Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tài trợ tín dụng xanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Số trang: 15
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.70 MB
Lượt xem: 21
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết gồm các nội dung chính: cơ sở lý thuyết (tập trung vào các khái niệm cơ bản); các giả thuyết nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu; các kết quả nghiên cứu và thảo luận kết quả; từ đó đưa ra những hàm ý chính sách và quản trị.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tài trợ tín dụng xanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2021 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2022: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ LÀNH MẠNH TÀI CHÍNH TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 30. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH TÀI TRỢ TÍN DỤNG XANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ThS. Lê Phong Châu*, Phan Thị Loan*, Nguyễn Phương Thanh*, Phùng Thị Thu Hà*, Trần Thanh Trang* Tóm tắt Biến đổi khí hậu, môi trường sống ô nhiễm đã và đang ảnh hưởng tiêu cực đến hầu hết mọi mặt của cuộc sống, trong đó có kinh tế. Vì vậy, đầu tư vào dự án xanh là một xu thế tất yếu của xã hội. Nghiên cứu này tập trung xác định những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tài trợ tín dụng xanh của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam. Dựa trên mẫu điều tra từ 614 cá nhân là nhân viên tại các NHTM Việt Nam, các phương pháp thống kê, đánh giá độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng định (CFA) và mô hình phương trình cấu trúc (SEM) được sử dụng để phân tích và kiểm định sự tin cậy của mô hình với phương pháp Bootstrap. Kết quả cho thấy, (1) ảnh hưởng xã hội (AHXH); (2) nhu cầu vốn của các doanh nghiệp xanh; (3) khẩu vị rủi ro (KVRR); (4) năng lực tài chính (NLTC); (5) chính sách của Chính phủ (CS); (6) tiềm năng dự án (TN); (7) kinh nghiệm về tín dụng xanh của ngân hàng (KN); (8) chiến lược, tầm nhìn của nhà lãnh đạo về phát triển tín dụng xanh (CL) đều ảnh hưởng tích cực đến ý định tài trợ tín dụng xanh của NHTM . Ngoài ra, nhân tố quyết định tài trợ bị ảnh hưởng lớn nhất bởi ý định tài trợ tín dụng xanh (YD) và chính sách của Chính phủ (CS). Dựa vào kết quả nghiên cứu, các tác giả đã đưa ra một số hàm ý chính sách cho phù hợp với thực tiễn cũng như khoa học. Từ khóa: Tín dụng xanh, ngân hàng thương mại, ngân hàng xanh, quyết định tài trợ 1. GIỚI THIỆU Tài chính xanh và ngân hàng xanh ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Do vậy, việc triển khai các dự án xanh sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế xanh, từ đó đem lại lợi ích cho cộng đồng và xã hội, doanh nghiệp và quốc gia. * Viện Ngân hàng - Tài chính, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 373 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Như vậy, tín dụng xanh là hình thức tài chính phục vụ cho sự phát triển bền vững của toàn xã hội (Mehta, 2017). Với quan điểm này, tín dụng xanh có đặc điểm là: (i) gắn liền với mục tiêu phát triển bền vững của xã hội là mục tiêu phát triển nền kinh tế với hàm lượng phát thải carbon thấp – nền kinh tế tăng trưởng xanh, (ii) góp phần giảm thiểu rủi ro, nâng cao tính khả thi, hiệu quả của các dự án kinh tế về phát triển xanh ở các giai đoạn khác nhau của quá trình thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh với những nhu cầu khác nhau (Dawson, 2015). Nhận thấy được tầm quan trọng đó, Gonzalez (2016) đã đề xuất đến “ngân hàng xanh” dưới giác độ cung cấp các dịch vụ ngân hàng xanh đến hiệu quả hoạt động ngân hàng cũng như góp phần bảo vệ môi trường. Ở phạm vi trong nước, nghiên cứu về vai trò của “ngân hàng xanh” của Cấn Văn Lực (2016) đã đưa ra một số chương trình ngân hàng xanh điển hình. Hồ Hạnh Mỹ (2016) đã đưa ra những cơ hội và thách thức trong phát triển tài chính xanh tại Việt Nam và đưa ra một số gợi ý nhằm phát triển hiệu quả tài chính xanh của Việt Nam. Các nghiên cứu đều tập trung vào hàm ý chính sách, nhưng chưa đề cập đến vấn đề triển khai tín dụng xanh tại các NHTM ra sao. Do đó, bài viết đánh giá một khía cạnh nghiên cứu trong đó xác định nhân tố nào ảnh hưởng đến quyết định tài trợ tín dụng xanh của các NHTM. Bài viết gồm các nội dung chính: cơ sở lý thuyết (tập trung vào các khái niệm cơ bản); các giả thuyết nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu; các kết quả nghiên cứu và thảo luận kết quả; từ đó đưa ra những hàm ý chính sách và quản trị. 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Tín dụng xanh và quyết định tài trợ cho tín dụng xanh Tín dụng xanh là chiến lược tín dụng của các ngân hàng và không ủng hộ các doanh nghiệp gây ô nhiễm nặng nề (Wang và cộng sự, 2019). Ở Việt Nam, theo quan điểm của Thu Hà (2019), tín dụng xanh là việc các tổ chức tín dụng cho vay đối với các nhu cầu tiêu dùng, đầu tư, sản xuất, kinh doanh mà không gây rủi ro đến môi trường, góp phần bảo vệ hệ sinh thái chung. Tín dụng xanh trong nghiên cứu này được định nghĩa là những khoản tín dụng mà ngân hàng cấp phát cho các dự án sản xuất, kinh doanh không gây rủi ro hoặc nhằm mục đích bảo vệ môi trường. Trong nghiên cứu này, quyết định tài trợ được hiểu là việc một tổ chức chấp nhận tài trợ cho tín dụng xanh, bao gồm cấp vốn với một thời gian và mức lãi suất nhất định. 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tài trợ tín dụng xanh 2.2.1. Ảnh hưởng xã hội Ảnh hưởng xã hội được định nghĩa là “sự tác động của người khác tới cảm nhận của cá nhân sẽ có tác động tới việc sử dụng công nghệ mới” (Venkatesh và cộng sự, 2003). Ảnh hưởng xã hội là một trong những yếu tố ảnh hưởng sâu sắc đến hành vi của cá nhân và là một nhân tố quan trọng trong việc quyết định có nên thực hiện hành vi hay không. Trong nghiên cứu này, ảnh hưởng xã hội được hiểu là mức độ quan tâm của ngân hàng tới tín dụng xanh khi xét duyệt hồ sơ và tính hiệu quả của các dự án xanh. Ảnh hưởng xã hội là 374 KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2021 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2022: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ LÀNH MẠNH TÀI CHÍNH TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 một trong những yếu tố ảnh hưởng sâu sắc đến hành vi của cá nhân hoặc tổ chức và là một nhân tố ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tài trợ tín dụng xanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2021 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2022: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ LÀNH MẠNH TÀI CHÍNH TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 30. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH TÀI TRỢ TÍN DỤNG XANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ThS. Lê Phong Châu*, Phan Thị Loan*, Nguyễn Phương Thanh*, Phùng Thị Thu Hà*, Trần Thanh Trang* Tóm tắt Biến đổi khí hậu, môi trường sống ô nhiễm đã và đang ảnh hưởng tiêu cực đến hầu hết mọi mặt của cuộc sống, trong đó có kinh tế. Vì vậy, đầu tư vào dự án xanh là một xu thế tất yếu của xã hội. Nghiên cứu này tập trung xác định những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tài trợ tín dụng xanh của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam. Dựa trên mẫu điều tra từ 614 cá nhân là nhân viên tại các NHTM Việt Nam, các phương pháp thống kê, đánh giá độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng định (CFA) và mô hình phương trình cấu trúc (SEM) được sử dụng để phân tích và kiểm định sự tin cậy của mô hình với phương pháp Bootstrap. Kết quả cho thấy, (1) ảnh hưởng xã hội (AHXH); (2) nhu cầu vốn của các doanh nghiệp xanh; (3) khẩu vị rủi ro (KVRR); (4) năng lực tài chính (NLTC); (5) chính sách của Chính phủ (CS); (6) tiềm năng dự án (TN); (7) kinh nghiệm về tín dụng xanh của ngân hàng (KN); (8) chiến lược, tầm nhìn của nhà lãnh đạo về phát triển tín dụng xanh (CL) đều ảnh hưởng tích cực đến ý định tài trợ tín dụng xanh của NHTM . Ngoài ra, nhân tố quyết định tài trợ bị ảnh hưởng lớn nhất bởi ý định tài trợ tín dụng xanh (YD) và chính sách của Chính phủ (CS). Dựa vào kết quả nghiên cứu, các tác giả đã đưa ra một số hàm ý chính sách cho phù hợp với thực tiễn cũng như khoa học. Từ khóa: Tín dụng xanh, ngân hàng thương mại, ngân hàng xanh, quyết định tài trợ 1. GIỚI THIỆU Tài chính xanh và ngân hàng xanh ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Do vậy, việc triển khai các dự án xanh sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế xanh, từ đó đem lại lợi ích cho cộng đồng và xã hội, doanh nghiệp và quốc gia. * Viện Ngân hàng - Tài chính, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 373 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Như vậy, tín dụng xanh là hình thức tài chính phục vụ cho sự phát triển bền vững của toàn xã hội (Mehta, 2017). Với quan điểm này, tín dụng xanh có đặc điểm là: (i) gắn liền với mục tiêu phát triển bền vững của xã hội là mục tiêu phát triển nền kinh tế với hàm lượng phát thải carbon thấp – nền kinh tế tăng trưởng xanh, (ii) góp phần giảm thiểu rủi ro, nâng cao tính khả thi, hiệu quả của các dự án kinh tế về phát triển xanh ở các giai đoạn khác nhau của quá trình thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh với những nhu cầu khác nhau (Dawson, 2015). Nhận thấy được tầm quan trọng đó, Gonzalez (2016) đã đề xuất đến “ngân hàng xanh” dưới giác độ cung cấp các dịch vụ ngân hàng xanh đến hiệu quả hoạt động ngân hàng cũng như góp phần bảo vệ môi trường. Ở phạm vi trong nước, nghiên cứu về vai trò của “ngân hàng xanh” của Cấn Văn Lực (2016) đã đưa ra một số chương trình ngân hàng xanh điển hình. Hồ Hạnh Mỹ (2016) đã đưa ra những cơ hội và thách thức trong phát triển tài chính xanh tại Việt Nam và đưa ra một số gợi ý nhằm phát triển hiệu quả tài chính xanh của Việt Nam. Các nghiên cứu đều tập trung vào hàm ý chính sách, nhưng chưa đề cập đến vấn đề triển khai tín dụng xanh tại các NHTM ra sao. Do đó, bài viết đánh giá một khía cạnh nghiên cứu trong đó xác định nhân tố nào ảnh hưởng đến quyết định tài trợ tín dụng xanh của các NHTM. Bài viết gồm các nội dung chính: cơ sở lý thuyết (tập trung vào các khái niệm cơ bản); các giả thuyết nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu; các kết quả nghiên cứu và thảo luận kết quả; từ đó đưa ra những hàm ý chính sách và quản trị. 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Tín dụng xanh và quyết định tài trợ cho tín dụng xanh Tín dụng xanh là chiến lược tín dụng của các ngân hàng và không ủng hộ các doanh nghiệp gây ô nhiễm nặng nề (Wang và cộng sự, 2019). Ở Việt Nam, theo quan điểm của Thu Hà (2019), tín dụng xanh là việc các tổ chức tín dụng cho vay đối với các nhu cầu tiêu dùng, đầu tư, sản xuất, kinh doanh mà không gây rủi ro đến môi trường, góp phần bảo vệ hệ sinh thái chung. Tín dụng xanh trong nghiên cứu này được định nghĩa là những khoản tín dụng mà ngân hàng cấp phát cho các dự án sản xuất, kinh doanh không gây rủi ro hoặc nhằm mục đích bảo vệ môi trường. Trong nghiên cứu này, quyết định tài trợ được hiểu là việc một tổ chức chấp nhận tài trợ cho tín dụng xanh, bao gồm cấp vốn với một thời gian và mức lãi suất nhất định. 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tài trợ tín dụng xanh 2.2.1. Ảnh hưởng xã hội Ảnh hưởng xã hội được định nghĩa là “sự tác động của người khác tới cảm nhận của cá nhân sẽ có tác động tới việc sử dụng công nghệ mới” (Venkatesh và cộng sự, 2003). Ảnh hưởng xã hội là một trong những yếu tố ảnh hưởng sâu sắc đến hành vi của cá nhân và là một nhân tố quan trọng trong việc quyết định có nên thực hiện hành vi hay không. Trong nghiên cứu này, ảnh hưởng xã hội được hiểu là mức độ quan tâm của ngân hàng tới tín dụng xanh khi xét duyệt hồ sơ và tính hiệu quả của các dự án xanh. Ảnh hưởng xã hội là 374 KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2021 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2022: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ LÀNH MẠNH TÀI CHÍNH TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 một trong những yếu tố ảnh hưởng sâu sắc đến hành vi của cá nhân hoặc tổ chức và là một nhân tố ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tín dụng xanh Tài trợ tín dụng xanh Ngân hàng thương mại Ngân hàng xanh Hình thức tài chính Phương pháp BootstrapGợi ý tài liệu liên quan:
-
7 trang 237 3 0
-
19 trang 184 0 0
-
Bài giảng học Lý thuyết tài chính- tiền tệ
54 trang 174 0 0 -
Các yếu tố tác động đến hành vi sử dụng Mobile banking: Một nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam
20 trang 169 0 0 -
Hoàn thiện pháp luật về ngân hàng thương mại ở Việt Nam: Phần 1
190 trang 165 0 0 -
Giáo trình: Mô phỏng sàn giao dịch chứng khoán: Phần 1 - ĐH Kỹ thuật Công nghệ
28 trang 158 0 0 -
Bài giảng Lý thuyết tiền tệ: Bài 4 - Các ngân hàng trung gian
20 trang 138 0 0 -
38 trang 129 0 0
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng thương mại: Chương 2 - ThS. Lê Ngọc Lưu Quang
45 trang 126 0 0 -
Quản trị Ngân hàng Thương Mại - ThS. Thái Văn Đại
128 trang 125 0 0