Danh mục

Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về giáo dục

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 618.75 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến sự nghiệp giáo dục. Người đã từng tố cáo mạnh mẽ chế độ thực dân với chính sách “làm cho dân ngu để dễ cai trị” và gieo rắc một nền giáo dục “chỉ làm hư hỏng mất tính nết của người đi học, chỉ dạy cho họ một lòng trung thực giả dối, chỉ biết dạy cho họ biết sùng bái những kẻ mạnh hơn mình, chỉ dạy cho thanh niên yêu một tổ quốc nhưng không phải tổ quốc của mình và đang áp bức mình”. Bài viết này giới hạn trong việc tìm hiểu những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về giáo dục.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về giáo dục Đại học Huế Kỷ yếu Hội thảo Khoa học “Bác Hồ với giáo dục” Thành phố Huế, ngày 26 tháng 8 năm 2019 NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC Nguyễn Thị Thanh Huyền *1. Đặt vấn đề Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến sự nghiệp giáo dục. Người đã từng tố cáo mạnhmẽ chế độ thực dân với chính sách “làm cho dân ngu để dễ cai trị” và gieo rắc một nềngiáo dục “chỉ làm hư hỏng mất tính nết của người đi học, chỉ dạy cho họ một lòng trungthực giả dối, chỉ biết dạy cho họ biết sùng bái những kẻ mạnh hơn mình, chỉ dạy chothanh niên yêu một tổ quốc nhưng không phải tổ quốc của mình và đang áp bức mình”1.Bên cạnh tố cáo nền giáo dục thực dân, Người đã thức tỉnh và định hướng cho một nềngiáo dục sau khi nước nhà giành được độc lập, đó là một nền giáo dục kiểu mới củanhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Bài viết này giới hạn trong việc tìm hiểu nhữngquan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về giáo dục.2. Nội dung2.1. Giáo dục toàn dân - nâng cao dân trí Một quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh là giáo dục tạo ra sức mạnh của dân tộc,vì “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”2. Do vậy, sau khi giành được độc lập, phải khẩntrương nâng cao dân trí bằng kế hoạch giáo dục toàn dân, làm sao cho dân ta “ai cũngđược học hành”. Người khẳng định công việc đầu tiên là phải thanh toán nạn mù chữ, vìđó là “bước đầu nâng cao trình độ văn hóa”. Ngày 04-10-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minhđã ra lời kêu gọi “Chống nạn thất học” gửi tới toàn thể quốc dân đồng bào: “…Muốngiữ vững nền độc lập, muốn làm cho dân mạnh nước giàu, mọi người Việt Nam phảihiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức, mới có thể thamgia vào công cuộc xây dựng nước nhà và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốcngữ. Những người đã biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ, hãy góp sức vào* TS, Khoa Lý luận chính trị, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế.1 Hồ Chí Minh (1981), Toàn tập, Tập 2, Nxb. Sự Thật, Hà Nội, tr.127.2 Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 4, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.8. 37Kỷ yếu Hội thảo Hội thảo “Bác Hồ với giáo dục”bình dân học vụ… Những người chưa biết chữ hãy gắng sức mà học cho biết đi”3.Trong thư gửi anh chị em giáo viên bình dân học vụ ngày 01-5-1946, Người viết: “Anhchị em chịu cực khổ khó nhọc, hy sinh phấn đấu để mở mang tri thức phổ thông chođồng bào, để xây đắp nền văn hoá sơ bộ cho dân tộc. Anh chị em làm việc mà khônglương bổng, thành công mà không có tiếng tăm. Anh chị em là những người “vô danhanh hùng”. Tôi mong rằng trong một thời gian ngắn, lòng hăng hái và sự nỗ lực củaanh chị em sẽ có kết quả rất vẻ vang; Đồng bào ta ai cũng biết đọc, biết viết. Cái vinhdự đó thì tượng đồng, bia đá nào cũng không bằng”4. “Dốt nát”, theo Người cũng là một loại giặc phải tiêu diệt, vì vậy, sau khi thoátnạn mù chữ thì phải học thêm: “Bây giờ số đông đồng bào đã biết đọc biết viết thìchúng ta phải có một chương trình để nâng cao thêm trình độ văn hóa phổ thôngcủa đồng bào”5. Để xây dựng một nền giáo dục toàn dân, dù trong hoàn cảnh khó khăn của đấtnước đang diễn ra chiến tranh nhưng Người luôn nhắc nhở cán bộ, giáo viên, sinh viên:“Dù khó khăn đến đâu vẫn phải thi đua dạy tốt và học tốt”. Người cho rằng giáo dục làsự nghiệp của quần chúng, vì vậy, phải phát huy đầy đủ dân chủ xã hội chủ nghĩa, xâydựng quan hệ thật tốt, đoàn kết chặt chẽ giữa thầy và thầy, giữa thầy và trò, giữa học tròvới nhau, giữa cán bộ các cấp, giữa nhà trường và nhân dân để hoàn thành nhiệm vụ đó.2.2. Vun trồng bồi dưỡng thế hệ mới là nhiệm vụ quan trọng của giáo dục Trong toàn bộ tư tưởng giáo dục của Hồ Chí Minh, vấn đề cơ bản, nhất quán vàcốt lõi nhất là việc xây dựng và phát triển con người toàn diện. Ngày 20-6-1960, khinói chuyện trước Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội, Người khẳng định: “Muốn xâydựng chủ nghĩa xã hội, phải có con người xã hội chủ nghĩa và có tư tưởng xã hội chủnghĩa”6. Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh có ý nghĩa quan trọng, không những thểhiện tư tưởng chỉ đạo về mục tiêu xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa mà cònkhẳng định vị trí, vai trò quan trọng của con người mới xã hội chủ nghĩa đối với sựnghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tư tưởng này vừa phản ánh truyền thống quý báucủa dân tộc, vừa phản ánh yêu cầu cấp bách và lâu dài của đất nước trong quá trình cảitạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Sự phát triể ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: