Danh mục

Những thuận lợi và khó khăn của sinh viên đại học trong hoạt động khai thác hệ thống học liệu và môi trường học tập số

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 359.48 KB      Lượt xem: 32      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Những thuận lợi và khó khăn của sinh viên đại học trong hoạt động khai thác hệ thống học liệu và môi trường học tập số" điểm qua một số thuận lợi, khó khăn của sinh viên đại học khi khai thác, sử dụng hệ thống học liệu và môi trường học tập số hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những thuận lợi và khó khăn của sinh viên đại học trong hoạt động khai thác hệ thống học liệu và môi trường học tập số Tô Lan Phương Nguyễn Thị Như Quyến Trường Đại học Đồng Tháp Xu thế phát triển của xã hội đã và đang làm đổi mới nhiều lĩnh vực trong đó có chất lượng giáo dục đại học. Để giáo dục đại học đạt tới những mục tiêu đã đề ra đòi hỏi nhiều yếu tố cần được cải thiện cho phù hợp với sự phát triển cũng như những diễn biến phức tạp của toàn cầu về môi trường, dịch bệnh, công nghệ là cơ sở hạ tầng để xây dựng hệ thống học liệu cũng như tạo môi trường học tập số cho sinh viên đại học. Điều đó vẫn còn song song những thuận lợi và khó khăn mà sinh viên thường gặp phải. 1. Đặt vấn đề Giáo dục đại học nói chung cho đến nay còn nhiều khó khăn trong hoạt động dạy, học, tự học và nghiên cứu khoa học. Xu thế phát triển của xã hội là bước ngoặt lớn cho sự hội nhập và tiếp cận những tri thức mới của thời đại vào trong hoạt động học tập mà hầu hết sinh viên đại học phải trải qua. Sự phát triển của công nghệ cùng với những đổi thay của môi trường, khí hậu dịch bệnh đã và đang làm thay đổi cách nhìn nhận, cách suy nghĩ, cách sống và trong mọi hoạt động của tiến trình phát triển cộng đồng xã hội. Cũng như vậy, lâu nay sinh viên quen với nguồn tài nguyên, dữ liệu bản in thì nay sinh viên phải thông thạo với các thao tác cũng như xử lý tình huống đối với thông tin số, dữ liệu số, tài liệu số và môi trường học tập số. Tài liệu số là nguồn tham khảo phong phú, đa dạng mà sinh viên cần đến trong quá trình học tập, nghiên cứu, trải nghiệm và thực hành nghề nghiệp. Tuy nhiên, đó cũng là thách thức đối với sinh viên nói chung. Qua công tác giảng dạy và công việc thực tiễn chúng tôi nhận thấy cần có một số giải pháp nhằm giúp cho sinh viên nhận thấy trong môi trường giáo dục đại học luôn được sự chia sẻ, đồng hành của giảng viên cũng như việc khai thác nguồn học liệu trong môi trường học tập số. Bởi, “giá trị của giáo dục đại học không chỉ là lý tưởng mà là sự đầu tư” (John Vũ, 2016). Trong giới hạn của bài viết này chúng tôi điểm qua một số thuận lợi, khó khăn của sinh viên đại học khi khai thác, sử dụng hệ thống học liệu và môi trường học tập số hiện nay. 468 2. Nội dung và kết quả nghiên cứu 2.1. Một số khái niệm 2.1.1. Khai thác Khai thác trong hoạt động học tập của sinh viên là một trong những hoạt động thường xuyên xảy ra khi sinh viên cần thực hiện một hay nhiều các yêu cầu từ bài tập, yêu cầu của giảng viên để kết quả khai thác đó là một sự đánh giá rất có ích cho sinh viên. Kết quả đó có thể là điểm số, có thể là một dạng thông tin, thông điệp tích cực nhằm tác động đến hiệu quả học tập của sinh viên… Vậy, khai thác là hoạt động tìm kiếm và sử dụng tài nguyên có sẵn trong hệ thống học liệu, thư viện số, thư viện truyền thống, kho học liệu của một đơn vị hay tổ chức giáo dục góp phần mang lại hiệu quả và chất lượng giáo dục. Tài liệu số ngày nay rất đa dạng, phong phú đòi hỏi sinh viên có sự nhận thức, kiến thức nhất định để nhận ra được thông tin chính thống và biết loại bỏ những thông tin không đáng tin cậy. Khai thác là hoạt động tích cực mà trong giáo dục nó luôn xảy ra đối với người dạy, người học và cả những cá nhân có sự quan tâm đến hoạt động giáo dục. Khai thác là một khái niệm mang tính cụ thể hóa cho các hoạt động mang tính tích cực trong học tập và kể cả thực hành nghề nghiệp của sinh viên nói chung. Để khai thác thông tin trong hệ thống học liệu hiệu quả sinh viên cần có một số kỹ năng nhất định như: đọc, hiểu, thao tác trên các giao diện của ứng dụng trong hệ thống học liệu, kỹ năng sử dụng thiết bị hỗ trợ và khả năng ngôn ngữ (ngoại ngữ), khả năng nhận diện thông tin, khả năng ứng xử với thông tin… Hệ thống học liệu được khai thác nguồn tài nguyên hiệu quả cần hội đủ một số yếu tố như sau: cơ sở hạ tầng (trang thiết bị hỗ trợ), con người (phục vụ, cải tiến hệ thống…), nguồn tài nguyên (nội sinh, ngoại sinh, số…), tầng xuất sử dụng, khả năng truy xuất, truy cập của hệ thống và đối tượng hưởng thụ nguồn tài nguyên trên hệ thống học liệu. Trong đó, đối tượng hưởng thụ được đánh giá có tầm quan trọng và ảnh hưởng đến sự tồn tại của hệ thống học liệu. 2.1.2. Hệ thống học liệu Hệ thống học liệu bao gồm nhiều yếu tố tạo thành và nó phụ thuộc vào khoảng tài chính để trang bị thiết bị thiết yếu sao cho hệ thống học liệu đáp ứng nhu cầu giảng dạy, đào tạo nguồn nhân lực của mỗi cơ sở giáo dục và đào tạo của địa phương. Trong đó, trang thiết bị công nghệ là xương sống của hệ thống học liệu các yếu tố hỗ trợ như nguồn tài liệu học tập, e-learning, trí tuệ nhân tạo là yếu tố tương thích cho hệ thống học liệu. Tuy nhiên yếu tố khai thác cũng rất quan trọng, có hệ thống học liệu nhưng người học, người dạy yếu kỹ năng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: