Nguồn tăng trưởng năng suất lao động của Việt Nam giai đoạn 1996-2016
Số trang: 18
Loại file: pdf
Dung lượng: 785.96 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghiên cứu này phân tích nguồn tăng trưởng năng suất lao động của Việt Nam dựa trên phương pháp SSA (Shift Share Analysis) cho thấy, động lực cốt lõi thúc đẩy tăng trưởng năng suất lao động Việt Nam thời kỳ 1997-2005 là sự dịch chuyển lao động từ ngành có năng suất thấp sang các ngành có năng suất cao hơn; thời kỳ 2006-2016 là sự gia tăng năng suất lao động của các ngành trong nền kinh tế. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy trong thời kỳ 2001-2016, các ngành đóng vai trò chủ đạo đối với tăng trưởng năng suất lao động tổng thể là: công nghiệp chế biến chế tạo; bán buôn, bán lẻ và dịch vụ lưu trú ăn uống.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nguồn tăng trưởng năng suất lao động của Việt Nam giai đoạn 1996-2016 NGUỒN TĂNG TRƯỞNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1996 - 2016 PGS.TS. Vũ Hoàng Ngân TS. Nguyễn Thị Cẩm Vân ThS. Hoàng Thị Huệ Trường Đại học Kinh tế Quốc dân ThS. Phạm Ngọc Toàn Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tóm tắt Nền kinh tế Việt Nam hiện tại đang có một khoảng cách lớn về năng suất lao động giữa các ngành, cũng như so sánh với các nước khác trong cùng khu vực. Nghiên cứu này phân tích nguồn tăng trưởng năng suất lao động của Việt Nam dựa trên phương pháp SSA (Shift Share Analysis) cho thấy, động lực cốt lõi thúc đẩy tăng trưởng năng suất lao động Việt Nam thời kỳ 1997-2005 là sự dịch chuyển lao động từ ngành có năng suất thấp sang các ngành có năng suất cao hơn; thời kỳ 2006-2016 là sự gia tăng năng suất lao động của các ngành trong nền kinh tế. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy trong thời kỳ 2001-2016, các ngành đóng vai trò chủ đạo đối với tăng trưởng năng suất lao động tổng thể là: công nghiệp chế biến chế tạo; bán buôn, bán lẻ và dịch vụ lưu trú ăn uống. Từ khóa: Năng suất lao động, cơ cấu lao động, dịch chuyển lao động, cơ cấu ngành, hiệu ứng nội ngành, hiệu ứng dịch chuyển tĩnh, hiệu ứng dịch chuyển động. 1. Giới thiệu Trong hai thập kỷ qua, nền kinh tế Việt Nam đã có một thời kỳ tăng trưởng cao, được duy trì liên tục ngay cả khi kinh tế quốc tế phải đối mặt với suy thoái như khủng hoảng tiền tệ Châu Á 1997 hay khủng hoảng kinh tế toàn cầu cuối năm 2008. Vượt qua những bất ổn diễn ra ở trong khu vực và trên thế giới, kinh tế Việt Nam tăng trưởng với tốc độ khá ấn tượng (đứng thứ 8 trong bảng xếp hạng các quốc gia Châu Á, sau Qatar, Myanmar, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Bhutan và Ấn Độ trong thời kỳ 1995-2014 (APO, 2016)) và luôn cao hơn mức trung bình của khối SE N. Mặc dù tốc độ tăng trưởng gần đây đã có dấu hiệu chững lại (giai đoạn trước 2011 đạt khoảng 7%/năm, nhưng từ 2011 tới nay 87 (2016) con số này chỉ dao động khoảng 6%/năm1). Những thành tựu tăng trưởng kinh tế đã đưa Việt Nam từ một nước nông nghiệp lạc hậu có thu nhập thấp trở thành một nước có mức thu nhập trung bình (năm 1986 Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới với thu nhập bình quân đầu người dưới 100 USD, năm 2008 con số này là 1,165 USD, và 2015 là 2,111 USD - theo số liệu của World Bank, data.worldbank.org). Thành tựu tăng tưởng đó được đóng góp bởi nhiều nhân tố. Viện Nghiên cứu Toàn cầu McKinsey (2012) ước tính rằng nguồn lao động ngày càng lớn và sự chuyển dịch cơ cấu từ nông nghiệp sang công nghiệp chế tạo - chế biến và dịch vụ đã đóng góp khoảng 2/3 mức tăng trưởng GDP của Việt Nam trong giai đoạn 2005-2010. Khoảng 1/3 còn lại là kết quả của việc cải thiện năng suất lao động (NSLĐ) trong các ngành kinh tế. Tuy nhiên, với những thành tựu về tăng trưởng đã đạt được trong thời gian qua, khả năng dẫn dắt của hai nhân tố đầu đối với quá trình tăng trưởng của nền kinh tế ngày càng giảm. Sự gia tăng lực lượng lao động và sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp sẽ tiếp tục có đóng góp cho tăng trưởng, nhưng không còn là động lực cốt lõi dẫn dắt tăng trưởng trong chặng đường phía trước. Và để thay thế những nguồn tăng trưởng đang trở nên cạn kiệt, vấn đề đặt ra đối với nền kinh tế Việt Nam là phải biến NSLĐ trở thành động lực của tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu này sẽ sử dụng phương pháp SS để phân tích nguồn gốc của những thay đổi NSLĐ và đánh giá vai trò của các nhân tố đến sự thay đổi của NSLĐ Việt Nam giai đoạn 1996-2016. Dựa trên các kết quả phân tích, bài viết cố gắng làm sáng tỏ những thách thức mà Việt Nam phải đối mặt khi thực hiện những nỗ lực nâng cao tốc độ tăng NSLĐ tổng thể trong bối cảnh kinh tế toàn cầu nhiều biến động. Trước khi đi vào phân tích năng suất lao động Việt Nam, phần tiếp theo sẽ mô tả một cách ngắn gọn các nghiên cứu về nguồn tăng trưởng NSLĐ của quốc gia trên thế giới và Việt Nam. Dựa trên kỹ thuật phân tích nguồn tăng trưởng NSLĐ theo phương pháp SS , mục đích chính của nghiên cứu là phân tách những nhân tố cấu thành nguồn tăng trưởng NSLĐ tổng thể của nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 1996-2016. 1 Tính toán dựa trên số liệu của Tổng cục Thống kê 88 2. Tổng quan nghiên cứu Tăng trưởng NSLĐ là nhân tố quyết định đối với tăng trưởng kinh tế bền vững của một quốc gia. Vì vậy, để tìm hiểu về nguồn lực tăng trưởng kinh tế, các nghiên cứu thường tập trung tìm hiểu NSLĐ tăng lên như thế nào, các yếu tố nào xác định sự thay đổi của năng suất, và vai trò của các yếu tố đó đối với tăng trưởng NSLĐ ở mỗi quốc gia. Khi tìm hiểu về các nhân tố xác định sự thay đổi năng suất, nhiều nghiên cứu cho rằng quá trình dịch chuyển lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp gắn liền với quá trình tích lũy vốn của khu vực công nghiệp đã có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng NSLĐ (Schumpeter, 1939; Kuznets, 1977). Gần đây nhất, Dani Rodrik (2012) nhấn mạnh rằng tăng trưởng NSLĐ của một nền kinh tế có thể đạt được theo hai cách: cách thứ nhất là tăng trưởng năng suất của các khu vực kinh tế thông qua tích lũy vốn, thay đổi công nghệ và nâng cao hiệu quả phân bổ; cách thứ hai là dịch chuyển lao động giữa các ngành, từ các ngành năng suất thấp sang các ngành có năng suất cao. Theo cách thứ hai, hầu hết các nghiên cứu đều dựa vào các mô hình thay đổi cơ cấu trong dài hạn và các dữ liệu sẵn có theo ngành để cố gắng định lượng và so sánh các hiệu ứng khác nhau tác động đến tăng trưởng năng suất ở c ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nguồn tăng trưởng năng suất lao động của Việt Nam giai đoạn 1996-2016 NGUỒN TĂNG TRƯỞNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1996 - 2016 PGS.TS. Vũ Hoàng Ngân TS. Nguyễn Thị Cẩm Vân ThS. Hoàng Thị Huệ Trường Đại học Kinh tế Quốc dân ThS. Phạm Ngọc Toàn Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tóm tắt Nền kinh tế Việt Nam hiện tại đang có một khoảng cách lớn về năng suất lao động giữa các ngành, cũng như so sánh với các nước khác trong cùng khu vực. Nghiên cứu này phân tích nguồn tăng trưởng năng suất lao động của Việt Nam dựa trên phương pháp SSA (Shift Share Analysis) cho thấy, động lực cốt lõi thúc đẩy tăng trưởng năng suất lao động Việt Nam thời kỳ 1997-2005 là sự dịch chuyển lao động từ ngành có năng suất thấp sang các ngành có năng suất cao hơn; thời kỳ 2006-2016 là sự gia tăng năng suất lao động của các ngành trong nền kinh tế. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy trong thời kỳ 2001-2016, các ngành đóng vai trò chủ đạo đối với tăng trưởng năng suất lao động tổng thể là: công nghiệp chế biến chế tạo; bán buôn, bán lẻ và dịch vụ lưu trú ăn uống. Từ khóa: Năng suất lao động, cơ cấu lao động, dịch chuyển lao động, cơ cấu ngành, hiệu ứng nội ngành, hiệu ứng dịch chuyển tĩnh, hiệu ứng dịch chuyển động. 1. Giới thiệu Trong hai thập kỷ qua, nền kinh tế Việt Nam đã có một thời kỳ tăng trưởng cao, được duy trì liên tục ngay cả khi kinh tế quốc tế phải đối mặt với suy thoái như khủng hoảng tiền tệ Châu Á 1997 hay khủng hoảng kinh tế toàn cầu cuối năm 2008. Vượt qua những bất ổn diễn ra ở trong khu vực và trên thế giới, kinh tế Việt Nam tăng trưởng với tốc độ khá ấn tượng (đứng thứ 8 trong bảng xếp hạng các quốc gia Châu Á, sau Qatar, Myanmar, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Bhutan và Ấn Độ trong thời kỳ 1995-2014 (APO, 2016)) và luôn cao hơn mức trung bình của khối SE N. Mặc dù tốc độ tăng trưởng gần đây đã có dấu hiệu chững lại (giai đoạn trước 2011 đạt khoảng 7%/năm, nhưng từ 2011 tới nay 87 (2016) con số này chỉ dao động khoảng 6%/năm1). Những thành tựu tăng trưởng kinh tế đã đưa Việt Nam từ một nước nông nghiệp lạc hậu có thu nhập thấp trở thành một nước có mức thu nhập trung bình (năm 1986 Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới với thu nhập bình quân đầu người dưới 100 USD, năm 2008 con số này là 1,165 USD, và 2015 là 2,111 USD - theo số liệu của World Bank, data.worldbank.org). Thành tựu tăng tưởng đó được đóng góp bởi nhiều nhân tố. Viện Nghiên cứu Toàn cầu McKinsey (2012) ước tính rằng nguồn lao động ngày càng lớn và sự chuyển dịch cơ cấu từ nông nghiệp sang công nghiệp chế tạo - chế biến và dịch vụ đã đóng góp khoảng 2/3 mức tăng trưởng GDP của Việt Nam trong giai đoạn 2005-2010. Khoảng 1/3 còn lại là kết quả của việc cải thiện năng suất lao động (NSLĐ) trong các ngành kinh tế. Tuy nhiên, với những thành tựu về tăng trưởng đã đạt được trong thời gian qua, khả năng dẫn dắt của hai nhân tố đầu đối với quá trình tăng trưởng của nền kinh tế ngày càng giảm. Sự gia tăng lực lượng lao động và sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp sẽ tiếp tục có đóng góp cho tăng trưởng, nhưng không còn là động lực cốt lõi dẫn dắt tăng trưởng trong chặng đường phía trước. Và để thay thế những nguồn tăng trưởng đang trở nên cạn kiệt, vấn đề đặt ra đối với nền kinh tế Việt Nam là phải biến NSLĐ trở thành động lực của tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu này sẽ sử dụng phương pháp SS để phân tích nguồn gốc của những thay đổi NSLĐ và đánh giá vai trò của các nhân tố đến sự thay đổi của NSLĐ Việt Nam giai đoạn 1996-2016. Dựa trên các kết quả phân tích, bài viết cố gắng làm sáng tỏ những thách thức mà Việt Nam phải đối mặt khi thực hiện những nỗ lực nâng cao tốc độ tăng NSLĐ tổng thể trong bối cảnh kinh tế toàn cầu nhiều biến động. Trước khi đi vào phân tích năng suất lao động Việt Nam, phần tiếp theo sẽ mô tả một cách ngắn gọn các nghiên cứu về nguồn tăng trưởng NSLĐ của quốc gia trên thế giới và Việt Nam. Dựa trên kỹ thuật phân tích nguồn tăng trưởng NSLĐ theo phương pháp SS , mục đích chính của nghiên cứu là phân tách những nhân tố cấu thành nguồn tăng trưởng NSLĐ tổng thể của nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 1996-2016. 1 Tính toán dựa trên số liệu của Tổng cục Thống kê 88 2. Tổng quan nghiên cứu Tăng trưởng NSLĐ là nhân tố quyết định đối với tăng trưởng kinh tế bền vững của một quốc gia. Vì vậy, để tìm hiểu về nguồn lực tăng trưởng kinh tế, các nghiên cứu thường tập trung tìm hiểu NSLĐ tăng lên như thế nào, các yếu tố nào xác định sự thay đổi của năng suất, và vai trò của các yếu tố đó đối với tăng trưởng NSLĐ ở mỗi quốc gia. Khi tìm hiểu về các nhân tố xác định sự thay đổi năng suất, nhiều nghiên cứu cho rằng quá trình dịch chuyển lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp gắn liền với quá trình tích lũy vốn của khu vực công nghiệp đã có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng NSLĐ (Schumpeter, 1939; Kuznets, 1977). Gần đây nhất, Dani Rodrik (2012) nhấn mạnh rằng tăng trưởng NSLĐ của một nền kinh tế có thể đạt được theo hai cách: cách thứ nhất là tăng trưởng năng suất của các khu vực kinh tế thông qua tích lũy vốn, thay đổi công nghệ và nâng cao hiệu quả phân bổ; cách thứ hai là dịch chuyển lao động giữa các ngành, từ các ngành năng suất thấp sang các ngành có năng suất cao. Theo cách thứ hai, hầu hết các nghiên cứu đều dựa vào các mô hình thay đổi cơ cấu trong dài hạn và các dữ liệu sẵn có theo ngành để cố gắng định lượng và so sánh các hiệu ứng khác nhau tác động đến tăng trưởng năng suất ở c ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nguồn tăng trưởng năng suất lao động Năng suất lao động Năng suất lao động của Việt Nam Nền kinh tế Việt Nam Cơ cấu lao độngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Bài giảng Kinh tế phát triển: Chương 3 - PGS .TS Đinh Phi Hổ
35 trang 165 0 0 -
17 trang 138 0 0
-
Bài giảng Phát triển vùng và địa phương: Bài 1 - Nguyễn Xuân Thành
10 trang 114 0 0 -
Làm gì để tăng năng suất lao động của Việt Nam hiện nay?
6 trang 111 0 0 -
Luận văn: Cơ cầu lao động và các giải pháp kích cầu lao động
31 trang 106 0 0 -
Quan niệm về cách đo lường năng suất lao động trong cung ứng dịch vụ hành chính công
7 trang 99 0 0 -
2 trang 93 0 0
-
Học thuyết phát triển kinh tế bền vững: Phần 1
216 trang 92 0 0 -
8 trang 66 0 0
-
Nhận định nền kinh tế Việt Nam những tháng cuối năm 2021 và triển vọng một số ngành
7 trang 59 0 0