Danh mục

Nhập môn Thủy sinh học đại cương: Phần 2

Số trang: 83      Loại file: pdf      Dung lượng: 10.90 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phần 2 Tài liệu Thủy sinh học đại cương trình bày về côn trùng học đại cương. Phần này gồm 4 chương: Hình thái học công trùng, sinh lý giải phẫu côn trùng, sâu hại rau, sâu hại cây công nghiệp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhập môn Thủy sinh học đại cương: Phần 2 BÀI MỞ ĐẦU (0.5 tiết)1. KHÁI NIỆM - Côn trùng học là môn khoa học chuyên nghiên cứu về côn trùng - Côn trùng là những động vật thuộc ngành chân đốt hay còn gọilà tiết túc (Athropoda) với những đặc điểm sau: + Cơ thể chia ra 3 phần: đầu, ngực, bụng; giữa đầu và ngực nốivới nhau bằng 1 màng mỏng gọi là cổ. Toàn bộ cơ thể được bao bọcbởi 1 lớp da cứng có tác dụng như bộ xương ngoài của côn trùng. + Đầu có 1 đôi râu đầu, miệng, 1 đôi mắt kép, 2-3 mắt đơn (1 sốloài không có như loài bọ xít mù xanh). + Ngực chia 3 đốt, mỗi đốt mang 1 đôi chân. Trưởng thành mang 1- 2 đôi cánh ở đốt giữa và đốt sau, có loài thoái hóa hoàn toàn. Muỗi có1 đôi, cào cào có 2 đôi cánh, chấy không có cánh. + Hô hấp bằng hệ thống khí quản và lỗ thở. + Lỗ sinh dục và hậu môn ở phía cuối bụng, hệ tuần hoàn hở + Trong quá trình sinh trưởng có biến thái bên trong và biến tháibên ngoài - Nguồn gốc của côn trùng: Đọc tài liệu2. Một số đặc điểm của lớp côn trùng - Gồm nhiều loài: Số loài côn trùng đã biết chiếm 2/3-3/4 tổng sốloài của giới động vật trên trái đất. Hiện đã xác định được 900 nghìnloài côn trùng trong tổng số 1 triệu 150 nghìn loài động vật. - Đông về số lượng cá thể. 1 tổ kiến Atlas có đến 50 vạn con 1 tổ ong lớn có 6-8 vạn con - Phân bố ở khắp mọi nơi do: 1 +Kích thước côn trùng nhỏ nên dễ thỏa mãn nhu cầu thức ăn, dễtìm kiếm nơi ẩn náu để trốn tránh kẻ thù. +Là lớp duy nhất của ngành động vật không xương sống có cánhnên tiện lợi cho việc mở rộng phạm vi phân bố, tìm kiếm thức ăn,giao phối và trốn tránh kẻ thù. + Có khả năng sinh sản nhanh, mạnh, hoàn thành một thế hệtương đối ngắn. Vì vậy côn trùng có số lượng loài và cá thể nhiều,đồng thời phân bố rộng. + Côn trùng thuộc động vật máu lạnh, nhiệt độ cơ thể biến đổitheo nhiệt độ môi trường, do đó có thể sống sót trong điều kiện khíhậu bất lợi. Mặc dù số lượng côn trùng nhiều, nhưng thực ra số loài sâu hạichỉ chiếm 10% tổng số các loài côn trùng, sâu hại nghiêm trọng chiếmkhông quá 1%.3. VAI TRÒ CỦA CÔN TRÙNG ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG, CONNGƯỜI VÀ XÃ HỘI (Đọc sgk)3.1. Tác hại của côn trùng3.2. Lợi ích của côn trùng 2 PHẦN I. CÔN TRÙNG ĐẠI CƯƠNG CHƯƠNG I. HÌNH THÁI HỌC CÔN TRÙNG (2 tiết)1. KHÁI NIỆM VÀ NHIỆM VỤ - Hình thái học côn trùng là môn khoa học nghiên cứu cấu tạo bênngoài cơ thể côn trùng. - Nhiệm vụ: + Không chỉ nghiên cứu đơn thuần cấu tạo của cơ thể côn trùngmà đồng thời phải nghiên cứu nguồn gốc, nguyên nhân hình thành cáccấu tạo ấy + Nghiên cứu mối tương quan giữa các cấu tạo với nhau + Nghiên cứu mối tương quan giữa các cấu tạo ấy với