc tố khicho với liều lượng độc 3/ TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG CỦA NGỘ ĐỘC THUỐC ANTHẦN/NGỦ - các tác dụng đặc hiệu có thể thay đổi tùy theo loại thuốc, nhưngđặc điểm chung là làm giảm mức độ tri thức (a decreased level ofconsciousness), giảm áp hô hấp với các mức độ khác nhau (respiratorydepression), làm giảm khả năng bảo vệ đường hô hấp (airway protection) vàđôi khi làm hạ huyết áp do tác dụng hủy giaó cảm ( sympatholysis) 4/ KHÔNG LẼ NHIỀU NGỘ ĐỘC CÓ CÙNG BỆNH CẢNHLÂM SÀNG NHƯ VẬY SAO ? - đúng vậy ! Bệnh cảnh lâm sàng này điển hình cho ethanol,antihistamines, tricyclics và nhiều loại thuốc khác . - thái độ xử trí trạng thái tâm thần bị biến đổi trong khung cảnh ngộđộc nói chung là giống nhau, nhưng có nhiều bệnh lý cần phải chấn đoánphân biệt.Vì vậy trong khi điều trị bệnh nhân phải tiếp tục tìm kiếm nguyênnhân gây nên sự biến đổi của trạng thái tâm thần này. - bởi vì tác dụng của những tác nhân này sẽ biến mất đi với thờigian, điều trị hỗ trợ (supportive care) cho đến khi tình trạng bệnh nhân đượccải thiện thường cho thấy rằng bệnh nhân bị ngộ độc bởi một loại thuốc anthần/ngủ nào đó, mặc dầu đôi khi có thể sẽ không bao giờ biết được đó là tácnhân nàọ. 5/ LÀM SAO CHẨN ĐOÁN NGỘ ĐỘC THUỐC ANTHẦN/NGỦ TRÊN BỆNH NHÂN CÓ MỨC ĐỘ TRI THỨC BỊ GIẢM? - sau khi điều trị ổn định bệnh nhân, khám để tìm nguyên nhân củasự giảm tri thức. - tùy trường hợp thử cho naloxone, glucose 50%, thiamine vàflumazenil. - sự cải thiện trạng thái tâm thần sau khi cho một trong những thuốcnày giúp phân biệt nguyên nhân của sự biến đổi trạng thái tâm thần. - khám bệnh nhân nhiều lần có thể cho một ý niệm là tình trạngbệnh nhân đang tốt hoặc xấu hơn. - đối với các bệnh nhân mà tình trạng dần dần cải thiện thì ít khicần phải can thiệp gì khác hơn là điều trị hỗ trợ (supportive care) cho đếnkhi thuốc được thanh lọc khỏi cơ thể. - đối với những bệnh nhân mà tình trạng trở nên xấu hơn thì có thểcần điều trị tích cực hơn hoặc tìm kiếm tích cực hơn những nguyên nhânkhác gây biến đổi trạng thái tâm thần (ví dụ CT Scan đầu để loại bỏ một xuấthuyết nội sọ). - phải giả định rằng tất cả những bệnh nhân được điều trị ngộ độc làdo tự tử cho đến khi có bằng cớ ngược lại và phải đảm bảo là họ được điềutrị thích hợp vì lý do đó. 6/ VAI TRÒ CỦA XÉT NGHIỆM NHẬN DIỆN VÀ ĐỊNHLƯỢNG NỒNG ĐỘ THUỐC ? - Đối với bệnh nhân tỉnh táo, có thể trả lời đã uống loại thuốc nào,hoặc tình trạng bệnh nhân không trở nên xấu hơn, thì không cần phải xétnghiệm đo nồng độ thuốc. - Ngoại trừ phénobarbital, điều trị ngộ độc thuốc an thần/thuốc ngủlà điều trị có tính cách hỗ trợ (supportive), và nếu tình trạng bệnh nhân cảithiện trong quá trình theo dõi thì có thể tác dụng thuốc đang bắt đầu tan biếndần. - Nếu bệnh nhân hôn mê thì vai trò của xét nghiệm gây nhiều tranhcải hơn. Nếu biết thuốc ngộ độc bệnh nhân đã uống và có thể điều trị hỗ trợbệnh nhân đầy đủ, thì xét nghiệm đo nồng độ thuốc chẳng lợi ích gì. Nếukhông biết ngộ độc thuốc loại gì, thì xét nghiệm nhận diện thuốc (drugscreen) có thể làm sáng tỏ tác nhân gây ngộ độc. Tuy nhiên nếu tình trạngbệnh nhân cải thiện qua thăm khám, thì tìm biết loại thuốc an thần nào gâybiến đổi trạng thái tâm thần cũng không thay đổi gì điều trị. Nếu tình trạngbệnh nhân không cải thiện hoặc đang xấu dần đi, thì xét nghiệm nhận diệnthuốc có thể giúp xác định một ngộ độc thuốc có phải là nguyên nhân củatình trạng g ...

Tài liệu được xem nhiều: