Nhìn lại nguyên nhân kí kết hiệp ước sơ bộ Pháp - Việt ngày 6/3/1946
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 89.19 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tiến trình quan hệ ngoại giao giữa các lực lượng chính ở Bắc Đông Dương cuối năm 1945 đầu năm 1946 cho thấy, việc kí kết Hiệp ước Sơ bộ Pháp - Việt ngày 6-3-1946, ngoài những đánh giá truyền thống, cần được xem là kết quả của một quá trình thương lượng Pháp - Việt lâu dài dựa trên những tính toán chiến lược, sách lược và nguyện vọng tìm kiếm một giải pháp hòa bình thực sự của cả hai bên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhìn lại nguyên nhân kí kết hiệp ước sơ bộ Pháp - Việt ngày 6/3/1946 JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE 2013, Vol. 58, No. 6B, pp. 76-86 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn NHÌN LẠI NGUYÊN NHÂN KÍ KẾT HIỆP ƯỚC SƠ BỘ PHÁP - VIỆT NGÀY 6-3-1946 Phạm Thị Thu Hương Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Tiến trình quan hệ ngoại giao giữa các lực lượng chính ở Bắc Đông Dương cuối năm 1945 đầu năm 1946 cho thấy, việc kí kết Hiệp ước Sơ bộ Pháp - Việt ngày 6-3-1946, ngoài những đánh giá truyền thống, cần được xem là kết quả của một quá trình thương lượng Pháp - Việt lâu dài dựa trên những tính toán chiến lược, sách lược và nguyện vọng tìm kiếm một giải pháp hòa bình thực sự của cả hai bên. Đồng thời phải tính đến vai trò của lực lượng thứ ba, quân đội Trung Hoa dân quốc ở Bắc Đông Dương, lực lượng đã tạo ra những sức ép nhất định buộc cả hai bên Pháp - Việt không còn con đường nào khác tốt hơn là đi đến kí kết hiệp ước. Từ khóa: Hiệp ước Sơ bộ, quan hệ Pháp - Việt, ngoại giao Việt Nam, 1945 - 1946.1. Mở đầu Hiệp ước Sơ bộ Pháp - Việt ngày 6-3-1946 là văn bản pháp lí quốc tế đầu tiên củanước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kí với nước ngoài, thường được xem là một giải phápcủa Pháp để đưa quân ra Bắc, thực hiện bước cuối cùng trong kế hoạch tái chiếm ĐôngDương. Còn về phía Chính phủ Hồ Chí Minh, Hiệp ước là một giải pháp hòa hoãn tạmthời, chịu nhân nhượng Pháp để tránh đối đầu cùng lúc với nhiều kẻ thù và tranh thủthời gian nhằm chuẩn bị mọi mặt bước vào cuộc chiến đấu về sau khi tình thế bắt buộc.Thông qua việc tìm hiểu tiến trình quan hệ ngoại giao giữa các lực lượng chính ở BắcĐông Dương cuối năm 1945 đầu năm 1946, bài viết cho rằng việc kí kết Hiệp ước Sơ bộngày 6-3-1946 ngoài những đánh giá truyền thống, cần được xem là kết quả của quá trìnhthương lượng Pháp - Việt lâu dài, dựa trên những tính toán chiến lược, sách lược cũng nhưnguyện vọng tìm kiếm một giải pháp hòa bình thực sự của cả hai bên; và những sức épđối với Pháp và Việt Nam từ phía quân đội Trung Hoa dân quốc với tư cách là lực lượngcó quyền lực nhất ở Bắc Đông Dương giai đoạn 1945 - 1946.Ngày nhận bài: 15/6/2013. Ngày nhận đăng: 28/9/2013Liên hệ: Phạm Thị Thu Hương, e-mail: huong_history@hnue.edu.vn.76 Nhìn lại nguyên nhân kí kết hiệp ước sơ bộ Pháp - Việt ngày 6-3-19462. Nội dung nghiên cứu2.1. Hiệp ước Sơ bộ là kết quả của quá trình đàm phán lâu dài giữa Pháp và Chính phủ Hồ Chí Minh nhằm tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho vấn đề Đông Dương Hiệp ước Sơ bộ thường được xem là hệ quả trực tiếp của thỏa hiệp Pháp - Hoa bằngHiệp ước Trùng Khánh ngày 28-2-1946. Theo Hiệp ước này, Chính phủ Tưởng Giới Thạchđồng ý để Pháp đưa quân ra khu vực bắc vĩ tuyến 16 nhằm giải giáp quân đội Nhật thayquân Tưởng, đổi lại Pháp nhượng cho Tưởng các tô giới Pháp ở Trung Quốc và một sốđặc quyền kinh tế ở Bắc Đông Dương [4;55]. Tuy nhiên, Hiệp ước Sơ bộ cần được nhìnnhận như là kết quả của một quá trình đàm phán lâu dài giữa chính quyền Việt Nam Dânchủ Cộng hòa, đứng đầu là Hồ Chí Minh và Chính phủ Cộng hòa Pháp với đại diện làJean Sainteny. Quá trình này đã bắt đầu từ ngay trong giai đoạn cuối của cuộc chiến tranhchống Nhật, khi cả Việt Minh và các đại diện Pháp đều mong muốn tổ chức các cuộc tiếpxúc (tuy không thành hiện thực) để thương lượng về việc hợp tác chống Nhật và cộng táctrong việc xây dựng mối quan hệ Việt - Pháp trong tương lai. Sau khi Việt Minh nắm đượcchính quyền trong cả nước, cuộc gặp gỡ chính thức Việt - Pháp đầu tiên đã diễn ra vàongày 27-8-1945 giữa Võ Nguyên Giáp và Sainteny. Đến ngày 15-10-1946, Sainteny mớilần đầu tiếp xúc với Hồ Chí Minh. Từ đó, nhiều cuộc tiếp xúc bí mật giữa hai bên được mởra trong suốt 4 tháng sau đó. Đồng thời với các cuộc thương lượng với Việt Nam, cũng từtháng 10-1945, Pháp cũng chủ động tìm đến thương lượng với chính phủ Trung Hoa dânquốc. Mục tiêu của những cuộc tiếp xúc này đều nhằm ý đồ tái lập chủ quyền của Pháp ởĐông Dương, được thể hiện qua bản Thông cáo ngày 8-12-1943 về Đông Dương [2;44],những hành động chính trị - quân sự chuẩn bị cho công cuộc tái chiếm diễn ra mạnh mẽsau khi Nhật đầu hàng Đồng minh và đặc biệt là tuyên bố công khai của de Gaulle, ngườiđứng đầu Chính phủ Pháp, trong chuyến thăm Hoa Kỳ vào ngày 26-8-1945: “Nước Phápcó ý định khôi phục lại chủ quyền ở Đông Dương” [7;99]. Sau khi đã đặt những bướcchân chinh phục khá vững chắc ở Nam Việt Nam, Lào và Campuchia, trên bước đườngtái chiếm Bắc Đông Dương, người Pháp đứng trước tình thế buộc phải tính toán để tránhđược những cuộc xung đột vũ trang quy mô lớn mà nước Pháp sẽ không thể cáng đángđược. Tại khu vực bắc vĩ tuyến 16, người Pháp trước hết phải đối mặt với sự hiện diện củaquân đội Trung Hoa dân quốc, tuy không phải là một đội ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhìn lại nguyên nhân kí kết hiệp ước sơ bộ Pháp - Việt ngày 6/3/1946 JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE 2013, Vol. 58, No. 6B, pp. 76-86 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn NHÌN LẠI NGUYÊN NHÂN KÍ KẾT HIỆP ƯỚC SƠ BỘ PHÁP - VIỆT NGÀY 6-3-1946 Phạm Thị Thu Hương Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Tiến trình quan hệ ngoại giao giữa các lực lượng chính ở Bắc Đông Dương cuối năm 1945 đầu năm 1946 cho thấy, việc kí kết Hiệp ước Sơ bộ Pháp - Việt ngày 6-3-1946, ngoài những đánh giá truyền thống, cần được xem là kết quả của một quá trình thương lượng Pháp - Việt lâu dài dựa trên những tính toán chiến lược, sách lược và nguyện vọng tìm kiếm một giải pháp hòa bình thực sự của cả hai bên. Đồng thời phải tính đến vai trò của lực lượng thứ ba, quân đội Trung Hoa dân quốc ở Bắc Đông Dương, lực lượng đã tạo ra những sức ép nhất định buộc cả hai bên Pháp - Việt không còn con đường nào khác tốt hơn là đi đến kí kết hiệp ước. Từ khóa: Hiệp ước Sơ bộ, quan hệ Pháp - Việt, ngoại giao Việt Nam, 1945 - 1946.1. Mở đầu Hiệp ước Sơ bộ Pháp - Việt ngày 6-3-1946 là văn bản pháp lí quốc tế đầu tiên củanước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kí với nước ngoài, thường được xem là một giải phápcủa Pháp để đưa quân ra Bắc, thực hiện bước cuối cùng trong kế hoạch tái chiếm ĐôngDương. Còn về phía Chính phủ Hồ Chí Minh, Hiệp ước là một giải pháp hòa hoãn tạmthời, chịu nhân nhượng Pháp để tránh đối đầu cùng lúc với nhiều kẻ thù và tranh thủthời gian nhằm chuẩn bị mọi mặt bước vào cuộc chiến đấu về sau khi tình thế bắt buộc.Thông qua việc tìm hiểu tiến trình quan hệ ngoại giao giữa các lực lượng chính ở BắcĐông Dương cuối năm 1945 đầu năm 1946, bài viết cho rằng việc kí kết Hiệp ước Sơ bộngày 6-3-1946 ngoài những đánh giá truyền thống, cần được xem là kết quả của quá trìnhthương lượng Pháp - Việt lâu dài, dựa trên những tính