Những thách thức trong phát triển bền vững vùng Tây Bắc Việt Nam
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 318.17 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Vùng Tây Bắc Việt Nam gồm 6 tỉnh: Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Yên Bái. Vùng Tây Bắc là vùng miền núi phía Tây của miền Bắc Việt Nam, có chung đường biên giới với Lào và Trung Quốc. Vùng này còn được gọi là Tây Bắc Bắc Bộ và là một trong 3 tiểu vùng địa lý tự nhiên của Bắc Bộ Việt Nam. Trên cơ sở làm rõ những quan điểm, định hướng, chính sách phát triển bền vững vùng Tây Bắc, trong bài viết này, tác giả cũng chỉ ra những thách thức mà vùng Tây Bắc đang gặp phải trong phát triển bền vững.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những thách thức trong phát triển bền vững vùng Tây Bắc Việt Nam Hội thảo khoa học Quốc gia Quản lý tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững vùng Tây Bắc, Việt Nam NHỮNG THÁCH THỨC TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC VIỆT NAM Phạm Thị Hằng Phân hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh Email: hang2407dhnv@gmail.com Tóm tắt: Vùng Tây Bắc Việt Nam gồm 6 tỉnh: Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Yên Bái. Vùng Tây Bắc là vùng miền núi phía Tây của miền Bắc Việt Nam, có chung đường biên giới với Lào và Trung Quốc. Vùng này còn được gọi là Tây Bắc Bắc Bộ và là một trong 3 tiểu vùng địa lý tự nhiên của Bắc Bộ Việt Nam. Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành và triển khai nhiều chủ trương chính sách phát triển vùng Tây Bắc. Tuy nhiên, đến nay, trong quá trình phát triển bền vững, các tỉnh Tây Bắc vẫn đang còn gặp phải nhiều khó khăn, thách thức đặt ra cần sớm được giải quyết. Trên cơ sở làm rõ những quan điểm, định hướng, chính sách phát triển bền vững vùng Tây Bắc, trong bài viết này, tác giả cũng chỉ ra những thách thức mà vùng Tây Bắc đang gặp phải trong phát triển bền vững. Từ khóa: Vùng Tây Bắc, phát triển bền vững, thách thức. 1. GIỚI THIỆU Với địa bàn rộng cùng vị trí địa chính trị, kinh tế, sinh thái và văn hóa đặc biệt quan trọng, vùng Tây Bắc và đồng bào Tây Bắc luôn được Đảng, Nhà nước và nhân dân cả nước quan tâm. Tây Bắc có nhiều tiềm năng, lợi thế cạnh tranh và là cơ hội để phát triển kinh tế của vùng như: sự đa dạng, phong phú, độc đáo về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên (rừng, khoáng sản, năng lượng, kỳ quan địa chất, khí hậu,...); Văn hóa dân tộc phong phú đậm bản sắc và hấp dẫn; Chăn nuôi đại gia súc, những sản phẩm nông nghiệp đặc hữu, phát triển cây dược liệu,… Tuy nhiên trong xu thế phát triển và hội nhập, Tây Bắc đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, trong đó có các thách thức không dễ vượt đã và đang đe dọa sự phát triển bền vững của vùng Tây Bắc. 2. TỔNG QUAN VỀ MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Bài viết làm rõ những quan điểm, định hướng, chính sách phát triển bền vững vùng Tây Bắc và phân tích những thách thức trong phát triển bền vững vùng Tây Bắc. 2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu Nội dung nghiên cứu: - Những quan điểm, định hướng, chính sách phát triển bền vững vùng Tây Bắc; - Những thách thức trong phát triển bền vững vùng Tây Bắc. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu được sử dụng để hiểu những quan điểm, định hướng, chính sách phát triển bền vững vùng Tây Bắc đồng thời chỉ ra những thách thức trong phát triển bền vững vùng Tây Bắc. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Những quan điểm, định hướng, chính sách phát triển bền vững vùng Tây Bắc Phát triển bền vững (PTBV - Sustainable Development) đã trở thành mục tiêu thiên niên kỷ (trước khi nhân loại bước vào thế kỷ XXI) tại Hội nghị Thượng đỉnh Rio de Janeiro 1992 do Liên hợp quốc (LHQ) tổ chức. Cũng tại Hội nghị này, Việt Nam đã ký tuyên bố chung Rio về môi trường và phát triển, Chương trình nghị sự 21 toàn cầu cam kết xây dựng chiến lược PTBV quốc gia và Chương trình nghị sự 21 của địa phương. Ngay sau Hội nghị này, năm 1993 Quốc hội đã ban hành Luật Bảo vệ môi trường (BVMT); Tháng 6/1998 Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 36-CT/TW về tăng cường công tác BVMT trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, khẳng định PTBV là cơ sở quan trọng đảm bảo phát triển quốc gia. Nhiều hoạt động cho mục tiêu PTBV quốc gia và vùng lãnh thổ (trong đó có Tây Bắc) đã được triển khai với những kết quả khả quan. Song, từ lý luận Những thách thức trong phát triển Bền vững vùng Tây Bắc Việt Nam 521 PTBV toàn cầu đến thực tiễn mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ của Việt Nam còn nhiều vấn đề cần giải quyết. Có những quan niệm khác nhau ở cách tiếp cận, chỉ tiêu đánh giá và giải pháp thực hiện [2]. Trong bối cảnh đó, Nghị định 04/2008/NĐ-CP về Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn từ năm 2010 đến 2020 đã chỉ rõ “Thúc đẩy phát triển những vùng kinh tế trọng điểm, tạo động lực và điều kiện thuận lợi để phát triển nhanh hơn những vùng còn khó khăn, đặc biệt là các vùng biên giới, hải đảo, Tây Nam bộ, Tây Nguyên, Tây Bắc và các tỉnh miền Trung. Lựa chọn một vài địa phương tiềm năng, đặc biệt là trong các tỉnh duyên hải, để xây dựng những vùng kinh tế mũi nhọn”. Như vậy, ý thức được tầm quan trọng của phát triển vùng, Việt Nam đã bắt đầu quy hoạch phân vùng từ khá sớm. Theo quy định tại khoản 1, điều 15 Nghị định số 92/NĐ- CP của Chính phủ ban hành ngày 07/9/2006 về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, Việt Nam được phân thành 6 vùng kinh tế - xã hội. Trong số 6 vùng kinh tế, vùng trung du và miền núi phía Bắc nói chung, trong đó có vùng Tây Bắc nói riêng là vùng có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh. Về mặt địa hình, Tây Bắc là vùng núi cao, đất dốc, vùng đầu nguồn của các hệ sông lớn như Sông Đà, sông Mã,… với tiềm năng thủy điện lớn nhất cả nước. Khu vực này với hệ thống rừng nguyên sinh rộng lớn có vai trò quan trọng trong việc điều tiết khí hậu cho khu vực miền Bắc Việt Nam. Đồng thời, đây cũng là vùng giàu tài nguyên khoáng sản và có không gian văn hóa rộng lớn, phong phú với nhiều nét văn hóa rất đặc trưng gắn với các lễ hội truyền thống. Với đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc và Lào, vùng Tây Bắc có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng trong việc giữ vững an ninh quốc phòng của đất nước. Song, hiện nay Tây Bắc vẫn là vùng còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội. Mặc dù có tài ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những thách thức trong phát triển bền vững vùng Tây Bắc Việt Nam Hội thảo khoa học Quốc gia Quản lý tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững vùng Tây Bắc, Việt Nam NHỮNG THÁCH THỨC TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC VIỆT NAM Phạm Thị Hằng Phân hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh Email: hang2407dhnv@gmail.com Tóm tắt: Vùng Tây Bắc Việt Nam gồm 6 tỉnh: Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Yên Bái. Vùng Tây Bắc là vùng miền núi phía Tây của miền Bắc Việt Nam, có chung đường biên giới với Lào và Trung Quốc. Vùng này còn được gọi là Tây Bắc Bắc Bộ và là một trong 3 tiểu vùng địa lý tự nhiên của Bắc Bộ Việt Nam. Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành và triển khai nhiều chủ trương chính sách phát triển vùng Tây Bắc. Tuy nhiên, đến nay, trong quá trình phát triển bền vững, các tỉnh Tây Bắc vẫn đang còn gặp phải nhiều khó khăn, thách thức đặt ra cần sớm được giải quyết. Trên cơ sở làm rõ những quan điểm, định hướng, chính sách phát triển bền vững vùng Tây Bắc, trong bài viết này, tác giả cũng chỉ ra những thách thức mà vùng Tây Bắc đang gặp phải trong phát triển bền vững. Từ khóa: Vùng Tây Bắc, phát triển bền vững, thách thức. 1. GIỚI THIỆU Với địa bàn rộng cùng vị trí địa chính trị, kinh tế, sinh thái và văn hóa đặc biệt quan trọng, vùng Tây Bắc và đồng bào Tây Bắc luôn được Đảng, Nhà nước và nhân dân cả nước quan tâm. Tây Bắc có nhiều tiềm năng, lợi thế cạnh tranh và là cơ hội để phát triển kinh tế của vùng như: sự đa dạng, phong phú, độc đáo về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên (rừng, khoáng sản, năng lượng, kỳ quan địa chất, khí hậu,...); Văn hóa dân tộc phong phú đậm bản sắc và hấp dẫn; Chăn nuôi đại gia súc, những sản phẩm nông nghiệp đặc hữu, phát triển cây dược liệu,… Tuy nhiên trong xu thế phát triển và hội nhập, Tây Bắc đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, trong đó có các thách thức không dễ vượt đã và đang đe dọa sự phát triển bền vững của vùng Tây Bắc. 2. TỔNG QUAN VỀ MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Bài viết làm rõ những quan điểm, định hướng, chính sách phát triển bền vững vùng Tây Bắc và phân tích những thách thức trong phát triển bền vững vùng Tây Bắc. 2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu Nội dung nghiên cứu: - Những quan điểm, định hướng, chính sách phát triển bền vững vùng Tây Bắc; - Những thách thức trong phát triển bền vững vùng Tây Bắc. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu được sử dụng để hiểu những quan điểm, định hướng, chính sách phát triển bền vững vùng Tây Bắc đồng thời chỉ ra những thách thức trong phát triển bền vững vùng Tây Bắc. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Những quan điểm, định hướng, chính sách phát triển bền vững vùng Tây Bắc Phát triển bền vững (PTBV - Sustainable Development) đã trở thành mục tiêu thiên niên kỷ (trước khi nhân loại bước vào thế kỷ XXI) tại Hội nghị Thượng đỉnh Rio de Janeiro 1992 do Liên hợp quốc (LHQ) tổ chức. Cũng tại Hội nghị này, Việt Nam đã ký tuyên bố chung Rio về môi trường và phát triển, Chương trình nghị sự 21 toàn cầu cam kết xây dựng chiến lược PTBV quốc gia và Chương trình nghị sự 21 của địa phương. Ngay sau Hội nghị này, năm 1993 Quốc hội đã ban hành Luật Bảo vệ môi trường (BVMT); Tháng 6/1998 Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 36-CT/TW về tăng cường công tác BVMT trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, khẳng định PTBV là cơ sở quan trọng đảm bảo phát triển quốc gia. Nhiều hoạt động cho mục tiêu PTBV quốc gia và vùng lãnh thổ (trong đó có Tây Bắc) đã được triển khai với những kết quả khả quan. Song, từ lý luận Những thách thức trong phát triển Bền vững vùng Tây Bắc Việt Nam 521 PTBV toàn cầu đến thực tiễn mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ của Việt Nam còn nhiều vấn đề cần giải quyết. Có những quan niệm khác nhau ở cách tiếp cận, chỉ tiêu đánh giá và giải pháp thực hiện [2]. Trong bối cảnh đó, Nghị định 04/2008/NĐ-CP về Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn từ năm 2010 đến 2020 đã chỉ rõ “Thúc đẩy phát triển những vùng kinh tế trọng điểm, tạo động lực và điều kiện thuận lợi để phát triển nhanh hơn những vùng còn khó khăn, đặc biệt là các vùng biên giới, hải đảo, Tây Nam bộ, Tây Nguyên, Tây Bắc và các tỉnh miền Trung. Lựa chọn một vài địa phương tiềm năng, đặc biệt là trong các tỉnh duyên hải, để xây dựng những vùng kinh tế mũi nhọn”. Như vậy, ý thức được tầm quan trọng của phát triển vùng, Việt Nam đã bắt đầu quy hoạch phân vùng từ khá sớm. Theo quy định tại khoản 1, điều 15 Nghị định số 92/NĐ- CP của Chính phủ ban hành ngày 07/9/2006 về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, Việt Nam được phân thành 6 vùng kinh tế - xã hội. Trong số 6 vùng kinh tế, vùng trung du và miền núi phía Bắc nói chung, trong đó có vùng Tây Bắc nói riêng là vùng có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh. Về mặt địa hình, Tây Bắc là vùng núi cao, đất dốc, vùng đầu nguồn của các hệ sông lớn như Sông Đà, sông Mã,… với tiềm năng thủy điện lớn nhất cả nước. Khu vực này với hệ thống rừng nguyên sinh rộng lớn có vai trò quan trọng trong việc điều tiết khí hậu cho khu vực miền Bắc Việt Nam. Đồng thời, đây cũng là vùng giàu tài nguyên khoáng sản và có không gian văn hóa rộng lớn, phong phú với nhiều nét văn hóa rất đặc trưng gắn với các lễ hội truyền thống. Với đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc và Lào, vùng Tây Bắc có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng trong việc giữ vững an ninh quốc phòng của đất nước. Song, hiện nay Tây Bắc vẫn là vùng còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội. Mặc dù có tài ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phát triển bền vững vùng Tây Bắc Hoạt động quản lý hành chính nhà nước Lao động nông thôn Tây Bắc Thu hút đầu tư vào nông nghiệp Tây Bắc Phát triển kinh tế vùng Tây BắcTài liệu có liên quan:
-
Phát triển thể chế liên kết vùng: Triển vọng cho phát triển bền vững ở vùng Tây Bắc
6 trang 156 0 0 -
110 trang 33 0 0
-
8 trang 28 0 0
-
633 trang 22 0 0
-
5 trang 19 0 0
-
4 trang 15 0 0
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Đánh giá viên chức tại Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
26 trang 13 0 0 -
8 trang 11 0 0
-
12 trang 9 0 0