Những khách hàng bạn nên bỏ qua
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những khách hàng bạn nên bỏ qua Những khách hàng bạn nên bỏ qua 1. Khách hàng thích bóc lột Các công ty mới thành lập đang ở giai đoạn phát triển đầu tiên hay thứ hai sẽ mong đợi các nhà cung cấp của họ chia sẻ các rủi ro với họ. Vì vậy, họ sẽ chỉ yêu cầu bạn hạ mức phí thấp hơn một chút và chấp nhận các phương án khác biệt, nhưng họ sẽ mong muốn công ty bạn làm việc 24/7 như kẻ tôi đòi của họ vậy. Qua nhiều năm chúng tôi đã nghiệm ra rằng những mối quan hệ như vậy hầu như không bao giờ hiệu quả mà cuối cùng thường làm xấu tình hình khi những kỳ vọng to lớn không được đáp ứng. Chúng tôi đã tiễn một trong những khách hàng thuộc kiểu “Tôi kỳ vọng các anh sẽ luôn sẵn sàng gặp tôi bất cứ lúc nào” sau hai tháng. Và tôi mừng vì chúng tôi đã làm như vậy. Cuộc sống quá ngắn ngủi. 2. Khách hàng reo rắc sợ hãi Chúng tôi đã chạy trốn một khách hàng rất sáng giá vì thẳng thắn mà nói, họ đã dùng sự sợ hãi để thúc đẩy các đối tác đại lý. Trong cuộc họp công ty, nhóm bán hàng đã nhận được chỉ thị là công ty họ chỉ được thất bại một lần. Vì vậy, khách hàng này đã cảnh báo các khuyến nghị phải được thực hiện ngay hoặc chúng tôi sẽ bị sa thải. Có lẽ không cần phải nói việc này đã làm mọi người e sợ thế nào. Nhóm chúng tôi e ngại đưa ra các ý tưởng đột phá vì sợ khách hàng có thể không thích những ý kiến đó. Và lại đến lượt khách hàng bắt đầu phàn nàn rằng chúng tôi không đủ sắc sảo. Vì vậy khi một đối thủ tiếp cận chúng tôi, chúng tôi đã lập tức sa thải khách hàng reo rắc sợ hãi kia và bắt đầu một mối quan hệ lành mạnh với một công ty nổi tiếng và mối quan hệ đ ó vẫn tốt đẹp cho tới tận ngày hôm nay. 3. Khách hàng chây ỳ thanh toán Một số khách hàng nghĩ chúng tôi là nhà băng của họ. Vì vậy họ yêu cầu chúng tôi ứng trước các chi phí vượt quá khả năng chi trả của họ. Hoặc họ sẽ lờ đi điều khoản thanh toán trong vòng 30 ngày. Như mọi doanh nhân đều biết, dòng tiền là nguồn sống của mọi doanh nghiệp vì vậy khi một khách hàng bắt đầu lạm dụng khía cạnh tài chính trong một mối quan hệ thì đó là lúc cần có một cuộc đối thoại thẳng thắn. Chúng tôi đã chia tay một khách hàng rất tiếng tăm vì họ đã làm tiêu hao cả dòng tiền và lợi nhuận của chúng tôi. Các kế toán viên và luật sư của chúng tôi vẫn thường nhắc tới trường hợp của công ty này trong các cuộc nói chuyện với các khách hàng hiện tại của chúng tôi. 4. Khách hàng cư xử vô văn hóa CEO của một công ty tiếng tăm thường xuyên chửi thề như một tay phu khuân vác trong các cuộc họp. Chúng tôi đã bỏ qua điều này trong vài cuộc họp đầu tiên, nhưng tới lần thứ ba thì tôi phải yêu cầu ông ta dừng ngay hành động này. Ông ta nói đã hiểu và công khai xin lỗi nhóm bán hàng. Sau đó, trong mọi cuộc họp ông ta vẫn liên tục dội bom những câu chửi thề vô văn hóa. Tôi đã gửi vị CEO một thông báo chấm dứt quan hệ hợp tác và ông ta đã gửi email đáp trả: “Thế này là quá đủ cho một sự nhảm nhí”. Đến nay dòng thư đó vẫn còn là một giai thoại gây cười trong các cuộc họp nội bộ của chúng tôi. 5. Khách hàng mang tâm lý “Tôi luôn thắng, anh luôn thua” Tôi tin rằng cả khách hàng và nhà cung cấp đều phải có trải nghiệm về thành công và thất bại. Khi một công ty đạt được thắng lợi lớn thì nên coi đó như là nỗ lực chung của tất cả. Và khi thất bại thì đó phải là lỗi của tất cả nhóm tham gia. Chúng tôi đã từng bỏ một khách hàng vì đã luôn coi thành công là thành tích cá nhân của cô ấy và khi mọi việc xảy ra không như kế hoạch thì luôn là người chỉ trích chúng tôi đầu tiên. Vì vậy thay vì để mất nhân tài của mình, chúng tôi đã chấm dứt hợp đồng với khách hàng. Và tôi phải thừa nhận là mình rất hứng thú với việc đó. Điều hay nhất về việc sa thải khách hàng thích lạm dụng là nó đem lại sự khích lệ tinh thần cho các nhân viên. Họ biết tiền lương của mình gắn chặt với các hóa đơn của công ty và mỗi đồng tiền của khách hàng đều rất quý giá. Vì vậy khi bạn dũng cảm sa thải một khách hàng tồi bạn sẽ có được sự tin tưởng, trung thành và tôn trọng của nhân viên. Sa thải một khách hàng có thể gây tổn hại ngắn hạn tới lợi nhuận của công ty nhưng nó rất quan trọng đối với sức khỏe tinh thần lâu dài của toàn công ty. Bạn hãy thử đi rồi bạn cũng sẽ có được cảm nhận tuyệt vời giống như tôi. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
khách hàng tiềm năng thu hút khách hàng chăm sóc khách hàng kỹ năng bán hàng kinh nghiệm bán hàng cách bán hàng hiệu quảTài liệu cùng danh mục:
-
Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên Hutech khi sử dụng ví điện tử Momo
6 trang 552 10 0 -
4 trang 500 0 0
-
Doanh nghiệp bán lẻ: Tự bơi hay nương bóng?
3 trang 369 0 0 -
Giáo trình Thương mại điện tử căn bản: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Văn Minh (Chủ biên)
188 trang 345 4 0 -
Những mẹo mực để trở thành người bán hàng xuất sắc
6 trang 335 0 0 -
5 trang 329 0 0
-
Bài giảng Kỹ năng bán hàng: Chương 4 - ĐH Kinh tế Quốc dân
7 trang 311 0 0 -
Giáo trình Thương mại di động: Phần 1
120 trang 275 0 0 -
131 trang 251 4 0
-
Một số kỹ năng giao tiếp với khách hàng
3 trang 244 0 0
Tài liệu mới:
-
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của vàng da tăng bilirubin gián tiếp ở trẻ sơ sinh
6 trang 0 0 0 -
Đặc điểm lâm sàng, giải phẫu bệnh ung thư vú xâm nhập tái phát
7 trang 0 0 0 -
Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 8 năm 2024-2025 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh
2 trang 0 0 0 -
Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Tiên Phước
16 trang 0 0 0 -
9 trang 0 0 0
-
Đề tài “Hiện trạng và một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty may Chiến Thắng
77 trang 0 0 0 -
79 trang 0 0 0
-
19 trang 0 0 0
-
Luận văn tốt nghiệp “Khả năng cạnh tranh mặt hàng rau quả tổng công ty rau quả, nông sản Việt Nam”
95 trang 0 0 0 -
Luận văn tốt nghiệp “Hợp đồng vận tải và hợp đồng mua bán ngoại thương”
99 trang 0 0 0