Danh mục

Những điều cần biết về ung thư bàng quang - Phần 2

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 132.89 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (15 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhiều chương trình thử nghiệm lâm sàng cho mọi thời kỳ của ung thư bàng quang đang tiến hành để tìm cách chữa hiệu quả hơn, quý vị nên hỏi bác sĩ về những chương trình thử nghiệm này. Phần Thử Nghiệm Lâm Sàng có nhiều chi tiết về cách chữa trị này. Giải phẫu là cách chữa trị chính cho ung thư bàng quang; và phương cách giải phẫu tùy thuộc vào thời kỳ và ""mức độ" của ung thư. • Transurethral resection (TUR): Dùng để chữa loại ung thư superficial; Bác sĩ dùng phương pháp nội soi,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những điều cần biết về ung thư bàng quang - Phần 2 Những điều cần biết về ung thư bàng quang Phần 2 Nhiều chương trình thử nghiệm lâm sàng cho mọi thời kỳ của ung thư bàng quang đang tiến hành để tìm cách chữa hiệu quả hơn, quý vị nên hỏi bác sĩ về những chương trình thử nghiệm này. Phần Thử Nghiệm Lâm Sàng có nhiều chi tiết về cách chữa trị này. Giải phẫu là cách chữa trị chính cho ung thư bàng quang; và phương cách giải phẫu tùy thuộc vào thời kỳ và mức độ của ung thư. • Transurethral resection (TUR): Dùng để chữa loại ung thư superficial; Bác sĩ dùng phương pháp nội soi, chuyển một ống nhỏ, mềm qua ống tiểu, ở đầu ống có gắn một dụng cụ dùng để cạo tế bào ung thư, sau đó dùng điện để đốt những tế bào còn lại gọi là fulguration. Bệnh nhân được chữa tại bệnh viện và có thể cần thuốc mê. Sau cuộc giải phẫu này, bệnh nhân có thể cần hóa chất trị liệu và sinh hóa trị liệu. • Radical cystectomy: Loại ung thư lậm sâu hơn (invasive), bác sĩ sẽ cần cắt bỏ bàng quang. Đôi khi, với loại ung thư cạn (superficial) nhưng với một diện tích lớn, bác sĩ cũng cần cắt bỏ bàng quang. Khi cắt bỏ bàng quang, bác sĩ sẽ cắt bỏ cả hạch bạch huyết lân cận, một phần ống tiểu (urethra), và có thể một phần những bộ phận khác nơi ung thư đã lan đến. Ở phái nam, những bộ phận này có thể bao gồm tuyến tiền liệt (nhiếp hộ tuyến, prostate), túi chứa tinh dịch (seminal vesicles) và cả ống dẫn tinh (vas deferens). Ở phái nữ, dạ con, buồng trứng, ống dẫn trứng (fallopian tubes) và một phần âm hộ sẽ bị cắt bỏ. • Segmental cystectomy: Bác sĩ cắt bỏ một phần bàng quang, phương pháp này được sử dụng khi có một khối u nhỏ nhưng lậm sâu đến thành bàng quang. Đôi khi, ung thư đã lan đến những bộ phận lân cận và không thể cắt bỏ hoàn toàn mọi bộ phận, bác sĩ sẽ cắt bỏ bàng quang, hoặc giữ lại bàng quang nhưng tạo một ống thoát nước tiểu. Khi bàng quang bị cắt bỏ, bác sĩ có thể tạo ra một túi bên trong cơ thể bằng ruột non để chứa nước tiểu hoặc tạo ống dẫn ra ngoài cơ thể và đặt túi chứa. Trước khi giải phẫu, quý vị có thể đặt câu hỏi với bác sĩ: -Bác sĩ sẽ thực hiện cách giải phẫu nào cho tôi? - Tôi có thể tiểu tiện bình thường không? -Nếu đau đớn, có thể dùng thuốc gì? -Tôi sẽ ở lại bệnh viện bao nhiêu lâu? -Cuộc giải phẫu ảnh hưởng ra sao đến đời sống tình dục? -Tôi có bị phản ứng phụ lâu dài hay không? -Khi nào thì tôi có thể trở lại sinh hoạt bình thường? Xạ trị: Chữa trị ung thư tại chỗ bằng cách dùng chất phóng xạ để đốt ung thư. Bác sĩ có thể dùng xạ trị trước hoặc sau khi giải phẫu. Đôi khi không thể giải phẫu, bác sĩ dùng xạ trị để đốt khối u. Có hai loại xạ trị: Nội và ngoại xạ trị. • Ngoại xạ trị (external radiation): Một máy phóng xạ ở bện ngoài cơ thể rọi tia phóng xạ đến khối u (xuyên qua da), cách chữa trị này thường kéo dài 5 ngày một tuần và trong 5-7 tuần lễ. Đôi khi thời gian chữa trị có thể ngắn hơn nếu có một khối phóng xạ (radiation implant) được đặt trong cơ thể. • Nội xạ trị: Bác sĩ đặt một dụng cụ chứa chất phóng xạ vào bàng quang (qua ống tiểu hoặc cắt một lỗ nhỏ ở bụng). Bệnh nhân sẽ ở tại bệnh viện và giới hạn việc thăm viếng bảo đảm sự an toàn cho người thăm viếng. Sau khi dụng cụ chứa chất phóng xạ được lấy ra, cơ thể không còn chất phóng xạ nữa. Bác sĩ có thể dùng cả nội và ngoại xạ trị để chữa trị cho một số bệnh nhân. Quý vị có thể đặt câu hỏi với bác sĩ trước khi bắt đầu cuộc xạ trị: -Tại sao tôi cần loại chữa trị này? -Bác sĩ chọn loại xạ trị nào cho tôi? Cả hai loại xạ trị có cần thiết không? -Khi nào thì việc chữa trị bắt đầu? Khi nào thì xong? Chữa trị bao nhiêu lần? -Tôi sẽ bị ảnh hưởng ra sao? Tôi có cần vào bệnh viện không? Tôi cần làm gì để tự chăm sóc trong khi và sau khi chữa trị? -Tôi có thể tự đến nơi chữa trị hay không? -Làm thế nào để biết là xạ trị có hiệu quả hay không? -Có phản ứng phụ nào lâu dài hay không? Hóa chất trị liệu: Bác sĩ có thể dùng một hoặc nhiều loại hóa chất cùng lúc để chữa trị. Với loại ung thư cạn (superficial), Bác sĩ có thể dùng intravesical therapy, một loại chữa trị tại chỗ. Bác sĩ đặt một ống rỗng (catheter) vào bàng quang (qua ống tiểu) rồi truyền hóa chất vào bàng quang. Hóa chất này giữ trong bàng quang sau nhiều giờ, và chỉ ảnh hưởng đến tế bào tại bàng quang. Bệnh nhân được chữa trị mỗi tuần trong nhiều tuần lễ có khi kéo dài đến cả năm. Khi ung thư ăn sâu hoặc đã lan khắp cơ thể, bác sĩ dùng cách chữa toàn thân, hóa chất được đưa vào cơ thể qua mạch máu, máu luân lưu khắp cơ thể. Hóa chất được dùng từng giai đoạn, giữa giai đoạn trị liệu là một thời gian nghỉ ngơi. Bác sĩ có thể dùng hóa chất trước hoặc sau khi giải phẫu và cả với xạ trị. Hóa chất trị liệu thườn ...

Tài liệu được xem nhiều: