Danh mục

Nhân vật truyện cổ dân gian trong sáng tác văn chương hiện đại

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 160.49 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Nhân vật truyện cổ dân gian trong sáng tác văn chương hiện đại" đề cập đến một số nhân vật trong truyện cổ dân gianđược tái hiện dưới cái nhìn của tác giả văn chương hiện đại như nhân vật Sơn Tinh, Thủy Tinh; An Dương Vương, Trọng Thủy, Mỵ Châu; Tấm, Cám; Trương Chi; nàng Tô Thị, Rùa và Thỏ... Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhân vật truyện cổ dân gian trong sáng tác văn chương hiện đạiNHÂN VẬT TRUYỆN CỔ DÂN GIAN TRONG SÁNG TÁC VĂN CHƯƠNGHIỆN ĐẠIHOÀNG KIM NGỌCTóm tắt: Yếu tố dân gian và yếu tố đương đại luôn song hành với nhau trongnhiều lĩnh vực. Chẳng hạn có tranh dân gian đương đại, dòng nhạc dân gian đương đại,vũ điệu dân gian hiện đại, nghệ thuật đương đại trong lễ hội dân gian, trò chơi dân giantrong không gian đương đại, truyện cười dân gian đương đại…Bên cạnh đó, những nhânvật dân gian cũng đã tạo được những ấn tượng sâu sắc đối với các nhà văn nhà thơ, nhànghiên cứu hiện đại. Từ chất liệu dân gian, họ đã thể hiện cách đánh giá đồngthuận hoặc bất đồng khi nhìn nhận lại những nhân vật mà từ lâu đã trở thành biểu tượngcho một tính cách, cho một lối nghĩ với cảm quan và tư duy hiện đại.Từ điểm tựa là hình tượng nhân vật trong truyện cổ dân gian truyền thống, tác giảhiện đại, bằng nhận thức và tình cảm cá nhân, sẽ có sự lựa chọn hoặc đối lập với truyềnthống để kế thừa hay sáng tạo, bổ sung cho phù hợp với cảm thụ nghệ thuật của độc giả.Tiếng nói, quan điểm thẩm mĩ của tác giả trong các tác phẩm mượn nhân vật trong truyệncổ dân gian thường thẳng thắn, tường minh. Tuy nhiên điểm chung mà người đọc dễ nhậnthấy là sự độc đáo trong điểm nhìn nghệ thuật đã giúp các tác giả đương đại nêu bật lênnhững vấn đề vĩnh cửu về cái thiện và cái ác, về quan điểm cá nhân, về tình yêu, về sốphận, những bi kịch … đang dằn vặt con người hiện đại.Trong bài này, chúng tôi xin đề cập đến một số nhân vật trong truyện cổ dân gianđược tái hiện dưới cái nhìn của tác giả văn chương hiện đại như nhân vật Sơn Tinh, ThuỷTinh; An Dương Vương, Trọng Thuỷ, Mỵ Châu; Tấm, Cám; Trương Chi; nàng Tô Thị,Rùa và Thỏ...1. Sơn Tinh - Thuỷ TinhTrong bài thơ dài “Sơn Tinh - Thuỷ Tinh”, dưới con mắt của Nguyễn NhượcPháp, hành động hàng năm Thuỷ Tinh dâng nước lên để đòi lại Mỵ Nương cũng chính làthể hiện một tình yêu mãnh liệt khác thường của một vị thần biển: Thuỷ Tinh năm nămdâng nước bể/ Đục nước hò reo đòi Mỵ Nương/ Trần gian đâu có người dai thế/ Cũngbởi thần yêu nên khác thường.Nhưng phải đến tác phẩm “Sự tích một ngày đẹp trời”, nhà văn Hoà Vang mớithực sự trả lại cho người đời một cái nhìn đẹp đẽ về Thuỷ Tinh, hiểu thêm về một mốitình thầm kín của Mỵ Nương. Ông cho rằng Sơn Tinh chỉ là một người trọng việc chứđâu có ham tình, cuộc trăm năm của một Sơn thần không phải xuất phát từ trái tim mà bịchi phối bởi bộ óc toan tính chi li và tỉnh táo: “Người thần mà lấy con vua, thực là mộtviệc hợp lẽ”, vua Hùng là người thiên vị khi thách voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chínhồng mao toàn là sản vật của núi rừng. Với Hoà Vang, lần đầu tiên trong văn học ViệtNam có cuộc bào chữa ngoạn mục cho một hiện tượng lịch sử. Thuỷ Tinh không phải làgiặc. Dâng nước phá mùa màng của dân lành là cơn đau đớn của bọn thuồng luồng, baba, cá ngựa phải hoá xác thành voi, ngựa, gà trống, những vật hiến đã thành vô nghĩa…Chúng ta hãy nghe Thuỷ Tinh tâm sự qua trang văn của Hoà Vang: “Tôi biết Sơn Tinh cóthể khiến nước dâng đến đâu núi cao đến đấy. Nhưng đấy chỉ là sức nước do sức các loàithuỷ thần, thuỷ quái dưới tôi. Trời ơi, nếu quả thật có một phút tôi điên cuồng triển hếtsức mình biển động, thì, Mị Nương ơi, cơn đại hồng thuỷ ấy sẽ biến tức khắc tất cả núiTản, nơi đây, Phong Châu nữa thành lãnh địa của tôi, nghìn trùng sóng vỗ mãi mãi.Nhưng như thế để làm gì? Tôi sẽ mất em, nỗi nhớ em, lòng mong muốn luôn hướng vềem, mất hết, mất vĩnh viễn”. Điều đó chứng tỏ rằng cách đánh giá nhân vật là tuỳ thuộcvào điểm nhìn của tác giả, tâm thế thời đại.2. Tấm – CámTruyện “Tấm Cám” đã thực sự ám ảnh các học giả và các nhà văn. Nhân vật Tấmđược đánh giá nhìn nhận ở hai góc độ trái ngược nhau. Tấm có thể là biểu tượng vềnhững cô gái đẹp, hiền lành, thơm thảo.Nhà thơ Vũ Quần Phương trong bài “Nói với bé” đã viết:(…) Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyệnSẽ được nhìn thấy các bà tiênThấy chú bé đi hài vạn dặmQuả thị thơm, cô Tấm rất hiềnVề bài thơ “Đêm sông Cầu”, Đỗ Trung Lai tâm sự: “Bài thơ tôi viết cho người yêu và làvợ tôi bây giờ. Cô ấy là người Bắc Ninh, vì vậy mà cô ấy mang đậm nét văn hoá củangười con gái Kinh Bắc xưa”. Cô gái ấy đã được nhà thơ vô cùng yêu quí và ví như côTấm:…Em là cô Tấm thảo hiềnĐến giữa đời anh trẩy hộiTình đã trao nhau êm đềmMà mắt vẫn nhìn bối rối…Nhưng Tấm lại cũng có thể là biểu tượng của cô gái ác độc, dã man, đáng ghê sợ.Về cách kết thúc của truyện cổ tích Tấm Cám đã có nhiều ý kiến tranh luận xoayquanh nhân vật Tấm: Tấm giết Cám là đúng hay không đúng, là ác hay không ác?Một ý kiến của một học giả người Pháp là A. Leclère trong một bài viết đăng trêntờ tạp chí Những truyền thống dân gian (Revue des traditions populaires) số ra ngày 6- 81898 cho rằng chi tiết Tấm dội nước sôi giết em đã khiến cô có tính chất phạm tội ác. Sosánh với truyện “Neang Kantoc” của Campuchia, ông cho rằng truyện này hay hơntruyện Tấm Cám của Việt Nam vì Kantoc đã không có hành động trừng ...

Tài liệu được xem nhiều: