'Nhớ rừng' và ngòi bút tạo hình lãng mạn của Thế Lữ
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
“Nhớ rừng” và ngòi bút tạo hình lãng mạn của Thế Lữ“Nhớ rừng” và ngòi bút tạo hình lãng mạn của Thế LữAi đã từng xem bức chân dung Hoàng Lập Ngôn vẽ ThếLữ theo lối tinh tướng họa, mới thấy họa sĩ này sao màtinh quái và thâm thuý. Ông đã thể hiện gương mặt tác giảNhớ rừng trong bộ mặt ...chúa sơn lâm! Nghĩa là mặt mộtcon hổ chính cống. Mà cũng phải! Không có cái con - hổ -nhớ - rừng hồi ấy thì làm gì có Thế Lữ! Vả, cái gã thi sĩ cócông “dựng thành nền Thơ mới ở xứ này” cũng đángđược xem là một chúa sơn lâm chứ sao! Ngang cơ quácòn gì! Tất nhiên, họ không giao đấu, mà chỉ giao nhau.Giao trong từng nét một để cùng làm nên một chân dungkép. Thế Lữ - Hổ hay là Hổ - Thế Lữ thì cũng vậy! “Thực”đến thế thì đạt mức “siêu” còn gì! Quái lạ thay là lòng trikỷ! Quái lạ thay là nghệ thuật tạo hình!Tôi vừa nói đến nghệ thuật tạo hình - cái ngành nghệthuật mà trước khi thành thi sĩ, Thế Lữ đã từng dấn thânvào, tuy nửa vời. Dầu vậy, cái máu hội họa, cái vốn hộihọa vẫn đủ cho ông có được một “gu” tạo hình khi cầmngọn bút thi nhân. Thế Lữ đã làm thơ bằng hồn thơ đậmtính hội họa. Nhớ rừng là thi phẩm rất tiêu biểu. Có thểsánh thế này: nếu Hoàng Lập Ngôn vẽ con Hổ - Thế Lữbằng hội họa đơn thuần, thì Thế Lữ đã vẽ con Hổ - nhớrừng bằng hội họa của... thơ. Trong nét bút Thế Lữ, ngườita không chỉ thấy họa pháp của một họa sĩ từng theo họcMỹ thuật Đông Dương, mà trùm lên tất cả là một thi phápnghiêng về tạo hình của thi phái Lãng mạn. Vì thế mà,Nhớ rừng vừa là một “khúc trường ca dữ dội” thể hiện tâmtrạng vĩ đại của chúa sơn lâm, vừa là một họa phẩmhoành tráng từng bước làm nổi hằn lên trên mặt bằng củacâu chữ hình tượng vị “chúa tể cả muôn loài”. ** *Nhiều người đã nói đến nội dung xã hội của bài thơ. Thậmchí đã có lúc người ta cho rằng nội dung yêu nước mới làđích thực và đáng kể nhất của Nhớ rừng. Hướng lĩnh hộiấy càng ngày càng bộc lộ sự ấu trĩ của nó. Nội dung kia,nếu có, phải ẩn chìm ở bề sau. Tâm trạng của chúa sơnlâm là một bi kịch. Không chỉ của một con hổ. Không chỉcủa riêng Thơ mới. Mà trước hết và trên hết là bi kịch củacái tôi lãng mạn. Bởi nó bắt nguồn từ một trạng thái tâm lýrất đặc trưng của những cái tôi lãng mạn: do bất hòa vớithực tại mà thoát ly vào thế giới bên trong của chính mình,cố tìm kiếm một thực tại khác để thay thế thực tại bênngoài. Mộng tưởng là đời sống của những cái tôi lãngmạn. Cái tôi này tìm vào thực tại hồi tưởng, cái tôi kia tìmvào thực tại huyễn tưởng, cái tôi khác lại tìm vào thực tạiviễn tưởng... Kẻ tìm vào hồi tưởng, thực chất, đã đối lậphiện tại với quá khứ. Với nó, quá khứ mới vàng son, mớilà thời hoàng kim, thời oanh liệt. Chỉ trong quá khứ ấy, nómới thấy hạnh phúc, thấy hài hòa. Mà thời đó thì vĩnh viễnmất rồi, chìm vào dĩ vãng rồi. Chỉ có thể sống lại trong hồitưởng thôi. Vì thế, nó dùng hồi tưởng để hồi hiện quá khứ,phục chế quá khứ và tô điểm thêm cho quá khứ. Hoài cổ(có thời người ta coi là thoát ly vào quá khứ) là một đờisống tinh thần của cái tôi lãng mạn ấy, về sau trở thànhmột cảm hứng phổ biến của văn học lãng mạn, cũng là vìthế.Riêng ở Việt Nam, lại có thêm một lý do nữa khiến mối bấthòa cố hữu kia trầm trọng và gay gắt hơn: tình trạng thuộcđịa của thực tại. Do thế, bất hòa với thực tại trước tiên làphản ứng thẩm mỹ của cái tôi lãng mạn, sau nữa là phảnứng chính trị của lòng yêu nước. Lớp nghĩa thứ hai đếnsau và ở bề sau, là như vậy. Thế Lữ đã ký thác nhữngđiều đó vào vị chúa sơn lâm này. Con hổ bị cầm tù trongcũi sắt giữa vườn bách thú vẫn ôm trong lòng “niềm uấthận ngàn thu”, vẫn “đương theo giấc mộng ngàn to lớn”chính là hiện thân của bi kịch ấy. Đối với nó, thực tại là cũisắt, là vườn bách thú nhỏ mọn, tầm thường, giả dối, vô vị,vô tích sự. Còn rừng là thời vàng son, thuở hoàng kimtrong hồi tưởng. Nhớ rừng là nhớ một thế giới cao cả, nhớchốn thiêng liêng, nhớ cõi tự do. Rừng là thời oanh liệt,thời làm chủ nhân ông của đại ngàn. Toàn bộ ý nghĩacuộc đời mình là ở nơi rừng. Đánh mất rừng cũng là đánhmất mình. Hằng ngày cứ thấy mình bị tầm thường hóa đimà bất lực! Khao khát rừng là khao khát được là mình! Đóchẳng phải cũng là khao khát của một cái tôi đòi giảiphóng đó ư? Bởi đây là chúa sơn lâm, nên logic là nhấtnhất mọi cái phải ở tầm “chúa tể cả muôn loài”. Nghĩa làđều phải siêu phàm, kỳ vĩ, chế ngự, bao trùm. Nhưngđằng sau những cái riêng thuộc về tập tính loài hùmthiêng, ta đều thấy cái chung với con người. Cái lý củaviệc tìm đến hình tượng con hổ này của Thế Lữ là ở đó.Nhưng cảm xúc mà cái tôi - hổ này đang mang nặng, thựcchất, là gì vậy ? Tôi đã có lần viết : Thơ mới là một điệusầu mênh mông, mà nếu đem phân chất ra thì sẽ thấytrong đó ba mối sầu đậm nhất : sầu nhân thế, sầu thờithế, sầu thân thế. Ba mối sầu này đan quyện, chuyển hóa ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
giảng văn cấp 3 kiến thức văn học tài liệu văn học Việt Nam bài giảng văn cấp 3 giáo án văn học cấp 3Gợi ý tài liệu liên quan:
-
TÌM HIỂU BÀI 'VIỆT BẮC' CỦA TỐ HỮU
15 trang 70 0 0 -
5 trang 30 0 0
-
Phân tích bài tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
18 trang 29 0 0 -
Phân tích bài Đây thôn vĩdạ - Hàn mặc tử
27 trang 28 0 0 -
225 trang 25 0 0
-
Chế Lan Viên với Điêu tàn và Vàng sao
16 trang 25 0 0 -
Nguyên lí Tảng băng trôi trong tác phẩm 'Ông già và biển cả'.
12 trang 25 1 0 -
Phân tích đầy đủ bài Việt Bắc của Tố Hữu
45 trang 24 0 0 -
Kiến thức lớp 12 'Chiếc thuyền ngoài xa' –Nguyễn Minh Châu-phần8
9 trang 23 0 0 -
CẢM THỨC CÔ ĐƠN TRONG THƠ ĐỖ PHỦ
17 trang 23 0 0 -
11 trang 23 0 0
-
Kiến thức lớp 10 Nguyễn Bỉnh Khiêm –Nhàn-tìm hiểu tác phẩm
10 trang 22 0 0 -
NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN
12 trang 22 0 0 -
Phân tích đoạn trích Trao Duyên
23 trang 22 0 0 -
Dàn bài ngữ văn lớp 10 - phần 2
7 trang 21 0 0 -
Đề Thi giữa học kì 2 lớp 9 môn Văn - Đề số 3
3 trang 21 0 0 -
Trình bày ngắn gọn những nét chính về cuộc đời
8 trang 20 0 0 -
Kiến thức lớp 10 Truyện Kiều - Nguyễn Du-đoạn trích kiều ở lầu Ngưng Bích
12 trang 20 0 0 -
Kiến thức lớp 12 Mảnh trăng cuối rừng-Nguyễn Minh Châu-phần1
9 trang 20 0 0 -
Đọc hiểu bài thơ Đồng chí của Chính Hữu
5 trang 19 0 0