Danh mục

Những bịnh tâm thần ảnh hưởng tình cảm (Mood Disorders) Phần 1

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 126.40 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Những bịnh tâm thần ảnh hưởng tình cảm (Mood Disorders) Phần 1Bịnh xáo trộn về tình cảm có thể chia làm 3 loại: (1) buồn nản hay trầm cảm (major depression), (2) chu kỳ vui-buồn quá độ hay tình cảm lưỡng cực (manic depressive disorder) và (3) lo âu (anxiety disorder). Bịnh buồn nản (Major Depression) Định Nghĩa:Bịnh này do sự xáo trộn của chất Norepinephrine và chất Seretonin ở não bộ. Phụ nữ bị bịnh này gắp hai lần nam giới, hơn phân nửa bị bịnh này vào lứa tuổi 20 tới 50, tuy nhiên tất cả mọi lứa...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những bịnh tâm thần ảnh hưởng tình cảm (Mood Disorders) Phần 1 Những bịnh tâm thần ảnh hưởng tình cảm (Mood Disorders) Phần 1 Bịnh xáo trộn về tình cảm có thể chia làm 3 loại: (1) buồn nản hay trầm cảm (major depression), (2) chu kỳ vui-buồn quá độ hay tình cảm lưỡng cực (manic depressivedisorder) và (3) lo âu (anxiety disorder). Bịnh buồn nản (Major Depression) Định Nghĩa: Bịnh này do sự xáo trộn của chất Norepinephrine và chất Seretonin ởnão bộ. Phụ nữ bị bịnh này gắp hai lần nam giới, hơn phân nửa bị bịnh nàyvào lứa tuổi 20 tới 50, tuy nhiên tất cả mọi lứa tuổi đều có thể bị bịnh này,và 1/4 trường hợp xảy ra khi bịnh nhân gặp biến cố trong cuộc sống (mất sở,ly dị, người thân mất...). 3/4 trường hợp bịnh tự nhiên xảy ra, không có lý dochính đáng. Bịnh có tính chất di truyền. Khoảng chừng 10% dân số bị bịnhnày. Ở những quốc gia có đời sống khó khăn, con số này có thể cao hơnnhiều. Triệu chứng của bịnh này là mất thú vui trong cuộc sống (ahedonia),xáo trộn giấc ngủ (mất ngủ hay ngủ lu b ù) và xáo trộn khẩu vị (biến ăn), mệtmỏi trong người, chậm chạp trong suy nghĩ và hành động. Bịnh nhân còn cónhững suy nghĩ tự ti (poor self esteem), mặc cảm tội lỗi và thậm chí cónhững suy nghĩ muốn tự tử. Nam giới thì có triệu chứng bực tức nhiều hơnlà buồn nản. Từ đó dễ sanh ra lạm dụng rượu và bạo động gia đình. Rượu vàtrầm cảm là 2 mối nguy lớn dẩn đến bạo động gia đ ình. Ở người Á châu,triệu chứng bịnh buồn nản thường biểu hiện ở cảm giác đau toàn thân mặcdù đi khám nhiều bác sĩ mà không tìm ra nguyên nhân bịnh ở cơ thể. Nhiềubác sĩ hiểu lầm tưởng bịnh nhân giả bộ bịnh và gán cho bịnh nhân cái tên làbịnh tưởng tượng gây ra sự hoang mang cho bịnh nhân. Thí dụ: Cô B, một phụ nữ Á châu, 28 tuổi, hơn 2 tuần nay cô cảmthấy sa sút trong việc làm. Cô là một nhân viên kế toán giỏi của ngân hàng.Cô đã li dị với chồng đã gần một tháng nay. Thời gian đầu, cô có thể chốngcự lại nỗi buồn và ở lại sở làm thêm giờ (overtime). Hai tuần nay, cô ngủ không ngon giấc, sáng dậy cảm thấy mệt mỏitrong người. Cô không tha thiết trong công việc làm đẹp người như trướcnữa (không trang điểm, quần áo không ủi...). Trong sở, cô không thể tập trung tư tưởng vào những con số. Hồ sơ bịối động, chồng chất trên bàn. Cô trở nên cau có, gây sự bực dọc cho đồngnghiệp. Về nhà, cô không còn sức dọn dẹp nhà cửa. Bạn bè gọi, cô khôngmuốn nhấc điện thoại lên và nhiều khi bỏ ăn cơm tối. Những tư tưởng tự tửcứ lẩn quẩn trong đầu cô như bầy muỗi đói. Đôi lúc cô muốn kết liễu cuộcđời vì cô mất hết niềm hy vọng (hopeless). Cô xin nghỉ việc và nguyên ngàychui rúc trong phòng. Cô ngày càng ố m đi, với nhiều cơn nhức đầu, đaungực và nhức mỏi. Gia đình lo âu nên dẫn cô đi khám bác sĩ. Lần đầu tiên đi khám bác sĩ gia đình, cô B bị mặc cảm và ngần ngạikhông nói cho bác sĩ biết hoàn cảnh gia đình và những triệu chứng buồn nảncủa cô. Trong 15 phút gặp mặt và khai bịnh với bác sĩ gia đình, cô B chỉ khainhững cơn nhức đầu, đau ngực và nhức mỏi. Bác sĩ cho thuốc và cho cô B đithử nghiệm máu và tim. Mọi kết quả đều bình thường. Cô B uống thuốc giảm đau mà không hết bịnh. Lần sau, bác sĩ hỏi kỹhơn và chẩn bịnh buồn nản và giới thiệu cô cho bác sĩ tâm thần (psychiatrist)để điều trị. Cách chữa trị: Cách chữa trị hữu hiệu nhứt của bịnh buồn nản là dùng thuốc điều hòacác chất hóa học kể trên của não bộ kèm với tâm lý trị liệu (psychotherapy).Hiện nay có rất nhiều nhóm thuốc trị bịnh buồn nản. Nhóm TricyclicAntidepressant gọi tắt là TCA (thí dụ như Amitriptyline) là nhóm thuốc rađời khoảng thập niên 60-70. Phản ứng phụ của nhóm này là có thể làm giảm áp huyết nên bịnhnhân, nhứt là người lớn tuổi hay bị chóng mặt nếu dùng liều lượng cao,ngoài ra còn làm khô miệng. Nhóm mới hơn là nhóm SSRI (SerotoninReuptake Inhibitor) chuyên về ổn định chất Serotonin (thí dụ nhưFluoxetine, Paroxetine, Sertraline, Citalopram). Gần đây hơn có loại thuốcmới làm ổn định chất Serotonin lẫn Norepinephrine gọi là SNRI SerotoninNorepinephrine Reuptake Inhibitor như là Venlafaxine hay Duloxetine.Nhóm này có khả năng trị trầm cảm và đau nhức. Nhóm thuốc SSRI có phản ứng phụ ảnh hưởng đường ruột (làm xótruột, nên uống thuốc sau bữa ăn) và sinh lý (giảm ham muốn, mất cườngdương). Thông thường phản ứng phụ giảm dần sau một thời gian uống thuốcliên tục. Khi bịnh nhân khá hơn, giảm liều thuốc có thể làm giảm phản ứngphụ. Bịnh trầm cảm dễ đưa đến tâm trạng mất hết hy vọng và suy sụp tinhthần. Bịnh nhân thường có những tư tưởng bi quan không muốn sống. Khimới cho thuốc bác sĩ nên thận trọng vì đôi khi phản ứng phụ làm bịnh nhânkhó chịu đưa đến ý muốn tự vận. Đôi lúc bịnh nhân mang sẵn ý định tự vậnnhưng khi bị trầm cảm nặng họ không có ...

Tài liệu được xem nhiều: