Danh mục

Nhu cầu và thực trạng đáp ứng nhu cầu hỗ trợ tâm lí học đường cho học sinh trung học phổ thông tại trường Nguyễn Bỉnh Khiêm - Hà Nội

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 120.01 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tập trung giới thiệu và phân tích kết quả khảo sát thực trạng nhu cầu hỗ trợ tâm lí học đường của học sinh trung học phổ thông (THPT) Nguyễn Bỉnh Khiêm (NBK), những nhân tố tác động gây nên khó khăn tâm lí của học sinh, thực trạng đáp ứng nhu cầu hỗ trợ tâm lí học đường của các em; đồng thời phân tích kết quả khảo sát kì vọng của học sinh đối với các hình thức trợ giúp tâm lí khác nhau.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhu cầu và thực trạng đáp ứng nhu cầu hỗ trợ tâm lí học đường cho học sinh trung học phổ thông tại trường Nguyễn Bỉnh Khiêm - Hà Nội JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Interdisciplinary Science, 2013, Vol. 58, No. 1, pp. 111-119 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn NHU CẦU VÀ THỰC TRẠNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU HỖ TRỢ TÂM LÍ HỌC ĐƯỜNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI TRƯỜNG NGUYỄN BỈNH KHIÊM - HÀ NỘI Trần Thị Lệ Thu và Phạm Thị Ngọc Hà Khoa Tâm lí Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài viết tập trung giới thiệu và phân tích kết quả khảo sát thực trạng nhu cầu hỗ trợ tâm lí học đường của học sinh trung học phổ thông (THPT) Nguyễn Bỉnh Khiêm (NBK), những nhân tố tác động gây nên khó khăn tâm lí của học sinh, thực trạng đáp ứng nhu cầu hỗ trợ tâm lí học đường của các em; đồng thời phân tích kết quả khảo sát kì vọng của học sinh đối với các hình thức trợ giúp tâm lí khác nhau. Từ khóa: Tâm lí học học đường, hỗ trợ tâm lí học đường, vấn đề tâm lí, nhu cầu tâm lí học đường, các mô hình hỗ trợ tâm lí.1. Mở đầu Nhu cầu hỗ trợ tâm lí học đường (TLHĐ) là những đòi hỏi, mong muốn và nguyệnvọng trong việc thực hiện phòng ngừa, phát hiện và can thiệp khó khăn tâm lí của trẻ emvà thanh thiếu niên trong các lĩnh vực nhận thức, hành vi, cảm xúc hoặc xã hội ở môitrường học đường, gia đình và cộng đồng. Học sinh THPT là những học sinh đang trong giai đoạn có nhiều thay đổi và biếnđộng về tâm lí; chính vì vậy việc nghiên cứu, khảo sát thực trạng nhu cầu hỗ trợ tâm lí làviệc làm rất cần thiết nhằm sớm có cơ sở để phòng ngừa, can thiệp và trợ giúp tâm lí kịpthời cho các em. Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu nhu cầu và thực trạng đáp ứng nhu cầu hỗ trợTLHĐ cho học sinh THPT tại trường NBK. Nghiên cứu đã được thực hiện trên 199 họcsinh các khối lớp 10, 11, 12; và 30 giáo viên trường THPT NBK. Nghiên cứu này chỉ tậptrung vào nhu cầu hỗ trợ TLHĐ của học sinh trường THPT NBK trong 8 lĩnh vực: (1) họcReceived November 11, 2012. Accepted January 24, 2013.Contact Tran Thi Le Thu, e-mail address: thuttl@hnue.edu.vn 111 Trần Thị Lệ Thu và Phạm Thị Ngọc Hàtập; (2) phát triển tâm sinh lí của bản thân; (3) giao tiếp ứng xử; (4) quan hệ bạn bè; (5)quan hệ với thầy cô giáo; (6) quan hệ với cha mẹ/người thân; (7) tình bạn khác giới/tìnhyêu; (8) định hướng nghề nghiệp. Các phương pháp chính được sử dụng trong nghiên cứubao gồm: phỏng vấn, điều tra và thống kê toán học. Trong bài viết này chúng tôi tập trung tóm lược và giới thiệu những kết quả khảosát chính trong nghiên cứu.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Thực trạng nhu cầu hỗ trợ TLHĐ của học sinh THPT NBK2.1.1. Thực trạng đời sống tâm lí nói chung của học sinh THPT NBK Trong tổng số 199 học sinh được lựa chọn nghiên cứu có 18/199 học sinh chưa baogiờ gặp phải những vấn đề khó khăn tâm lí (9.0%); 166/199 em thỉnh thoảng gặp phảinhững khó khăn tâm lí trong cuộc sống (83.4%); 15/199 em thường xuyên gặp những khókhăn tâm lí trong cuộc sống (7.5%). Như vậy, đa số các em thỉnh thoảng gặp khó khăntâm lí. Số học sinh thường xuyên có khó khăn tâm lí chiếm tỉ lệ ít nhất, nhưng đây cũnglà đối tượng cần được chúng ta quan tâm nhất. Bảng 1. Tần suất gặp khó khăn tâm lí của học sinh trường THPT NBK Tần suất STT Vấn đề khó khăn Không bao giờ Thỉnh thoảng Thường xuyên ĐTB Thứ SL % SL % SL % bậc 1 Về học tập 13 6.5 151 75.9 35 17.6 2.11 2 Về sự phát triển tâm 2 90 45.2 94 47.2 15 7.5 1.62 7 sinh lí của bản thân 3 Giao tiếp, ứng xử 65 32.7 110 55.3 24 12.1 1.79 4 4 Quan hệ với bạn bè 93 46.7 86 43.2 20 10.1 1.63 6 Quan hệ với thầy cô 5 103 51.8 78 39.2 18 9.0 1.57 9 giáo Quan hệ với cha mẹ, 6 81 40.7 83 41.7 35 17.6 1.77 5 người thân Tình bạn khác 7 92 46.2 94 47.2 13 6.5 1.60 8 giới/tình yêu Định hướng nghề 8 49 24.6 113 56.8 37 18.6 1.94 3 nghiệp 9 Những lĩnh vực khác 15 7.5 106 53.3 78 39.2 2.32 1 Mức độ ảnh hưởng và tần suất của những ...

Tài liệu được xem nhiều: