Danh mục

Những mẫu truyện hay về Trạng nguyên Việt Nam: Phần 2

Số trang: 104      Loại file: pdf      Dung lượng: 610.57 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 37,000 VND Tải xuống file đầy đủ (104 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Dưới chế độ thi cử thời phong kiến, để có được danh hiệu Trạng nguyên mỗi môn sinh dự thi phải vượt qua ba kỳ thi: thi Hương, thi Hội, thi Đình. Trạng nguyên là danh hiệu thuộc học vị Tiến sĩ của người đỗ cao nhất trong các khoa Đình. Mời các bạn cùng tìm hiểu một số câu truyện về các vị Trạng nguyên Việt Nam qua phần 2 cuốn sách.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những mẫu truyện hay về Trạng nguyên Việt Nam: Phần 2 TRẠNG NGUYÊN LÊ ÍCH MỘC* Lê Ích Mộc người xã Thanh Lãng, huyện Thủy Đường (nay là thôn Thanh Lãng, xã Quảng Thanh, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng). Ông đỗ Trạng nguyên khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Cảnh Thống thứ 5 (1502), đời vua Lê Hiến Tông. TƯ LIỆU VÀ GIAI THOẠI VỀ TRẠNG NGUYÊN LÊ ÍCH MỘC Theo gia phả Lê tộc để lại thì Lê Ích Mộc sinh ngày mồng 2 tháng 2 năm 1458 tại làng Ráng, huyện Thủy Đường, bậc khởi tổ là cụ Lê Văn Hộ từ đất Thanh Hóa đến đây sinh cơ lập nghiệp. Đến đời thứ ba, kết quả của mối tình giữa cụ Lê Văn Quang và bà Nguyễn Thị Lệ là cậu bé Lê Ích Mộc. Theo sinh đồ1 Lê Tuấn Mậu trong: Tiểu sử thiền sư chùa Thanh _______________ * Theo tư liệu của Đài truyền hình huyện Thủy Nguyên - Thành phố Hải Phòng. Chưa rõ năm sinh, năm mất của Trạng Nguyên Lê Ích Mộc. 1. Tức Tú tài. 105 Lãng soạn năm 1597 cho biết: “Dưới triều Lê Thánh Tông, ở làng Ráng, huyện Thủy Đường, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương, có một người nối nghiệp Nho, rất mực hiếu thảo, họ Lê tên Quang, vợ là Nguyễn Thị Lệ, cửa nhà thanh bần, kính sư sùng Phật, hay giúp đỡ người nghèo khó. Một đêm kia vợ chồng nằm chiêm bao thấy Quan Âm Bồ Tát ban cho một đóa hoa sen và một bài thơ: Phật cho Lệ thị một bông sen Hiển hách nghìn thu dậy tiếng khen Đích xác sang năm sinh quý tử Danh lừng tam giáo gọi ơn trên. Hôm sau, vợ chồng nói chuyện với nhau lấy làm vui mừng. Từ ngày ấy, bà Lệ có mang và sinh hạ được một người con trai mặt vuông, tai lớn đặt tên là Lê Ích Mộc. Tục truyền rằng thuở nhỏ Lê Ích Mộc là cậu bé thông minh, ham học và ngoan ngoãn, được bà con làng trên xóm dưới yêu quý. Hàng ngày, sau những buổi phụ giúp cha mẹ, Lê Ích Mộc thường hay tới chùa Ráng, giúp đỡ các vị tăng ni quét dọn nhà cửa, xới đất trồng cây, nghe nhờ văn sách và chăm chỉ học hành. Cảm động trước tấm lòng say mê, hiếu học, nhà chùa đã nhận cậu bé Lê Ích Mộc vào làm đệ tử, kèm cặp thêm kinh sử. Ngày ngày ăn chay niệm Phật song Lê Ích Mộc vẫn dành thời gian cho đèn sách. Đêm đêm, dưới ánh sáng lập loè của đom 106 đóm hay dưới ánh sáng mờ nhạt của ánh trăng khuya, Lê Ích Mộc lấy mâm cát làm sách học, chăm chỉ dùi mài kinh sử. Ông lấy cát đổ lên mâm xoa phẳng, dùng ngón tay viết chữ lên đó để học, ghi nhớ rồi xóa đi. Đó là cách học “nhập tâm” giúp người ta nhớ lâu, hiểu kỹ. Ích Mộc cho rằng: Việc học là việc khó nhưng không vì thế mà không học. Mỗi người hãy tùy theo khả năng của mình mà chọn học. Bởi thế mà ông đã lừng danh trong thiên hạ là người nhớ lâu hiểu kỹ. Tài học của ông đã được ghi trong sách Đại Việt đỉnh nguyên phật lục: “Tam công túc học đáo Kim cang” tức là sau ba năm đã thông hiểu đầy đủ giáo lý, giáo pháp của bộ kinh Kim cương. Một hôm, Ích Mộc đang đi ở ngoài đường, gặp một vị sư già. Nhà sư thấy Lê Ích Mộc có tướng và cơ duyên của một vị cao tăng nên theo Lê Ích Mộc về nhà. Ông Lê Văn Quang thấy khách quý lại chơi, xiết bao mừng rỡ, ân cần mời làm thượng khách. Nhà sư chỉ Lê Ích Mộc nói rằng: Ông là người thiện tâm nên cậu bé này có quý tướng làm nên sự nghiệp lớn, rạng danh gia phong. Nếu cho cậu ấy xuất gia đầu Phật, tương lai ắt đỗ đạt cao, vinh hiển gia phong, tiền đồ không thể hạn lượng được. Ông Lê Văn Quang bèn hỏi: “Ý con thế nào?” Ích Mộc nhận lời. Từ đó, Lê Ích Mộc xuất gia học đạo gánh sách theo thầy đến ở chốn xa. Nhà sư là một vị cao tăng trụ trì tại chùa Yên Lãng (tức chùa Láng). 107 Trong khoảng 5 năm, Ích Mộc đủ thông hiểu các pho kinh Phật, tiếng tăm của ông lừng lẫy khắp làng. Ngày ngày ăn chay niệm Phật, chăm chỉ sách đèn, ông gần gũi dân làng, chỉ bảo họ cách làm ăn, làm thuốc chữa bệnh cho dân, hướng dẫn từ công việc cấy cày đồng áng đến cắm đăng đan lưới cho dân bắt tôm, cá. Sau những kỳ đi giảng kinh ở những vùng xa trở về, ông thường đem về những giống cây lạ phân phát cho dân làng trồng, cung cấp nguồn gỗ chủ yếu để dựng chùa, làm nhà cửa. Sống nơi cửa thiền sân Phật, Lê Ích Mộc luôn thông cảm sâu sắc với những khó khăn của dân làng, ông khuyên mọi người hướng về cửa Phật với lòng thành tâm của chính mình chứ không phải bằng những nghi lễ tốn kém. Không chỉ là một vị tăng sư chuyên tâm hằng dương Phật pháp, mà ông còn là người am hiểu sâu sắc giáo lý Khổng Tử, Mạnh Tử, tỏ tường sâu trình các phép thần thông huyền bí của Đạo Giáo, Lão, Trung. Ông kế thừa được truyền thống “Nhập thế gia trụ Phật pháp” của các thiền sư nổi tiếng như thiền sư Vạn Hạnh, thiền sư Đạo Hạnh, thiền sư Minh Không... Chính nhờ các phương thuật huyền bí kết hợp với sự am hiểu về y học, thiên văn, chiêm tinh, lý số... của Lê Ích Mộc mà ngôi chùa Ráng đã trở thành một sơn môn lẫy lừng. Dưới triều Lê Thánh Tông, ông đi thi mấy lần mà không đỗ. Ông về quê nhà trụ trì tại chùa Ráng, 108 chuyên nghiên cứu Kinh tam tạng nhà Phật. Sách Đại Việt sử ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: