Danh mục

Những giải pháp phòng tránh và xử lý các biến chứng của phẫu thuật cắt xương thái dương

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 111      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả các giải pháp phòng tránh và xử lý các biến chứng sau phẫu thuật cắt xương thái dương. Nghiên cứu thực hiện từ tháng 9/2009 đến tháng 9/2012, 10 trường hợp cắt xương thái dương được thực hiện đối với các bệnh nhân ung thư tai và xương thái dương.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những giải pháp phòng tránh và xử lý các biến chứng của phẫu thuật cắt xương thái dương Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học NHỮNG GIẢI PHÁP PHÒNG TRÁNH VÀ XỬ LÝ CÁC BIẾN CHỨNG CỦA PHẪU THUẬT CẮT XƯƠNG THÁI DƯƠNG Nguyễn Quảng Đại*, Lý Xuân Quang**, Trần Văn Dương***, Trần Minh Trí****, Nguyễn Phong****, Võ Hiếu Bình**, Trần Minh Trường***** TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả các giải pháp phòng tránh và xử lý các biến chứng sau phẫu thuật cắt xương thái dương. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Từ tháng 9/2009 đến tháng 9/2012, 10 trường hợp cắt xương thái dương được thực hiện đối với các bệnh nhân ung thư tai và xương thái dương. Các bệnh nhân bao gồm 4 nam và 6 nữ, tuổi giao động từ 33 đến 78. Giải phẫu bệnh bao gồm 8 carcinôm tế bào gai, 1 carcinôm nhầy bì, và 1 carcinôm tuyến bọc dạng nhú. U được phân giai đoạn theo đại học Pittsburgh, Hoa Kỳ. Cắt xương thái dương bán phần bao gồm toàn bộ tuyến mang tai, lồi cầu xương hàm dưới và nạo vét hạch cổ trên cơ vai móng được thực hiện trên 7 bệnh nhân. 3 bệnh nhân còn lại thực hiện cắt xương thái dương phần ngoài phối hợp cắt xương đá bán phần. Thắt xoang sigma và tái tạo màng cứng được thực hiện trên 1 bệnh nhân. Hố mổ được tái tạo với keo sinh học, mỡ bụng, vạt có cuốn của các cơ ngực lớn, cơ lưng rộng, cơ thang, và vạt tự do cơ thon. 9 bệnh nhân được xạ trị sau mổ. Theo dõi sau mổ bằng CT và MRI. Kết quả: Chảy dịch não tủy qua vết thương và viêm màng não xảy ra trên hai bệnh nhân được kiểm soát tốt bằng kháng sinh sau mổ kết hợp dẫn lưu thắt lưng. Bệnh nhân thắt xoang sigma có phù não thoáng qua được xử trí tốt bằng phác đồ chống phù não. Một bệnh nhân nhiễm trùng vết thương được xử lý tốt bằng kháng sinh sau mổ. Thời gian theo dõi trung bình là 15 tháng. Trong 4 bệnh nhân chết do tái phát tại chổ, 2 bệnh nhân có biên phẫu thuật dương tính. Kết luận: Phẫu thuật cắt xương thái dương trên bệnh nhân ung thư tai cải thiện khả năng lấy bỏ u với biên âm tính so với phẫu thuật khoét rỗng đá chũm truyền thống. Việc hiểu rõ cấu trúc giải phẫu cũng, thực hiện tốt tái tạo hố mổ, và theo dõi sát giúp giảm thiểu tối đa những biến chứng trong và sau phẫu thuật. Từ khóa: Cắt xương thái dương. ABSTRACT SOLUTIONS FOR PREVETING AND HANDLING THE COMPLICATIONS OF TEMPORAL BONE RESECTION Nguyen Quang Dai, Ly Xuan Quang, Tran Van Duong, Tran Minh Tri, Nguyen Phong, Vo Hieu Binh, Tran Minh Truong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 138 - 143 Objectives: The aim of this study was to describe solutions for preventing and handling the complications of temporal bone resection. Materials and Methods: From 9/2009 to 9/2012, 10 temporal bone resections were performed for patients with malignancies of the ear and temporal bone. These patients were 4 male and 6 female with the age ranged from * Khoa Tai Mũi Họng, BV FV ** Bộ Môn Tai Mũi Họng, Trường Đại Học Y Dược TP HCM *** Khoa Chấn Thương Chỉnh Hình, BV Chợ Rẫy **** Khoa Ngoại Thần Kinh, BV Chợ Rẫy ***** Khoa Tai Mũi Họng, BV Chợ Rẫy Tác giả liên lạc: Ths Nguyễn Quảng Đại 138 ĐT: 0908988278 Email: dainguyen72@yahoo.co.uk Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học 33 to 78 years. The pathological entities included 8 squamous cell carcinomas, 1 papillary cystic carcinoma, and 1 mucoepidermoid carcinoma. Tumors were graded according to the University of Pittsburgh system. Three patients underwent lateral temporal bone resection (LTBR) + subtotal petrosectomy (SP). Seven patients was performed subtotal temporal bone resection (STBR) including total parotidectomy, mandibular condylectomy, and supraomohyoid neck dissection. Ligation of the sigmoid sinus and dural reconstruction was done in the same one patient. The surgical cavities were reconstructed with abdominal fat, pectoralis myocutaneous flap, latissimus dorsi myocutaneous flap, trapezius myocutaneous flap, and gracilis myocutaneous free flap. 9 out of 10 patients received post-op radiotherapy. Pre-op and post-op radiologic evaluation was done with CT and MRI. Results: Post-op CSF leak and meningitis which occurred in two patients were well controlled with antibiotic and lumbar drainage. Transient cerebral edema which happenned in the patient with sigmoid sinus ligation was controlled very well with protocol for serebral edema. A patient with wound infection was treated with antibiotic. Conclusion: Temporal bone resection which was recommended for the malignancies of the ear improved probability of tumour removal with tumour-free margin compared with traditional radical mastoidectomy. Well understanding of the surgical anatomy, reconstruction of the surgical cavity, and close observation help to markly reduce the complications during and after surgery. Keywords: Temporal bone resections. ĐẶT VẤN ĐỀ Thái độ miễn cưỡng ban đầu của cộng đồng y khoa chấp nhận phẫu thuật đáy sọ bên nói chung và phẫu thuật cắt xươn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: