Nhà máy thông minh và hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 – Nghiên cứu tại công ty Bosch Việt Nam
Số trang: 23
Loại file: pdf
Dung lượng: 677.08 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghiên cứu này nhằm khám phá các yếu tố của nhà máy thông minh ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp. Dữ liệu khảo sát được thu thập từ 436 nhân viên của công ty Bosch Việt Nam. Mô hình nghiên cứu đề xuất dựa trên lý thuyết về nhà máy thông minh (Lasi, 2014; Lucke, 2008); về nền công nghiệp 4.0 (Kang, 2016; Gorecky và cộng sự, 2017); về hiệu quả sản xuất (Porter, 1980; Hallgren, 2007) và các nghiên cứu trước.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhà máy thông minh và hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 – Nghiên cứu tại công ty Bosch Việt Nam NHÀ MÁY THÔNG MINH VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP TRONG CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 – NGHIÊN CỨU TẠI CÔNG TY BOSCH VIỆT NAM Bùi Thị Thanh Trường Đại học Kinh tế TP. HCM Nguyễn Như Thao Công ty Bosch Việt Nam Tóm tắt Nghiên cứu này nhằm khám phá các yếu tố của nhà máy thông minh ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp. Dữ liệu khảo sát được thu thập từ 436 nhân viên của công ty Bosch Việt Nam. Mô hình nghiên cứu đề xuất dựa trên lý thuyết về nhà máy thông minh (Lasi, 2014; Lucke, 2008); về nền công nghiệp 4.0 (Kang, 2016; Gorecky và cộng sự, 2017); về hiệu quả sản xuất (Porter, 1980; Hallgren, 2007) và các nghiên cứu trước. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy, có 8 yếu tố thành phần của nhà máy thông minh ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất như sau: phần mềm lập kế hoạch và điều độ sản xuất; hệ thống kiểm soát sản xuất theo thời gian thực; trao đổi dữ liệu sản phẩm/qui trình; hệ thống tự động và quản lý logistics nội bộ; các thiết bị có lập trình và chuyển giao; hệ thống quản lý vòng đời sản phẩm; các kỹ thuật tương tác người – máy an toàn, và trực quan số hóa. Từ kết quả nghiên cứu, một số hàm ý được đề xuất nhằm giúp các nhà quản lý hoạch định và cải thiện các yếu tố triển khai nhà máy thông minh nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất tại doanh nghiệp. Từ khóa: công nghiệp 4.0, hệ thống thực ảo, nhà máy thông minh, sản xuất thông minh. 1. Giới thiệu Thị trường biến động nhanh như hiện nay và nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng về giải pháp cá nhân đã tạo cho các doanh nghiệp sản xuất rất nhiều áp lực về chi phí và đổi mới. Chính các doanh nghiệp sản xuất phải cung cấp cho khách hàng thông tin chi tiết về quá trình sản xuất cũng như nguồn gốc chính xác của sản phẩm. Để đáp ứng nhu cầu này, các doanh nghiệp phải có khả năng thu thập mọi dữ liệu phù hợp và phân tích dữ liệu đó một cách tự động ( hong và cộng sự, 2017). Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã thay đổi sản xuất từ thủ công đến cơ khí hóa do phát minh ra động cơ hơi nước; cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai đã thay đổi từ sản xuất đơn lẻ sang sản xuất hàng loạt bằng máy móc chạy với năng lượng điện; cuộc cách mạng cộng nghiệp lần thứ ba cho ra đời sản xuất tự động dựa vào máy tính, thiết bị điện tử (Lasi và cộng sự, 2014), và ngày nay, các công nghệ mới như: mạng lưới vạn vật kết nối (internet of things); mạng lưới cảm biến không dây; dữ liệu lớn (big data); điện toán đám mây và intetnet di động, được đưa vào môi trường sản xuất, điều này đã dẫn đến cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (Wang và cộng sự, 2016). Với cuộc 219 cách mạng công nghiệp 4.0, các qui trình sản xuất ngày càng trở nên phức tạp hơn, nhưng tự động và ổn định hơn (Medic, 2018). Với sự phát triển của nền công nghiệp 4.0 và sự ra đời khái niệm về nhà máy thông minh đã làm thay đổi triết lý của hệ thống sản xuất trước đây (Drath và cộng sự, 2014). Nhà máy thông minh sử dụng các công nghệ kỹ thuật cao như vạn vận kết nối (IoT), các hệ thống thực ảo (CPS) và điện toán đám mây để kiểm soát quá trình vật lý theo thời gian thực, tạo không gian ảo cho thế giới vật lý, và quyết định phi tập trung ( hong, 2017; Lasi và cộng sự, 2014). Trong một nhà máy thông minh, các nguồn lực sản xuất như nhân viên sản xuất, máy móc thiết bị, vật tư, công cụ, được chuyển thành các đối tượng sản xuất thông minh và có khả năng tương tác với nhau để đạt được hiệu quả sản xuất cao (Ivanov và cộng sự, 2016; hong, 2013). hái niệm này không đề cập đến việc giảm người trong sản xuất, mà ngược lại, nguồn lực con người được hiểu như là thành phần linh hoạt nhất trong hệ thống sản xuất, thich nghi tốt nhất với môi trường làm việc ngày càng nhiều thách thức (Gorecky và cộng sự, 2017). Sự thành công của các doanh nghiệp sản xuất phụ thuộc vào năng lực của họ trong việc thích nghi một cách nhanh chóng với sự tiến bộ của công nghệ kỹ thuật, kinh tế và xã hội. Yêu cầu của khách hàng về sản phẩm ngày càng đa dạng, phức tạp; cùng với sản phẩm có vòng đời ngày càng ngắn lại, là những thử thách đòi hỏi các doanh nghiệp phải thay đổi và tái cấu trúc sản xuất linh hoạt mới có thể đáp ứng được (Gorecky và cộng sự, 2017). Các doanh nghiệp hiện đại đang có xu hướng từ bỏ mô hình sản xuất tự động hoàn toàn và thay vào đó áp dụng chiến lược chỉ sản xuất đúng những nhu cầu của khách hàng, điều này có nghĩa là theo đuổi mục tiêu giá thành sản phẩm thấp và đáp ứng tối đa từng yêu cầu của khách hàng (Gorecky và cộng sự, 2015). Để đáp ứng được các yêu cầu mới này, nhiều doanh nghiệp trên thế giới đã áp dụng và triển khai mô hình nhà máy thông minh thông qua nền tảng kỹ thuật hệ thống thực ảo và vạn vật kết nối trong sản xuất ( agerman và cộng sự, 2013). Tuy nhiên, việc triển khai này doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều thách thức (như tiếp nhận công nghệ phức tạp, chuẩn bị được nguồn lực tài chính và nhân sự phù hợp, chấp nhận một sự thay đổi lớn,..) đòi hỏi phải có tầm nhìn và quyết tâm mới đạt được. Bosch Việt Nam, là công ty chuyên sản xuất dây truyền động cho hộp số xe hơi. Theo báo cáo năm 2017 của công ty Bosch, nhu cầu của khách hàng tính đến năm 2025 tăng khoảng 80% so với nhu cầu hiện tại, tuy nhiên chủng loại sản phẩm rất đa dạng và thay đổi liên tục. Điều này đã tạo áp lực rất lớn cho công ty trong việc cải tiến sáng tạo nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Công ty có nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện nhà máy thông minh, những điều kiện đó là: tiềm lực tài chính mạnh, nền tảng về kỹ thuật sản xuất cao, các nhà cung cấp hàng đầu thế ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhà máy thông minh và hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 – Nghiên cứu tại công ty Bosch Việt Nam NHÀ MÁY THÔNG MINH VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP TRONG CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 – NGHIÊN CỨU TẠI CÔNG TY BOSCH VIỆT NAM Bùi Thị Thanh Trường Đại học Kinh tế TP. HCM Nguyễn Như Thao Công ty Bosch Việt Nam Tóm tắt Nghiên cứu này nhằm khám phá các yếu tố của nhà máy thông minh ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp. Dữ liệu khảo sát được thu thập từ 436 nhân viên của công ty Bosch Việt Nam. Mô hình nghiên cứu đề xuất dựa trên lý thuyết về nhà máy thông minh (Lasi, 2014; Lucke, 2008); về nền công nghiệp 4.0 (Kang, 2016; Gorecky và cộng sự, 2017); về hiệu quả sản xuất (Porter, 1980; Hallgren, 2007) và các nghiên cứu trước. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy, có 8 yếu tố thành phần của nhà máy thông minh ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất như sau: phần mềm lập kế hoạch và điều độ sản xuất; hệ thống kiểm soát sản xuất theo thời gian thực; trao đổi dữ liệu sản phẩm/qui trình; hệ thống tự động và quản lý logistics nội bộ; các thiết bị có lập trình và chuyển giao; hệ thống quản lý vòng đời sản phẩm; các kỹ thuật tương tác người – máy an toàn, và trực quan số hóa. Từ kết quả nghiên cứu, một số hàm ý được đề xuất nhằm giúp các nhà quản lý hoạch định và cải thiện các yếu tố triển khai nhà máy thông minh nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất tại doanh nghiệp. Từ khóa: công nghiệp 4.0, hệ thống thực ảo, nhà máy thông minh, sản xuất thông minh. 1. Giới thiệu Thị trường biến động nhanh như hiện nay và nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng về giải pháp cá nhân đã tạo cho các doanh nghiệp sản xuất rất nhiều áp lực về chi phí và đổi mới. Chính các doanh nghiệp sản xuất phải cung cấp cho khách hàng thông tin chi tiết về quá trình sản xuất cũng như nguồn gốc chính xác của sản phẩm. Để đáp ứng nhu cầu này, các doanh nghiệp phải có khả năng thu thập mọi dữ liệu phù hợp và phân tích dữ liệu đó một cách tự động ( hong và cộng sự, 2017). Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã thay đổi sản xuất từ thủ công đến cơ khí hóa do phát minh ra động cơ hơi nước; cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai đã thay đổi từ sản xuất đơn lẻ sang sản xuất hàng loạt bằng máy móc chạy với năng lượng điện; cuộc cách mạng cộng nghiệp lần thứ ba cho ra đời sản xuất tự động dựa vào máy tính, thiết bị điện tử (Lasi và cộng sự, 2014), và ngày nay, các công nghệ mới như: mạng lưới vạn vật kết nối (internet of things); mạng lưới cảm biến không dây; dữ liệu lớn (big data); điện toán đám mây và intetnet di động, được đưa vào môi trường sản xuất, điều này đã dẫn đến cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (Wang và cộng sự, 2016). Với cuộc 219 cách mạng công nghiệp 4.0, các qui trình sản xuất ngày càng trở nên phức tạp hơn, nhưng tự động và ổn định hơn (Medic, 2018). Với sự phát triển của nền công nghiệp 4.0 và sự ra đời khái niệm về nhà máy thông minh đã làm thay đổi triết lý của hệ thống sản xuất trước đây (Drath và cộng sự, 2014). Nhà máy thông minh sử dụng các công nghệ kỹ thuật cao như vạn vận kết nối (IoT), các hệ thống thực ảo (CPS) và điện toán đám mây để kiểm soát quá trình vật lý theo thời gian thực, tạo không gian ảo cho thế giới vật lý, và quyết định phi tập trung ( hong, 2017; Lasi và cộng sự, 2014). Trong một nhà máy thông minh, các nguồn lực sản xuất như nhân viên sản xuất, máy móc thiết bị, vật tư, công cụ, được chuyển thành các đối tượng sản xuất thông minh và có khả năng tương tác với nhau để đạt được hiệu quả sản xuất cao (Ivanov và cộng sự, 2016; hong, 2013). hái niệm này không đề cập đến việc giảm người trong sản xuất, mà ngược lại, nguồn lực con người được hiểu như là thành phần linh hoạt nhất trong hệ thống sản xuất, thich nghi tốt nhất với môi trường làm việc ngày càng nhiều thách thức (Gorecky và cộng sự, 2017). Sự thành công của các doanh nghiệp sản xuất phụ thuộc vào năng lực của họ trong việc thích nghi một cách nhanh chóng với sự tiến bộ của công nghệ kỹ thuật, kinh tế và xã hội. Yêu cầu của khách hàng về sản phẩm ngày càng đa dạng, phức tạp; cùng với sản phẩm có vòng đời ngày càng ngắn lại, là những thử thách đòi hỏi các doanh nghiệp phải thay đổi và tái cấu trúc sản xuất linh hoạt mới có thể đáp ứng được (Gorecky và cộng sự, 2017). Các doanh nghiệp hiện đại đang có xu hướng từ bỏ mô hình sản xuất tự động hoàn toàn và thay vào đó áp dụng chiến lược chỉ sản xuất đúng những nhu cầu của khách hàng, điều này có nghĩa là theo đuổi mục tiêu giá thành sản phẩm thấp và đáp ứng tối đa từng yêu cầu của khách hàng (Gorecky và cộng sự, 2015). Để đáp ứng được các yêu cầu mới này, nhiều doanh nghiệp trên thế giới đã áp dụng và triển khai mô hình nhà máy thông minh thông qua nền tảng kỹ thuật hệ thống thực ảo và vạn vật kết nối trong sản xuất ( agerman và cộng sự, 2013). Tuy nhiên, việc triển khai này doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều thách thức (như tiếp nhận công nghệ phức tạp, chuẩn bị được nguồn lực tài chính và nhân sự phù hợp, chấp nhận một sự thay đổi lớn,..) đòi hỏi phải có tầm nhìn và quyết tâm mới đạt được. Bosch Việt Nam, là công ty chuyên sản xuất dây truyền động cho hộp số xe hơi. Theo báo cáo năm 2017 của công ty Bosch, nhu cầu của khách hàng tính đến năm 2025 tăng khoảng 80% so với nhu cầu hiện tại, tuy nhiên chủng loại sản phẩm rất đa dạng và thay đổi liên tục. Điều này đã tạo áp lực rất lớn cho công ty trong việc cải tiến sáng tạo nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Công ty có nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện nhà máy thông minh, những điều kiện đó là: tiềm lực tài chính mạnh, nền tảng về kỹ thuật sản xuất cao, các nhà cung cấp hàng đầu thế ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nhà máy thông minh Hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp Cách mạng công nghiệp lần 4 Hệ thống thực ảo Sản xuất thông minhGợi ý tài liệu liên quan:
-
Lao động Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0: Những cơ hội và thách thức đặt ra
16 trang 136 0 0 -
18 trang 36 0 0
-
Công nghệ Việt Nam 2017: Phần 2
104 trang 35 0 0 -
Thông tin kế toán quản trị chi phí tại doanh nghiệp nhựa
5 trang 30 0 0 -
Giải pháp nhà máy thông minh cho doanh nghiệp
11 trang 28 0 0 -
Công nghệ Việt Nam 2016: Phần 2
110 trang 26 0 0 -
14 trang 25 0 0
-
8 trang 24 0 0
-
Thanh niên khởi nghiệp trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0
9 trang 21 0 0 -
Phát triển nền kinh tế số ở Việt Nam: Những rào cản và gợi ý chính sách
4 trang 21 0 0