toán chiến lược, sách lược cũng nhưnguyện vọng tìm kiếm một giải pháp hòa bình thực sự của cả hai bên; và những sức épđối với Pháp và Việt Nam từ phía quân đội Trung Hoa dân quốc với tư cách là lực lượngcó quyền lực nhất ở Bắc Đông Dương giai đoạn 1945 - 1946.Ngày nhận bài: 15/6/2013. Ngày nhận đăng: 28/9/2013Liên hệ: Phạm Thị Thu Hương, e-mail: huong_history@hnue.edu.vn.76 Nhìn lại nguyên nhân kí kết hiệp ước sơ bộ Pháp - Việt ngày 6-3-19462. Nội dung nghiên cứu2.1. Hiệp ước Sơ bộ là kết quả của quá trình đàm phán lâu dài giữa Pháp và Chính phủ Hồ Chí Minh nhằm tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho vấn đề Đông Dương Hiệp ước Sơ bộ thường được xem là hệ quả trực tiếp của thỏa hiệp Pháp - Hoa bằngHiệp ước Trùng Khánh ngày 28-2-1946. Theo Hiệp ước này, Chính phủ Tưởng Giới Thạchđồng ý để Pháp đưa quân ra khu vực bắc vĩ tuyến 16 nhằm giải giáp quân đội Nhật thayquân Tưởng, đổi lại Pháp nhượng cho Tưởng các tô giới Pháp ở Trung Quốc và một sốđặc quyền kinh tế ở Bắc Đông Dương [4;55]. Tuy nhiên, Hiệp ước Sơ bộ cần được nhìnnhận như là kết quả của một quá trình đàm phán lâu dài giữa chính quyền Việt Nam Dânchủ Cộng hòa, đứng đầu là Hồ Chí Minh và Chính phủ Cộng hòa Pháp với đại diện làJean Sainteny. Quá trình này đã bắt đầu từ ngay trong giai đoạn cuối của cuộc chiến tranhchống Nhật, khi cả Việt Minh và các đại diện Pháp đều mong muốn tổ chức các cuộc tiếpxúc (tuy không thành hiện thực) để thương lượng về việc hợp tác chống Nhật và cộng táctrong việc xây dựng mối quan hệ Việt - Pháp trong tương lai. Sau khi Việt Minh nắm đượcchính quyền trong cả nước, cuộc gặp gỡ chính thức Việt - Pháp đầu tiên đã diễn ra vàongày 27-8-1945 giữa Võ Nguyên Giáp và Sainteny. Đến ngày 15-10-1946, Sainteny mớilần đầu tiếp xúc với Hồ Chí Minh. Từ đó, nhiều cuộc tiếp xúc bí mật giữa hai bên được mởra trong suốt 4 tháng sau đó. Đồng thời với các cuộc thương lượng với Việt Nam, cũng từtháng 10-1945, Pháp cũng chủ động tìm đến thương lượng với chính phủ Trung Hoa dânquốc. Mục tiêu của những cuộc tiếp xúc này đều nhằm ý đồ tái lập chủ quyền của Pháp ởĐông Dương, được thể hiện qua bản Thông cáo ngày 8-12-1943 về Đông Dương [2;44],những hành động chính trị - quân sự chuẩn bị cho công cuộc tái chiếm diễn ra mạnh mẽsau khi Nhật đầu hàng Đồng minh và đặc biệt là tuyên bố công khai của de Gaulle, ngườiđứng đầu Chính phủ Pháp, trong chuyến thăm Hoa Kỳ vào ngày 26-8-1945: “Nước Phápcó ý định khôi phục lại chủ quyền ở Đông Dương” [7;99]. Sau khi đã đặt những bướcchân chinh phục khá vững chắc ở Nam Việt Nam, Lào và Campuchia, trên bước đườngtái chiếm Bắc Đông Dương, người Pháp đứng trước tình thế buộc phải tính toán để tránhđược những cuộc xung đột vũ trang quy mô lớn mà nước Pháp sẽ không thể cáng đángđược. Tại khu vực bắc vĩ tuyến 16, người Pháp trước hết phải đối mặt với sự hiện diện củaquân đội Trung Hoa dân quốc, tuy không phải là một đội ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Hiệp ước Sơ bộ Quan hệ Pháp - Việt Ngoại giao Việt Nam Tiến trình quan hệ ngoại giao Giải pháp hòa bình Văn bản pháp lí quốc tếGợi ý tài liệu liên quan:
-
Sự thật về quan hệ Việt Trung trong 30 năm qua - Nxb. Sự thật
108 trang 32 0 0 -
153 trang 30 1 0
-
Vua Chiêm Thành là người Việt 4
6 trang 28 0 0 -
Đề cương môn học Lịch sử ngoại giao Việt Nam
10 trang 26 0 0 -
Tiểu luận: Đường lối đối ngoại của Việt Nam
8 trang 22 0 0 -
Tiểu luận: Quan hệ chính trị Việt Nam Trung Quốc 1986-1999.Từ đối đầu đến khuân khổ 16 chữ
20 trang 21 0 0 -
237 trang 21 0 0
-
Tiểu luận: Tổng quan chính sách thương mại của Nhật Bản
14 trang 20 0 0 -
Tiểu luận: Liên kết trong nhóm Asean
17 trang 20 0 0 -
Thể chế tư pháp cộng hòa nhân dân Trung Hoa
44 trang 20 0 0