Qúa trình hợp tác hóa ở nước ta cũng là quá trình biến động mạnh mẽ và căn bản trong toàn bộ cơ cấu xã hội nông thôn. Nhằm giúp các bạn hiểu hơn về vấn đề này, mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài viết "Người nông dân hiện nay trong mối quan hệ nhà nước, hợp tác xã và gia đình" dưới đây.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Người nông dân hiện nay trong mối quan hệ nhà nước, hợp tác xã và gia đình - Mai Kim ChâuXã hội học, số 4 - 1986 NGƯỜI NÔNG DÂN HIỆN NAY TRONG MỐI QUAN HỆ NHÀ NƯỚC, HỢP TÁC XÃ VÀ GIA ĐÌNH MAI KIM CHÂU Quá trình hợp tác hóa ở nước ta cũng là quá trình biến động mạnh mẽ và căn bản trong toàn bộ cơcấu xã hội nông thôn. Từ sau Hiệp định Giơnevơ, phong trào hợp tác hóa ở nông thôn miền Bắc Việt Nam đã từng bướcgạt bỏ giai cấp địa chủ, các tầng lớp cường hào, phú nông và những thành phần bóc lột khác. Việc chialại ruộng đất đã khiến cho người nông dân nghèo khổ không có hoặc có ít ruộng trở thành người tưhữu nhỏ về ruộng đất. Họ đem hết nhiệt tình và khả năng lao động của bản thân và gia đình tập trungcho sản xuất, vừa làm nghĩa vụ đóng góp xây dựng Tổ quốc, vừa nâng cao đời sống gia đình. Trên cơsở đó, với lòng tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, người nông dân đã hăng hái đi vào hợptác hóa với tinh thần tự nguyện và giác ngộ cách mạng cao. Dưới tác động trực tiếp của ba cuộc cách mạng (cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng khoahọc - kỹ thuật, cách mạng tư tưởng và văn hóa), quá trình xây dựng hợp tác xã ở nông thôn đã dần dầnlàm biến đổi giai cấp nông dân. Số người lao động cá thể ngày một thu nhỏ, thành phần giai cấp xã hộilần đầu tiên xuất hiện ở nông thôn Việt Nam là giai cấp nông dân tập thể đã giữ vai trò chủ đạo trongtoàn bộ đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội nông thôn. Trong nội bộ giai cấp nông dàn tầng lớpbên cạnh những người làm công việc trồng trọt, chăn nuôi, đã xuất hiện những tầng lớp người làm thợcơ khí, điều khiển máy móc, các ngành nghề hỗ trợ cho nông nghiệp và đặc biệt đông đảo là nhữngngười làm nghề thủ công kiêm làm nông nghiệp hoặc làm nông nghiệp kiêm thợ thủ công. Trong hệ thống tổ chức lãnh đạo chính trị, quản lý kinh tế và văn hóa, xã hội, các thành phần xã hộimới đã được tạo ra ở nông thôn. Đó là tầng lớp các cán bộ làm công tác lãnh đạo thuộc hệ thống tổchức của Đảng, của chính quyền, đoàn thể và các cán bộ lãnh đạo kinh tế từ ban quản trị hợp tác xã tớicác đội sản xuất, các ban, ngành chuyên môn. Sự phát triển về văn hóa, giáo dục đã đổi mới bộ mặtnông thôn và cũng từ đó tạo ra trong cơ cấu xã hội những thành phần xã hội mới như giáo viên, cán bộy tế, cán bộ văn hóa, xã hội, v.v... Sự xuất hiện cơ cấu xã hội hoàn toàn mới ở nông thôn đã hiện ra cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Sựbiến động từ thành phần xã hội này sang thành phần xã hội khác luôn luôn diễn ra cùng với những biếnđộng và phát triển của kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước nói chung và nông thôn nói riêng. Tìnhhình đó đòi hỏi xã hội học cần đi Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn Xã hội học, số 4 - 1986 22 MAI KIM CHÂUsâu nghiên cứu để phát hiện ra những đặc điểm cụ thể của các tầng lớp giai cấp xã hội và nêu lênnhững thuận lợi, khó khăn của xu hướng thống nhất về chính trị, tư tưởng và tinh thần trong nông thôntrên con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội. Bài nghiên cứu này của chúng tôi không đề cập tới toàn bộ cơ cấu xã hội nông thôn, mà chỉ nhằmvào một số đặc điểm của người nông dân Việt Nam đang biến đổi và đi lên trong mối quan hệ giữa bacơ chế cơ bản ở nông thôn là Nhà nước, hợp tác xã và gia đình xã viên. 1. Gia đình, hợp tác xã và Nhà nước: các thực thể kinh tế - xã hội ở nông thôn. Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa đã tạo ra những thay đổi cực kỳ to lớn trên tất cả các lĩnh vựccủa đời sống kinh tế, xã hội. Quan hệ sản xuất cũ đã từng bước bị gạt bỏ. Quan hệ sản xuất mới dựatrên chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất do được hình thành và phát triển. Ở nông thôn, quan hệ sản xuất mới ra đời đánh dấu bằng sự xuất hiện của các tổ chức hợp tác xã.Hợp tác xã trước hết là một thực thể kinh tế, và thực tế cũng là một thực thể xã hội. Hợp tác xã là cầunối giữa gia đình xã viên bởi Nhà nước. Nó đại diện cho cả hai thực thể kinh tế - xã hội này. Nhà nước,hợp tác xã và gia đình là ba tác nhân chính của những thay đổi ở nông thôn hiện nay, trước hết là thayđổi về đời sống kinh tế và sau đó là những biến đổi trên các lĩnh vực chính trị, xã hội và văn hóa, tưtưởng. Tuy vậy, sự hiện diện và hoạt động của ba thực thể kinh tế - xã hội này có khác nhau. Trong hệ thống tổ chức gia đình, về cơ bản có chức năng tổ chức lao động, sản xuất trên phân côngviệc được nhận khoán và trên phần kinh tế gia đình, đồng thời là nơi tổ chức cuộc sống hàng ngày chomỗi cá nhân. Gia đình cũng là nơi tổ chức thực hiện các nghĩa vụ của các thành viên đối với tập thể vànhà nước. Hợp tác xã với tư cách là thiết chế xã hội ...