Danh mục

Những thách thức trong thực hiện cơ chế tự chủ tại các trường đại học ở Việt Nam

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 212.25 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Những thách thức trong thực hiện cơ chế tự chủ tại các trường đại học ở Việt Nam" nêu những vấn đề cơ bản về tự chủ đại học công lập, những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện quyền tự chủ đại học ở Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những thách thức trong thực hiện cơ chế tự chủ tại các trường đại học ở Việt Nam NHỮNG THÁCH THỨC TRONG THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM Lê Thị Thanh Trà1 Nguyễn Thị Hường Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương Abstract Renovating the autonomy for public universities is an urgent requirement in the currentperiod, in line with the trend of society, improves operational efficiency and service quality thatpublic institutions provide to society. In this article, the author has outlined the basic issues ofpublic university autonomy, advantages and disadvantages in implementing university autonomyin Vietnam. Keywords: Autonomy, autonomy mechanism. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Bước vào những thập niên cuối cùng của thế kỷ thứ XX, sự xuất hiện của nền kinhtế tri thức cùng với những tiến bộ vượt bật của công nghệ thông tin và truyền thông đãtạo nên những thay đổi mạnh mẽ trong đời sống xã hội trên phạm vi toàn cầu đặc biệt làđối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Dưới góc độ vi mô cho thấy, giáo dục đại học trongchiến lược giáo dục chỉ thành công khi các cơ sở đào tạo và các trường đại học là nhữngtrung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, sản xuất, chuyển giao công nghệ và xuất khẩutri thức hay nói cách khác, mỗi cơ sở đào tạo và trường phải có thương hiệu về tri thứccho riêng mình. Thương hiệu về tri thức của mỗi cơ sở đào tạo và trường đại học khôngngẫu nhiên mà có, nó chỉ được tạo ra khi đơn vị đào tạo đó giải quyết được đồng thời bavấn đề: Đội ngũ cán bộ giáo viên phải vừa hồng vừa chuyên và tâm huyết với nghề nghiệp;phương pháp đào tạo, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo bao gồm thư viện, phòng học, phòngthí nghiệm, nhà xưởng, trang thiết bị thực hành, thực tập phải khang trang, hiện đại; giáotrình, giáo án, bài giảng phải cập nhật được những công nghệ, kiến thức mới, tương xứngvới yêu cầu của các đơn vị, doanh nghiệp sử dụng sản phẩm đào tạo. Người học đượctuyển vào qua các kỳ tuyển sinh phải đủ trình độ, năng lực và say mê với ngành nghềđược đào tạo. Điều đó đã làm cho các cơ sở giáo dục và đào tạo tăng thêm quyền lực,động lực, trở nên năng động, sáng tạo hơn và tăng tính cạnh tranh về học thuật và chấtlượng đầu ra. Cơ chế quản lý giáo dục theo mô hình tập trung quyền lực cho các cơ quanquản lý giáo dục cấp cao không còn phù hợp, nói cách khác là các cơ quan đó khôngkham nổi, không xử lý kịp thời các đòi hỏi và làm mất đi nhiều cơ hội của cơ sở. Do vậy,việc phân quyền thực hiện tự chủ của các cơ sở giáo dục và đào tạo trở thành cơ chế mới,thích ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục.1 traltt@hmtu.edu.vn112 2. NỘI DUNG 2.1. Khái niệm về quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dụcvà đào tạo Theo tự điển tiếng Việt [3], tự chủ là tự điều hành, quản lý mọi công việc của mìnhkhông bị ai chi phối. Như vậy, quyền tự chủ của một cơ sở giáo dục và đào tạo là quyềnđược tự tổ chức, quản lý các hoạt động của cơ sở một cách chủ động, tích cực, sáng tạonhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ, sứ mệnh của cơ sở giáo dục và đào tạo. Chủ thểthực hiện quyền tự chủ là lãnh đạo của cơ sở giáo dục và đào tạo đó. Quyền tự chủ của cơ sở giáo dục và đào tạo được hiểu theo hai cấp độ: Cấp độ lớnlà quyền tự chủ của cơ sở giáo dục và đào tạo đối với quyền điều hành, kiểm soát của cơquan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo. Cấp độ nhỏ hơn là quyền tự chủ trong nộibộ của cơ sở giáo dục và đào tạo. Hiện nay, trên thế giới có nhiều mô hình thực hiện quyền tự chủ của cơ sở giáo dụcvà đào tạo tùy theo cách hiểu về vấn đề tự chủ, biểu hiện rõ nhất là trong thực hiện quyềntự chủ đại học. Có thể kể đên các mô hình như: Mô hình tự chủ độc lập (independent) ởAnh, Úc; Mô hình bán tự chủ (semi-autonomous) ở Pháp, New Zealand; Mô hình bánđộc lập (semi-independent) ở Singapore; Theo xu hướng hiện nay, vai trò của nhà nướctừ mô hình nhà nước kiểm soát cũng chuyển dần sang mô hình nhà nước giám sát trongthực hiện quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục và đào tạo. Như vậy, việc thực hiện quyềntự chủ của các cơ sở giáo dục và đào tạo như thế nào thì cũng được thể hiện dưới hai hìnhthức cơ bản là tự chủ toàn diện và tự chủ không toàn diện (bán tự chủ). Trong thực tế dùlà theo mô hình tự chủ nào thì nhà nước cũng phải giữ vai trò giám sát, không đứng ngoàihoàn toàn. Khi cần thiết nhà nước sẽ thực hiện hỗ trợ, giải cứu và can thiệp khi có vấn đềnảy sinh từ thực hiện quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục và đào tạo. Quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục và đào tạo thường có bốn nội dung cơ bản là:Tự chủ về tổ chức bộ máy, biên chế, nhân sự; Tự chủ về thực hiện tuyển sinh, chươngtrình, giáo trình, quy trình đào tạo; Tự chủ về tài chính; Tự chủ về liên kết, hợp tác trongđào tạo ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: