Những vấn đề của Văn học đại chúng: So sánh tiểu thuyết Feuilleton ở Nam Bộ trước 1945 và tiểu thuyết chương hồi
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 112.61 KB
Lượt xem: 7
Lượt tải: 1
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tiểu thuyết Nam Bộ ra đời gắn với sự phát triển của báo chí. Do vậy phần lớn các tác phẩm xuất hiện dưới dạng feuilleton. Tiểu thuyết feuilleton mang những đặc tính xã hội giống tiểu thuyết chương hồi: bình dân, đại chúng. Về phương diện nghệ thuật, chúng có sự gặp gỡ ở việc chú trọng xây dựng cốt truyện tự sự, các thủ pháp mô tả nhân vật… Đặc biệt trong tiểu thuyết Nam Bộ đầu thế kỷ XX có sự thẩm thấu của dạng thức feuilleton và chương hồi và rất hấp dẫn đại chúng. Từ những vấn đề đã đặt ra, chúng tôi cho rằng văn học đại chúng phải trở thành đối tượng quan trọng của các nhà nghiên cứu. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những vấn đề của Văn học đại chúng: So sánh tiểu thuyết Feuilleton ở Nam Bộ trước 1945 và tiểu thuyết chương hồi NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA VĂN HỌC ĐẠI CHÚNG: SO SÁNH TIỂU THUYẾT FEUILLETON Ở NAM BỘ TRƯỚC 1945 VÀ TIỂU THUYẾT CHƯƠNG HỒI PHAN MẠNH HÙNG* TÓM TẮT Tiểu thuyết Nam Bộ ra đời gắn với sự phát triển của báo chí. Do vậy phần lớn các tác phẩm xuất hiện dưới dạng feuilleton. Tiểu thuyết feuilleton mang những đặc tính xã hội giống tiểu thuyết chương hồi: bình dân, đại chúng. Về phương diện nghệ thuật, chúng có sự gặp gỡ ở việc chú trọng xây dựng cốt truyện tự sự, các thủ pháp mô tả nhân vật… Đặc biệt trong tiểu thuyết Nam Bộ đầu thế kỷ XX có sự thẩm thấu của dạng thức feuilleton và chương hồi và rất hấp dẫn đại chúng. Từ những vấn đề đã đặt ra, chúng tôi cho rằng văn học đại chúng phải trở thành đối tượng quan trọng của các nhà nghiên cứu. ABSTRACT The issues of mass literature: a comparative study of pre-1945 novel – feuilleton and the novel of chinese classical style (zhanghui xiaoshuo) in southern vietnam The formation of southern Vietnam novel was closely connected with the development of press and newspaper, for this reason, most of novels was feuilletonistic. Novel-feuilleton was closed to traditional novel of Chinese style (zhanghui xiaoshuo), because both tended to describing social side of common people. In poetic regard, both feuilleton and zhanghui xiaoshuo paid attention to plot and and character description. There were mixed forms of novelfeuilleton and zhanghui xiaoshuo, which very much attracted common readers in literature of Southern Vietnam in the early 20th century. Therefore, we assume that the mass literature should be an important subject for studies. * * * Văn học đại chúng (Mass literature) ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong xã hội hiện đại. Văn học đại chúng có mục đích giải trí, phục vụ một lớp người bình dân, chiếm đa số trong xã hội. Văn học đại chúng, theo nghĩa rộng bao gồm nhiều thể loại: tiểu thuyết, truyện tranh, thi ca bình dân, kịch bản phim truyền hình,… gắn liền với sự phát triển của các phương tiện truyền thông như báo chí, phim ảnh. Trong đó tiểu thuyết là thể loại chủ lực của văn học đại chúng. * 1 Theo Từ điển thuật ngữ văn học, văn học đại chúng: “Còn gọi là văn học thông tục. Bộ phận văn học giải trí và giáo huấn được in với số lượng lớn, phổ biến từ cuối thế kỷ XIX và nhất là thế kỷ XX... Cơ sở tư tưởng của văn học đại chúng là chủ nghĩa thực dụng. Cơ sở xã hội của văn học đại chúng là chính sách nhượng bộ đối với lớp thị dân tầm thường: dùng phương tiện sản xuất hàng loạt để nuôi dưỡng tâm lý tiêu dùng, làm nguội lạnh tính công dân tích cực của quần chúng. Văn học đại chúng không có quan hệ trực tiếp với lịch sử văn học như là nghệ thuật ngôn từ, nhưng nó là một thành tố của quá trình văn học thế kỷ XIX – XX... Điểm mấu chốt của văn học đại chúng là làm cho người ta được can dự vào văn hóa hiện đại dưới dạng lược gọn, nó đưa ra một thế phẩm cho sự thỏa thuận thẩm mĩ. Thi pháp của nó là rập khuôn nhất là cách tả chân dung và tâm lý nhân vật, ở vần thơ và cốt truyện...” (1). Bàn về Tiểu thuyết đại chúng và đại chúng văn học, nhà phê bình Kiều Thanh Quế (1914-1947) cho rằng: “Đại chúng là bao gồm tất cả hạng dân tầm thường trong một nước… Tiểu thuyết ngày nay cũng nằm trong văn học đại chúng. Tiểu thuyết của đại chúng không thiên trọng về lối phô diễn cầu kỳ. Tánh chất, giá trị của nó là giản dị, đẹp và thật: dùng rất ít lời văn mà tả nên bức tranh linh hoạt đầy thi vị. Đó là yếu tố của đại chúng văn học… Tiểu thuyết đại chúng không vị nghệ thuật mà vị nhân sinh. Vị nghệ thuật là chú trọng ở lời văn. Vị nhân sinh là chú trọng ở hứng thú. Đại chúng là hạng người lao khổ, cả ngày vất vả với sống còn. Một khi được thảnh thơi mó đến quyển tiểu thuyết họ không cần gì hơn được tìm trong ấy một vài hứng thú, để qua những giờ nhàn rỗi vô vị. Tiểu thuyết đại chúng hiện có mấy loại: 1. Trinh thám tiểu thuyết, 2. Lịch sử tiểu thuyết, 3. Võ hiệp tiểu thuyết, 4. Diễm tình tiểu thuyết, 5. Phiêu lưu tiểu thuyết, 6. Giáo dục tiểu thuyết, 7. Xã hội tiểu thuyết” (2). Nhà phê bình cũng cho biết thêm những loại tiểu thuyết vừa kể trên ở Âu Mỹ đều có đủ, đặc biệt là ở nước Anh. Đồng thời Kiều Thanh Quế xếp các tiểu thuyết của Thế Lữ, Phạm Cao Củng vào loại trinh thám; tiểu thuyết Phú Đức vào loại võ hiệp; tiểu thuyết của Nguyễn Triệu Luật, Phan Trần Chúc, Lan Khai vào loại lịch sử; tiểu thuyết của Song An, Khái Hưng, Nhất Linh vào loại diễm tình; tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng, Lê Văn Trương vào loại xã hội. Những ý kiến của Kiều Thanh Quế cho thấy sự ảnh hưởng của tiểu thuyết đại chúng phương Tây đến nền tiểu thuyết Việt Nam. Và có lẽ Kiều Thanh Quế đã tiếp nhận được các đánh giá phẩm bình của các nhà nghiên cứu phê bình phương Tây để vận dụng vào trường hợp Việt Nam. Tiếc rằng, trong đánh giá xếp loại, nhà nghiên cứu chỉ thiên về các tác giả đất Bắc. Nguyễn Nam Trân trong Tổng quan lịch sử văn học Nhật Bản, chương Văn học đại chúng Nhật ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những vấn đề của Văn học đại chúng: So sánh tiểu thuyết Feuilleton ở Nam Bộ trước 1945 và tiểu thuyết chương hồi NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA VĂN HỌC ĐẠI CHÚNG: SO SÁNH TIỂU THUYẾT FEUILLETON Ở NAM BỘ TRƯỚC 1945 VÀ TIỂU THUYẾT CHƯƠNG HỒI PHAN MẠNH HÙNG* TÓM TẮT Tiểu thuyết Nam Bộ ra đời gắn với sự phát triển của báo chí. Do vậy phần lớn các tác phẩm xuất hiện dưới dạng feuilleton. Tiểu thuyết feuilleton mang những đặc tính xã hội giống tiểu thuyết chương hồi: bình dân, đại chúng. Về phương diện nghệ thuật, chúng có sự gặp gỡ ở việc chú trọng xây dựng cốt truyện tự sự, các thủ pháp mô tả nhân vật… Đặc biệt trong tiểu thuyết Nam Bộ đầu thế kỷ XX có sự thẩm thấu của dạng thức feuilleton và chương hồi và rất hấp dẫn đại chúng. Từ những vấn đề đã đặt ra, chúng tôi cho rằng văn học đại chúng phải trở thành đối tượng quan trọng của các nhà nghiên cứu. ABSTRACT The issues of mass literature: a comparative study of pre-1945 novel – feuilleton and the novel of chinese classical style (zhanghui xiaoshuo) in southern vietnam The formation of southern Vietnam novel was closely connected with the development of press and newspaper, for this reason, most of novels was feuilletonistic. Novel-feuilleton was closed to traditional novel of Chinese style (zhanghui xiaoshuo), because both tended to describing social side of common people. In poetic regard, both feuilleton and zhanghui xiaoshuo paid attention to plot and and character description. There were mixed forms of novelfeuilleton and zhanghui xiaoshuo, which very much attracted common readers in literature of Southern Vietnam in the early 20th century. Therefore, we assume that the mass literature should be an important subject for studies. * * * Văn học đại chúng (Mass literature) ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong xã hội hiện đại. Văn học đại chúng có mục đích giải trí, phục vụ một lớp người bình dân, chiếm đa số trong xã hội. Văn học đại chúng, theo nghĩa rộng bao gồm nhiều thể loại: tiểu thuyết, truyện tranh, thi ca bình dân, kịch bản phim truyền hình,… gắn liền với sự phát triển của các phương tiện truyền thông như báo chí, phim ảnh. Trong đó tiểu thuyết là thể loại chủ lực của văn học đại chúng. * 1 Theo Từ điển thuật ngữ văn học, văn học đại chúng: “Còn gọi là văn học thông tục. Bộ phận văn học giải trí và giáo huấn được in với số lượng lớn, phổ biến từ cuối thế kỷ XIX và nhất là thế kỷ XX... Cơ sở tư tưởng của văn học đại chúng là chủ nghĩa thực dụng. Cơ sở xã hội của văn học đại chúng là chính sách nhượng bộ đối với lớp thị dân tầm thường: dùng phương tiện sản xuất hàng loạt để nuôi dưỡng tâm lý tiêu dùng, làm nguội lạnh tính công dân tích cực của quần chúng. Văn học đại chúng không có quan hệ trực tiếp với lịch sử văn học như là nghệ thuật ngôn từ, nhưng nó là một thành tố của quá trình văn học thế kỷ XIX – XX... Điểm mấu chốt của văn học đại chúng là làm cho người ta được can dự vào văn hóa hiện đại dưới dạng lược gọn, nó đưa ra một thế phẩm cho sự thỏa thuận thẩm mĩ. Thi pháp của nó là rập khuôn nhất là cách tả chân dung và tâm lý nhân vật, ở vần thơ và cốt truyện...” (1). Bàn về Tiểu thuyết đại chúng và đại chúng văn học, nhà phê bình Kiều Thanh Quế (1914-1947) cho rằng: “Đại chúng là bao gồm tất cả hạng dân tầm thường trong một nước… Tiểu thuyết ngày nay cũng nằm trong văn học đại chúng. Tiểu thuyết của đại chúng không thiên trọng về lối phô diễn cầu kỳ. Tánh chất, giá trị của nó là giản dị, đẹp và thật: dùng rất ít lời văn mà tả nên bức tranh linh hoạt đầy thi vị. Đó là yếu tố của đại chúng văn học… Tiểu thuyết đại chúng không vị nghệ thuật mà vị nhân sinh. Vị nghệ thuật là chú trọng ở lời văn. Vị nhân sinh là chú trọng ở hứng thú. Đại chúng là hạng người lao khổ, cả ngày vất vả với sống còn. Một khi được thảnh thơi mó đến quyển tiểu thuyết họ không cần gì hơn được tìm trong ấy một vài hứng thú, để qua những giờ nhàn rỗi vô vị. Tiểu thuyết đại chúng hiện có mấy loại: 1. Trinh thám tiểu thuyết, 2. Lịch sử tiểu thuyết, 3. Võ hiệp tiểu thuyết, 4. Diễm tình tiểu thuyết, 5. Phiêu lưu tiểu thuyết, 6. Giáo dục tiểu thuyết, 7. Xã hội tiểu thuyết” (2). Nhà phê bình cũng cho biết thêm những loại tiểu thuyết vừa kể trên ở Âu Mỹ đều có đủ, đặc biệt là ở nước Anh. Đồng thời Kiều Thanh Quế xếp các tiểu thuyết của Thế Lữ, Phạm Cao Củng vào loại trinh thám; tiểu thuyết Phú Đức vào loại võ hiệp; tiểu thuyết của Nguyễn Triệu Luật, Phan Trần Chúc, Lan Khai vào loại lịch sử; tiểu thuyết của Song An, Khái Hưng, Nhất Linh vào loại diễm tình; tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng, Lê Văn Trương vào loại xã hội. Những ý kiến của Kiều Thanh Quế cho thấy sự ảnh hưởng của tiểu thuyết đại chúng phương Tây đến nền tiểu thuyết Việt Nam. Và có lẽ Kiều Thanh Quế đã tiếp nhận được các đánh giá phẩm bình của các nhà nghiên cứu phê bình phương Tây để vận dụng vào trường hợp Việt Nam. Tiếc rằng, trong đánh giá xếp loại, nhà nghiên cứu chỉ thiên về các tác giả đất Bắc. Nguyễn Nam Trân trong Tổng quan lịch sử văn học Nhật Bản, chương Văn học đại chúng Nhật ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Những vấn đề của Văn học đại chúng Tiểu thuyết Feuilleton Tiểu thuyết chương hồi Văn học Nam Bộ Đại chúng văn họcTài liệu cùng danh mục:
-
3 trang 857 14 0
-
104 trang 658 9 0
-
67 trang 485 7 0
-
Giáo trình Dẫn luận ngôn ngữ: Phần 1 - Nguyễn Thiện Giáp
106 trang 475 0 0 -
Giáo trình Văn bản Hán Nôm: Phần 1 - TS. Trịnh Ngọc Ánh (Chủ biên)
96 trang 442 6 0 -
Lạ hóa một cuộc chơi - Tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XXI: Phần 1
161 trang 424 13 0 -
Văn học Châu Mỹ tuyển chọn (Tập I): Phần 1
342 trang 384 10 0 -
So sánh từ xưng hô trong tiếng Việt và tiếng Hán
9 trang 379 3 0 -
Văn học bằng ngôn ngữ học-Thử xét văn hoá: Phần 1
366 trang 360 1 0 -
Tìm hiểu về thi pháp thơ Đường: Phần 1
233 trang 356 2 0
Tài liệu mới:
-
58 trang 0 0 0
-
7 trang 0 0 0
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 1 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH Thị trấn Vĩnh Bảo
4 trang 0 0 0 -
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2024-2025 - Trường THCS Việt Hưng, Long Biên
4 trang 0 0 0 -
9 trang 0 0 0
-
117 trang 0 0 0
-
116 trang 0 0 0
-
26 trang 0 0 0
-
116 trang 0 0 0
-
108 trang 0 0 0