hoạt độngcủa cơ quan bên trong cơ thể côn trùng. + Nghiên cứu mối tương quan của các cấu tạo ấy với hoàn cảnhsống và đặc tính sinh vật học của từng loài. Từ những hiểu biết về đặc điểm chung, riêng của cấu tạo hìnhthái côn trùng là cơ sở cho công tác phân loại, nhận biết côn trùng cóích và phòng trừ côn trùng gây hại.2. CẤU TẠO CHI TIẾT TỪNG PHẦN CƠ THỂ CÔN TRÙNG2.1. Đầu và các phần phụ của đầu.2.1.1. Cấu tạo của đầu côn trùng - Đầu là phần thứ nhất của cơ thể côn trùng, trên đó mang 1 đôirâu đầu, 1 đôi mắt kép, 2-3 mắt đơn và bộ phận miệng. 3 - Đầu là trung tâm của cảm giác và lấy thức ăn. Cơ quan cảm giáccó đôi râu đầu, có mắt kép và mắt đơn. Cơ quan lấy thức ăn chủ yếulà miệng. - Đầu côn trùng được phân chia thành các khu vực và các mảnhnhờ có đường ngấn lột xác hình chữ Y và các ngấn khác như ngấntrán chân môi, ngấn má, ngấn ót. Giai đoạn trưởng thàng ngấn lột xáckhông nhìn thấy hoặc thấy rất mờ. + Khu trán - chân môi: Là khu được tạo bởi mặt trước vỏ đầu vàđược chia làm 2 phần: phía trên là trán, phía dưới là chân môi. Giữa 2bộ phận này là ngấn trán - chân môi (còn gọi là ngấn trên miệng).Trên trán có mắt đơn, thường là 3 chiếc xếp hình tam giác đảo ngược. + Khu cạnh - đỉnh đầu: Khu này được tạo thành bởi mặt bên củavỏ đầu và đỉnh đầu, giới hạn ra phía sau của khu này là ngấn ót. Mắtkép nằm trong khu này, phía dưới là phần má. + Khu gáy và gáy sau: Khu này là mặt sau của đầu, được tạothành bởi 2 phiến cứng hình vòng cung vây quanh lỗ sọ, nơi nối tiếpgiữa phần đầu và ngực. Phiến gần lỗ sọ gọi là gáy sau (ót sau), phiếnngoài tạo nên gáy côn trùng. + Khu dưới má: Đây là phần tiếp theo về phía dưới 2 má, đượcphân định bởi ngấn dưới má. Mép dưới khu dưới má là nơi có mấunối với hàm trên và hàm dưới của côn trùng. + Môi trên: Là một phiến hình nắp cử động được, đính lên mépdưới của khu chân môi, mặt ngoài môi trên cứng, mặt trong mềm2.1.2. Các kiểu đầu của côn trùng Dựa vào vị trí của miệng côn trùng ta có thể chia ra 3 kiểu đầunhư sau: 4 + Đầu miệng dưới: Là kiểu đầu phổ biến nhất với miệng nằmphía dưới đầu, trục dọc của đầu (mắt-miệng) gần như vuông góc vớitrục dọc cơ thể. Kiểu này thường gặp ở côn trùng miệng gặm nhainhư châu chấu, dế mèn, xén tóc... (Hình 1B). + Đầu miệng trước: Miệng nhô ra phía trước, trục dọc của đầucùng thẳng hàng hoặc song song trên mặt phẳng nằm ngang với trụcdọc của mình sâu. Kiểu này thường gặp ở một số loài côn trùng nhưhọ vòi voi (Curculionidae), mối lính (bộ Isoptera) (Hình 1 A). + Đầu miệng sau: Miệng kéo dài ra về phía mặt bụng, trục dọc củađầu với trục dọc của mình sâu tạo thành một góc nhọn, thường gặp ởve sầu (họ Cicadidae), bọ xít (họ Pentatomidae), bọ rầy (họ Jassidae),rệp muội (họ Aphididae). (Hình 1C).2.1.3 Các phần phụ của đầu (Râu và miệng)2.1.3.1 Râu đầu và các dạng râu: Hầu hết các loài đều có một số đôi râu đầu mọc giữa hai mắt képthuộc khu trán., có thể cử động được. Râu đầu côn trùng có kíchthươc, hình dạng rất khác nhau tuỳ loài, song về cơ bản đều có cấutạo giống n ...

Tài liệu được xem nhiều: