nhân vật tràng trong tác phẩm Vợ Nhặt của Kim Lân
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
nhân vật tràng trong tác phẩm Vợ Nhặt của Kim Lânnhân vật tràng trong tác phẩm VợNhặt của Kim Lân DÀN Ý PHÂN TÍCH 2. Phân tích nhân vật Tràng. Mở đầu tác phẩm Vợ nhặt là bức tranh ngày đói. Chỉ vài nét vẽ phác thảo, nhà văn đã vẽ nên bức tranh ngày đói thật hãi hùng. Xóm ngụ cư chìm trong bóng đêm chết chóc, tăm tối,ảm đạm. Ở đây thiếu vắng sự sống hoặc sự sống le lói nhưngọn đèn trước gió.Hai lần nhà văn so sánh người vớima.Bằng chứng là Hai bên dãy phố úp súp tối om, khôngnhà nào có ánh đèn, lửa. Người sống thì lũ lượt dắt díu,bồng bế nhau lên xanh xám như những bóng ma hoặc dưới những gốc đa gốc gạo xù xì bóng những người đói đilại dật dờ lặng lẽ như những bóng ma. Người chết thì nhưngả rạ, không một sáng nào đi làm đồng hoặc đi chợ ngườita lại không thấy ba bốn cái thây người nằm còng queo ởbên vệ đường. Mùi tử khí nồng nặc. Tác giả còn tô đậm bứctranh hơn nữa bởi hình ảnh của bầy quạ đen chờ chực đểrỉa xác người chết. Cõi âm và cõi dương nhạt nhòa. Tất cảđang đứng bên bờ vực của cái chết.Trên cái nền chết chóc ấy, một buổi chiều người ta thấyTràng về với một người đàn bà nữa. Ai vậy ? Đó là vợTràng. Điều không thể tin lại phải tin trong tác phẩm củaKim Lân. Vậy Tràng là ai ? Tràng lấy vợ như thế nào ?a/ Lai lịch- Xuất thân: dân ngụ cư, làm nghề đẩy xe bò thuê, nuôi mẹgià. Dân ngụ cư là những người vốn từ nơi khác đến. Vìthế, dân ngụ cư không có ruộng đất, chỉ đi làm thuê làmmướn. Đã vậy, họ còn bị phân biệt đối xử, thường phải ởnơi bìa làng, hoặc ở chỗ hẻo lánh. Nhà cửa của anh ta, cáiđược gọi là nhà thì luôn vắng teo đứng rúm ró trên mảnhvườn mọc lổn nhổn những búi cỏ dại. Hơn nữa, vì là dânngụ cư, Tràng bị coi khinh, chẳng mấy ai thèm nói chuyện,trừ lũ trẻ hay chọc ghẹo khi anh ta đi làm về.b/ Ngoại hình:- Tràng có ngoại hình xấu xí, thô kệch. Đầu trọc nhẵn, haicon mắt nhỏ tí, gà gà, quai hàm bạnh ra, cái lưng to rộngnhư lưng gấu, đi thì cứ chúi đầu về phía trước lại hay nóilầm bầm trong miệng, khi cười thì ngửa mặt lên cười hềnhhệch.Nhận xét: Tràng là một nông dân nghèo khổ lại xấu xí. Nếunhư trong thời bình, Tràng thuộc típ người khó có khả nănglấy vợ. Nhưng điều đó lại xảy ra vào đúng cái nạn đói khủngkhiếp. Tràng lấy được vợ hay nói đúng hơn là nhặt đượcvợ.c/ Tình huống nhặt vợ của Tràng (diễn biến tâm lí)+ Thật ra, ban đầu Tràng không chủ tâm tìm vợ. Tràngcũng thừa biết, người như hắn thì không thể có vợ. Khi đẩyxe bò mệt mỏi anh chỉ hò một câu cho vui Muốn ăn cơmtrắng mấy giò này/ Lại đây mà đẩy xe bò với anh nì. Tràngchỉ muốn hò để xua đi mỏi mệt trong người. Anh cũngchẳng có ý chòng ghẹo ai cả. Ai ngờ có người đàn bà đóixông xáo đến đẩy xe thật. Nhưng vì đùa vui nên Tràng đãkhông giữ đúng thỏa thuận của câu hò. Nhưng Tràng cảmthấy hạnh phúc biết bao khi gặp được cái cười tít mắt củathị bởi từ xưa đến giờ có ai cười với hắn một cách tình tứnhư vậy đâu.+ Hôm sau gặp lại: Khi Tràng đang ngồi nghỉ trước cổngchợ tỉnh thì bất ngờ có người đàn bà sầm sập chạy đến,cong cớn, sưng sỉa với hắn Điêu, người thế mà điêu.Tràng không nhận ra người đàn bà ngày trước đẩy xe chomình. Trước mặt hắn là một người đàn bà thảm hại đã bịcái đói tàn hại cả nhan sắc lẫn nhân cách. Thị gầy sọp hẳnđi, ngực gầy lép, khuôn mặt lưỡi cày hốc hác, quần áo ráchnhư tổ đỉa. Thấy người đàn bà đói, rách rưới thảm hại.Tràng động lòng thương. Có ai ngờ được rằng trong conngười thô kệch ấy lại có một tấm lòng thương người cao cả.Thế rồi Tràng cho người đàn bà kia ăn, không chỉ ăn màcòn cho ăn rất nhiều bốn bát bánh đúc. Đó chính là lòngthương một con người đói khát hơn mình chứ Tràng khônghề có ý định lợi dụng hoặc chòng ghẹo.Vốn tính hay đùa, Tràng lại tầm phơ tầm phào Nói đùa chứcó về với tớ thì ra khuân đồ lên xe rồi về. Nói đùa thế thôi,ai ngờ thị về thật. Lúc đầuTràng phảng phất lo sợ về cái đóivà cái chếtmới đầu anh cũng chợn, nghĩ: thóc gạo này đếncái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèobòng. Đó là nỗi sợ hãi có thật nhất lại là thời đói kém nhưthế này. Nhưng có lẽ tình thương người và khát vọng hạnhphúc đã lớn hơn nỗi sợ hãi nên sau đó anh chặc lưỡi Chậc kệ! . Chỉ một từ kệ thôi, Tràng như đã bỏ lại saulưng mình tất cả nỗi sợ hãi, mọi lo nghĩ để vun vén chocái hạnh phúc của mình.Bình luận: Tràng và người đàn bà kia như hai cành củikhô nhưng họ đã chụm vào nhau để nhen lên ngọn lửa.Tội nghiệp thay, người này thì cần hạnh phúc cònngười kia thì lại cần chỗ dựa. Một người vì tình yêu,người kia vì miếng ăn. Nói tóm lại là họ LIỀU, nhưng cáiLiều kia của họ làm người ta bật khóc. Bây giờ thì họ làngười dũng cảm, dũng cảm bởi vì họ dám nắm tay nhauđể bước qua ranh giới của sự sống và cái chết. Họ làmta khâm phục và kính trọng, phải chăng hai con ngườikhốn khổ ấy là niềm tin của Kim Lân về một giống nòisẽ tiếp ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
giảng văn cấp 3 kiến thức văn học tài liệu văn học Việt Nam bài giảng văn cấp 3 giáo án văn học cấp 3Tài liệu liên quan:
-
TÌM HIỂU BÀI 'VIỆT BẮC' CỦA TỐ HỮU
15 trang 70 0 0 -
5 trang 30 0 0
-
Phân tích bài tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
18 trang 29 0 0 -
Phân tích bài Đây thôn vĩdạ - Hàn mặc tử
27 trang 28 0 0 -
225 trang 25 0 0
-
Chế Lan Viên với Điêu tàn và Vàng sao
16 trang 25 0 0 -
Nguyên lí Tảng băng trôi trong tác phẩm 'Ông già và biển cả'.
12 trang 25 1 0 -
Phân tích đầy đủ bài Việt Bắc của Tố Hữu
45 trang 24 0 0 -
Kiến thức lớp 12 'Chiếc thuyền ngoài xa' –Nguyễn Minh Châu-phần8
9 trang 23 0 0 -
CẢM THỨC CÔ ĐƠN TRONG THƠ ĐỖ PHỦ
17 trang 23 0 0 -
11 trang 23 0 0
-
Kiến thức lớp 10 Nguyễn Bỉnh Khiêm –Nhàn-tìm hiểu tác phẩm
10 trang 22 0 0 -
NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN
12 trang 22 0 0 -
Phân tích đoạn trích Trao Duyên
23 trang 22 0 0 -
Dàn bài ngữ văn lớp 10 - phần 2
7 trang 21 0 0 -
Đề Thi giữa học kì 2 lớp 9 môn Văn - Đề số 3
3 trang 21 0 0 -
Trình bày ngắn gọn những nét chính về cuộc đời
8 trang 20 0 0 -
Kiến thức lớp 12 Nghị luận xã hội-phần78
5 trang 20 0 0 -
Kiến thức lớp 10 Truyện Kiều - Nguyễn Du-đoạn trích kiều ở lầu Ngưng Bích
12 trang 20 0 0 -
Kiến thức lớp 12 Mảnh trăng cuối rừng-Nguyễn Minh Châu-phần1
9 trang 20 0 0