Danh mục

Ngôn ngữ Toán học dành cho học sinh dự bị đại học: Phần 2

Số trang: 112      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.65 MB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiếp nội dung phần 1, cuốn sách "Một số biện pháp phát triển Ngôn ngữ Toán học cho học sinh dự bị đại học" phần 2 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Một số nguyên tắc trong việc xây dựng và thực hiện biện pháp; Một số định hướng trong việc xây dựng và thực hiện biện pháp; Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ toán học cho học sinh Dự bị đại học ở vùng Tây Nguyên. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ngôn ngữ Toán học dành cho học sinh dự bị đại học: Phần 2 Chương 2 PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ TOÁN HỌC CHO HỌC SINH DỰ BỊ ĐẠI HỌC Ở VÙNG TÂY NGUYÊN Dựa vào cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn đã được trình bàytrong Chương 1, chúng tôi đưa ra một số nguyên tắc, định hướng vàđề xuất bốn nhóm biện pháp dạy học nhằm phát triển NNTH choHS Dự bị đại học ở vùng Tây Nguyên. Từ đó, nâng cao chất lượnghọc tập môn Toán nói riêng cũng như nâng cao chất lượng đào tạocho HS Dự bị đại học ở vùng Tây Nguyên. 2.1. Một số nguyên tắc trong việc xây dựng và thực hiệnbiện pháp Để có thể phát triển NNTH cho HS Dự bị đại học, chúng tôixây dựng một số biện pháp dạy học, các biện pháp phải đảm bảonguyên tắc: 2.1.1. Phù hợp với đặc điểm dạy học môn Toán trongchương trình Dự bị đại học Không giống như các môn học khác, đặc điểm của môn Toáncó tính trừu tượng cao, tính khái quát rộng, tính thực tiễn rõ ràng,tính logic chặt chẽ và tính thực nghiệm. Các kiến thức toán học đượcxây dựng bằng cách suy diễn logic qua các tiên đề, mệnh đề, định lívà tính chất. Phương pháp tìm tòi, phát hiện kiến thức trong toánhọc chủ yếu là mò mẫm, dự đoán. Sự thống nhất giữa suy đoán vàsuy diễn là một đặc điểm của tư duy toán học. Do đó, GV cần chúý đặc điểm này để có biện pháp dạy học cho HS đặc biệt là HS Dựbị đại học. Dạy học môn Toán trong chương trình Dự bị đại học nhằm 86ôn lại các kiến thức của ba năm Trung học phổ thông. GV hệ thốnglại kiến thức môn Toán theo mạch kiến thức mà HS đã được học.GV tổng hợp, trình bày lí thuyết kết hợp ví dụ và bài tập nhằm củngcố tối đa kiến thức mà HS còn thiếu. Trong chương trình Dự bị đạihọc, HS được bồi dưỡng năng lực tư duy, phương pháp suy luận cũngnhư kĩ năng trình bày lời giải. Phương pháp huy động kiến thức cũ đểgiải quyết vấn đề đặt ra cũng thường xuyên được bồi dưỡng. 2.1.2. Phù hợp với nguyên tắc dạy học môn Toán trongchương trình Dự bị đại học Nguyên tắc dạy học môn Toán trong chương trình Dự bị đạihọc là phải phù với đặc điểm học tập mang tính củng cố, ôn tập lạikiến thức cơ bản. Chương trình học tập mang tính mở, có môitrường phát huy tối đa năng lực tự học. Các năng lực cơ bản của HStrong việc tiếp nhận kiến thức môn Toán ở chương trình Dự bị đạihọc được xác định dựa trên các các quan điểm cơ bản về lí luận nhậnthức và lí thuyết hoạt động, đồng thời dựa vào đặc điểm học tập củaHS. Đối với HS Dự bị đại học việc nâng cao chất lượng học tập mônToán là quan trọng, nó giúp HS không những học tốt mà còn yêuthích môn Toán. Hình thành năng lực học tập môn Toán cho HS Dựbị đại học nhằm làm tăng khả năng tiếp thu kiến thức, khả năng giảitoán và khả năng tìm tòi phát hiện kiến thức mới. Tuy nhiên, nănglực và kiến thức môn Toán của HS Dự bị đại học còn hạn chế vàđặc biệt có sự phân mức rất lớn. Đối với những HS khá, hầu hết cácem chỉ là học lại các kiến thức cũ ở phổ thông một cách nhàm chán.Đối với HS yếu, phải học cùng lớp với HS khá nên xảy ra trườnghợp các em chưa hiểu nội dung này mà phải chuyển qua nội dungkhác. Để khắc phục điều này, GV cần có phương pháp dạy học phùhợp từng đối tượng. 87 2.1.3. Phù hợp với tâm lí của học sinh Dự bị đại học và đặcđiểm chuyên biệt về đối tượng học sinh đồng bào dân tộc thiểu số Trong những năm qua, được sự quan tâm đặc biệt của Đảngvà Nhà nước, hệ thống Trường Dự bị đại học dân tộc, các Khoatrong Trường Đại học có đào tạo HS Dự bị đại học phát triển mạnhmẽ, từng bước khẳng định vị trí, vai trò trong sự nghiệp phát triểnđội ngũ cán bộ là người đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, mộtthực tế là chất lượng học tập của HS Dự bị đại học chưa cao. Nguyênnhân chủ yếu là các em dựa vào các chính sách ưu đãi của Đảng vàNhà nước dành cho con em người đồng bào dân tộc thiểu số, chưanhận thức được mục đích học tập là để nâng cao trình độ hiểu biếtmà chỉ dừng lại ở việc học để đủ điều kiện vào Đại học, Cao đẳng.Một số HS do chậm về khả năng NNTN cho nên tiếp thu không tốtbài giảng, gặp nhiều khó khăn trong học tập. Năng lực tự học củaHS Dự bị đại học chưa được quan tâm đúng mức, trình độ nhận thứccủa HS không đồng đều do nguồn tuyển khác nhau (dự bị, cử tuyển).Trong khi đó, vẫn còn một bộ phận GV lúng túng, gặp khó khăntrong việc đảm nhiệm giáo dục toàn diện cho người học. Phươngpháp dạy học của GV thiên về giảng giải, truyền thụ, thậm chí nhồinhét kiến thức, HS tiếp nhận tri thức một cách thụ động, ghi nhớnhững sự kiện, giải quyết các bài tập theo mẫu của người dạy. 2.1.4. Đảm bảo tính khả thi trong điều kiện thực tế dạy họctoán hiện nay ở các trường Dự bị đại học Chương trình môn Toán dùng cho HS Dự bị đại học được BộGiáo dục và Đào tạo ban hành chung cho hệ thống các trường Dựbị đại học. Chương trình không có sự phận chia theo nội dung (phầncơ bản, phần nâng cao), theo khối tuyển đầ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: